Các phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 30)

2.4.2.1. Phương pháp chuyên gia - phân tích SWOT

Tổng hợp thông tin để đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt. Định hướng phân tích được diễn giải ở bảng sau:

Bảng 2.1. Mẫu bảng phân tích SWOT thực trạng công tác quản lý TNTN

Điểm mạnh

Những đặc điểm tạo nên năng lực tốt trong quản lý TNTN của cộng đồng

Điểm yếu

Những tồn tại trong nội bộ cộng đồng làm giảm tính hiệu quả trong quản lý TNTN

Cơ hội

Những điều kiện thuận lợi trong tương lai

cần tận dụng

Điểm mạnh - Cơ hội

Có thể phát huy những điểm mạnh như thế nào để lợi dụng các cơ hội

Điểm yếu - Cơ hội

Có thể khắc phục những điểm yếu bằng cách nào để lợi dụng các cơ hội

Thách thức

Những khó khăn trong tương lai phải

đối mặt

Điểm mạnh - Thách thức

Có thể phát huy những điểm mạnh như thế nào để vượt qua các thách thức có xu hướng cản trở mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững

Điểm yếu - Thách thức

Có thể khắc phục những điểm yếu bằng cách nào để vượt qua các thách thức có xu hướng cản trở mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững

2.4.2.2. Phương pháp thống kê thường quy

Thống kê tỉ lệ % số người hoàn thành, số người trả lời cùng ý tưởng trong từng câu hỏi, nhóm câu hỏi (liên quan đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ, rào cản) trong phiếu phỏng vấn người dân bản Kịt;

Thống kê tỉ lệ % số người hoàn thành, số người trả lời cùng ý tưởng trong từng câu hỏi, nhóm câu hỏi(liên quan đến: kiến thức, kỹ năng, thái độ, rào cản) trong phiếu phỏng vấn các bên liên quan ngoài cộng đồng.

2.4.2.3. Phương pháp phân tích xác định các rào cản

Các mẫu câu hỏi (phân tích) xác định các rào cản cần xóa bỏ để thay đổi hành vi không thân thiện với động thực vật hoang dã được tham khảo ở tài liệu Chương trình hỗ trợ đa dạng sinh học Hoa Kỳ (Byers, 2000). Định hướng phân tích được diễn giải ở mẫu bảng sau:

Bảng 2.2. Mẫu bảngcâu hỏi thiết kế chƣơng trình giáo dục bảo tồn

Câu hỏi Trả lời

1. Hiểu biết:

Những người đang có hành vi này có biết rằng họ đang phá hoại tài nguyên thiên nhiên hay không?

2. Quan điểm giá trị:

Họ có quan tâm việc tài nguyên thiên nhiên đang bị hành vi này hủy hoại không?

3. Các chuẩn mực xã hội (đạo đức):

Họ có quan tâm xem các thành viên khác trong cộng đồng nghĩ gì về họ khi họ thực hiện hành vi này hay không?

Trong cộng đồng, ai là người có ảnh hưởng hoặc được coi là tiêu biểu cho các hành vi có tính bền vững/hoặc không bền vững?

4. Các yếu tố văn hóa xã hội:

Có những tín ngưỡng tôn giáo hoặc những điều cấm kị nào ảnh hưởng tới hành vi đó?

Câu hỏi Trả lời

5. Lựa chọn:

Liệu con người có những lựa chọn hoặc giải pháp thay thế để tài nguyên thiên nhiên không bị phá hoại không?

6. Kỹ năng:

Liệu con người có những kỹ năng và phương tiện để tận dụng lợi thế của các lựa chọn và giải pháp thay thế?

7. Kinh tế:

Những yếu tố kinh tế quan trọng nào có tác dụng khuyến khích hành vi không thân thiện đó? (bất kể nhận thức, quan điểm, các yếu tố văn hóa xã hội, những lựa chọn và kỹ năng)

8. Luật pháp:

Có đầy đủ các điều luật, quy chế, biện pháp cưỡng chế và hình phạt thích hợp để ngăn cản hoặc chặn đứng các hành vi này hay không?

9. Chính sách:

Các chính sách của Đảng và Nhà nước có tác dụng khuyến khích hay không khuyến khích hành vi này?

10. Giới:

Giới có ảnh hưởng tới hành vi không?

11. Tiếp cận hoặc quyền sở hữu tài nguyên:

Hành vi này có bị ảnh hưởng do sự khác nhau giữa những người sử dụng trong việc tiếp cận hoặc sở hữu tài nguyên?

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng

Từ kết quả khảo sát thực tế và kết quả thảo luận với người dân bản Kịt để xây dựng Lịch thời vụ (hình 01 - phụ lục 1) và lát cắt làng (hình 02 - phụ lục 1); tôi đã xác định được các hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng, cũng như thông tin về đối tượng thực hiện, thời gian và địa điểm diễn ra các hoạt động này. Cụ thể như sau:

(1). Săn bắt động vật hoang dã

Săn bắt động vật là hoạt động chỉ do nam giới thực hiện, một số người dân bản Kịt và người ngoài bản săn bắt chuyên nghiệp để bán. Hoạt động này diễn ra ở khắp mọi nơi từ rừng già, rừng phục hồi, nương rẫy và mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, săn bắt thú diễn ra mạnh nhất vào tháng 11 tháng 12 âm lịch khi đó con thú có tầm hoạt động rộng và người dân cần thêm thực phẩm hay thu nhập vào dịp tết.

Hình 3.1. Tịch thu Súng kíp của thợ săn làng Nủa trong vùng rừng bản Kịt

Hình 3.2. Bẫy kiềng đƣợc bán công khai ở chợ phố Đòn, huyện Bá Thƣớc

Người ngoài địa phương thường sử dụng súng kíp đi săn, còn người dân bản Kịt chủ yếu là sử dụng các loại bẫy (bẫy dính, bẫy cần giật và bẫy kiềng). Bẫy dính và bẫy cần giật đơn giản, dễ làm, rẻ tiền. Bẫy kiềng còn được công khai bán ở chợ địa phương. Các loài: tắc kè, lợn rừng, don, các loài sóc và các loài cầy bị săn bắt nhiều hơn bởi nhu cầu thị trường cao.

gồm cả phụ nữ và trẻ em) vào rừng nhặt ốc đá sử dụng làm thực phẩm trong gia đình và bán để tăng thu nhập.

(2). Khai thác gỗ

Cho dù lực lượng kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng hoạt động khai thác gỗ vẫn diễn ra trong vùng rừng bản Kịt, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng KBTTN Pù Luông. Tuy nhiên hoạt động khai thác gỗ cho mục đích thương mại đã giảm hẳn, chủ yếu là khai thác gỗ để sử dụng tại chỗ. Do tập quán của cộng đồng người Mường nơi đây là ở nhà sàn nên khi tách hộ hoặc phải thay thế một số bộ phận của nhà sàn bị mối mọt thì nhu cầu khai thác gỗ từ rừng tự nhiên lại phát sinh. Ngoài ra, dưới gầm nhà sàn của hộ dân nào cũng có sẵn một cỗ quan tài đục nguyên cả một cây gỗ lớn (đường kính khoảng 1 m), phòng khi phải sử dụng.

Hình 3.3. Các thanh gỗ để ốp vách nhà sàn đƣợc xẻ ở núi Khầm khìa gần bản Kịt

Hình 3.4. Quan tài đƣợc đục thủ công từ một cây gỗ lớn lấy ở trong rừng

Hoạt động khai thác gỗ diễn ra quanh năm, tuy nhiên diễn ra mạnh vào mùa khô và chủ yếu do nam giới tiến hành. Việc khai thác gỗ và vận chuyển gỗ thương mại khá thuận lợi do khu vực có tuyến đườngô tô từ thôn Kịt ra trung tâm xã Lũng Cao.

(3). Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Người dân địa phương khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu để bán (măng, đót, mật ong, song mây, phong lan, lá dong, một số cây thuốc...) một số ít được sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt như: củi, rau ăn hay làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc bán các loại lâm sản này rất thấp do phải bán qua tư thương và bị tư thương ép giá.

Hình 3.5. Ngƣời dân bản Kịt bày bán rau quả rừng tại chợ phố Đòn

Hình 3.6. Ngƣời dân bản Kịt bày bán mật ong rừng, hạt Sẻn gai (Mắc khén)

Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh hoạt do phụ nữ và trẻ em đảm nhiệm và diễn ra quanh năm. Khi mùa vụ nông nhàn hay mùa có sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (mật ong, măng, mắc khén, hoa phong lan...) thì đàn ông thường đi khai thác để bán.

(4). Chăn thả gia súc

Tập quán chăn nuôi gia súc của người dân bản Kịt là thả rông. Mỗi đàn gia súc hoặc mỗi con được đeo một cái mõ để thuận lợi cho việc tìm chúng ở trong rừng. Dễ dàng bắt gặp trâu bò nhà thả rông trên các cánh rừng gần nương rẫy; đặc biệt sau cày cấy vụ hè thu. Vào mùa đông tần suất bắt gặp trâu bò thả rông ít hơn; vì chủ đã tìm chúng về để tránh rét.

Hình 3.7. Mõ đeo vào cổ Trâu để chủ nhân dễ tìm chúng trong rừng

Hình 3.8. Chăn thả Trâu ở xóm Hang, bản Kịt

(5). Khai thác đá vôi và đào đãi vàng

Khu vực bản Kịt bắt đầu có hoạt động khai thác đá vôi phục vụ xây dựng ở mức độ thấp. Do không được khai thác gỗ làm nhà sàn, một số hộ dân đã có ý tưởng lấy đá vôi sẵn có để xây móng nhà trệt.

Hoạt động đào đãi vàng trong khu bảo tồn chỉ diễn ra ở một số khu vực trọng điểm thuộc vùng rừng gần bản Kịt như; khu vực Hang Bương, Hang Nước, Bãi Chợ. Không những người dân địa phương mà còn có sự đầu tư dò tìm và khai thác của người địa phương khác.

Hình 3.9. Khai thác vàng ở khu vực Hang Bƣơng

Hình 3.10. Ý tƣởng khai thác sử dụng đá vôi ở bản Hang

Dưới góc nhìn của người dân bản Kịt; lịch sử khai thác và nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên của khu vực được thể hiện ở kết quả thảo luận (PRA) xây dựng lược sử thôn bản và sơ đồ cây vấn đề (hình 03 và hình 04 - phụ lục 1).

Cộng đồng người dân bản Kịt đã thừa nhận tài nguyên thiên nhiên ở khu vực (cây gỗ lớn, động vật hoang dã, nguồn nước, song mây...) đã suy giảm nhiều so với trước kia. Có 04 nguyên nhân chính được họ chỉ ra theo thứ tự quan trọng là: (1). Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ quá mức; (2). Săn bắt động vật hoang dã trái phép; (3). Khai thác vàng và (4). Giảm độ che phủ rừng ở đầu nguồn các khe suối. Hỏi lý do của từng nguyên nhân trên thì hầu hết người dân tham dự họp đều trả lời tập trung vào các nguyên nhân sâu xa về kinh tế xã hội là: (1). Tăng dân số; bao gồm cả việc người dân từ bản Cao Hoong chuyển sang khi bản Kịt có đường giao thông thuận lợi; (2). San ủi đồi

rừng để xây dựng đường giao thông; (3). Nhu cầu thị trường đối với lâm sản cao; bản Kịt không đi khai thác lâm sản thì các bản cận kề cũng khai thác.

3.2. Đặc trƣng năng lực của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Kịt

3.2.1. Đánh giá kiến thức - kỹ năng - thái độ của người dân bản Kịt

Toàn bộ người dân bản Kịt đều là dân tộc Mường; tôi đã phỏng vấn 30 người dân (chiếm 13,95% tổng số nhân khẩu của bản), với cơ cấu thành phần như sau: (1).Về độ tuổi: 5 người dưới 25 tuổi (chiếm 16,67% tổng số người phỏng vấn); 17 người từ 25-40 tuổi (chiếm 56,67%) và; 8 người trên 40 tuổi (chiếm 26,66%); (2).Về giới: 18 người Nam (chiếm 60%) và; 12 người Nữ (chiếm 40%); (3).Về học vấn: 10 người học hết cấp I (chiếm 33,33%); 17 người học hết cấp II (chiếm 60 %) và; 03 người học hết cấp 3 (chiếm 6,67%).

Kết quả điều tra, đánh giá nhận thức/kiến thức của người dân bản Kịt cho thấy: 100% số người được phỏng vấn đều biết được các giá trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp về sinh thái của tài nguyên rừng; nhận thức được tác động tiêu cực của gia tăng dân số và khai thác quá mức tài nguyên rừng đến đa dạng sinh học. Tuy nhiên chỉ có 02 người (chiếm 6,67%) chỉ ra được giá trị gián tiếp về văn hóa - tín ngưỡng của tài nguyên rừng; và 01 người (chiếm 3,33%) chỉ ra được cơ chế tác động gây suy thoái đa dạng sinh học (hình 3.11; hình 3.12; hình 3.13).

Những người có kiến thức tốt hơn này đều ở độ tuổi trên 40, nam giới và học hết cấp II, một người duy nhất hiểu rõ mối liên hệ giữa hành vi với môi trường để chỉ ra cơ chế tác động gây suy thoái đa dạng sinh học chính là tổ trưởng tổ bảo vệ rừng (ông Hà Văn Thao). Điều này cho thấy những kiến thức về rừng và đa dạng sinh học mà người dân có được phần nhiều là nhờ sự trải nghiệm trong sản xuất và đời sống hằng ngày, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng thường xuyên của ban quản lý KBTTN Pù Luông đã tác động đến nhận thức của tổ bảo vệ rừng bản Kịt.

Hình 3.12. Biểu đồ mối liên hệ giữa giới với nhận thức/kiến thức của ngƣời dân

Kết quả điều tra, đánh giá quan điểm/thái độ của người dân bản Kịt đã cho thấy đa phần (chiếm 83,33%) người dân quan tâm đến vấn đề suy thoái rừng. Tuy nhiên, số người có quan điểm đúng đắn về nguyên nhân gây suy thoái khu rừng gần bản là thấp (chiếm 33,33%); không nhiều người (chiếm 40%) sẵn lòng tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, (hình 3.14; hình 3.15; hình 3.16).

Hình 3.14. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với quan điểm/thái độ của ngƣời dân

Những người ít quan tâm đến vấn đề suy thoái rừng chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: người trẻ tuổi (< 25 tuổi), học vấn cấp II; những người có quan điểm không đúng về nguyên nhân suy thoái rừng ở khu vực chủ yếu là nam giới trên 25 tuổi học hết cấp I và cấp II bởi phần nhiều họ đổ lỗi do người từ địa phương khác đến đây khai thác hoặc cho rằng diện tích và chất lượng rừng không giảm đi; những người không muốn tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng chủ yếu thuộc nhóm đối tượng: người trẻ tuổi và ngưởi già, nữ giới, học vấn cấp I và cấp III bởi họ ngại thay đổi nếp sinh hoạt hằng ngày hoặc bởi có nhiều vấn đề khác thu hút họ hơn.

Hình 3.16. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với quan điểm/thái độ của người dân

Kết quả điều tra, đánh giá lựa chọn/kỹ năng của người dân bản Kịt được thể hiện ở các biểu đồ (hình 3.17; hình 3.18; hình 3.19). Kết quả cho thấy: có đến 30% người dân không có lựa chọn khác thay thế việc khai thác rừng đặc dụng; những người này chủ yếu thuộc độ tuổi dưới 25, nam giới, học vấn cấp I. Trong số 21 người (chiếm 70%tổng số người phỏng vấn) có lựa chọn thay thế khai thác rừng đặc dụng thì chỉ có 17 người (chiếm 80,95% số người có lựa chọn, và chiếm 56,67% tổng số người phỏng vấn) có kỹ năng áp dụng các phương án lựa chọn; những người này chủ yếu thuộc độ tuổi trên 40, học vấn cấp III.

Hình 3.17. Biểu đồ mối liên hệ giữa độ tuổi với lựa chọn/kỹ năng của ngƣời dân

Hình 3.19. Biểu đồ mối liên hệ giữa học vấn với lựa chọn/kỹ năng của ngƣời dân

3.2.2. Đánh giá kiến thức - kỹ năng - thái độ của các bên liên quan ngoài cộng đồng

Tôi đã phỏng vấn 30 người đại diện cho các bên liên quan ngoài cộng đồng, với cơ cấu thành phần như sau: (1). Về đơn vị công tác: 5 cán bộ Trạm kiểm lâm Cổ Lũng thuộc KBTTN Pù Luông (chiếm 16,67% tổng số người phỏng vấn); 5 cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý KBTTN Pù Luông (chiếm 16,67%); 7 cán bộ UBND xã Lũng Cao đại diện cho chính quyền, Đảng, các Hội, Đoàn thể (chiếm 23,33%); 3 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Bá Thước (chiếm 10 %); 3 giáo viên cấp I dạy tại bản Kịt và 3 giáo viên Trường cấp II xã Lũng Cao (chiếm 20 %) và; 4 cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước (chiếm 13,33%); (2). Về độ tuổi: 4 người dưới 30 tuổi (chiếm 13,33% tổng số người phỏng vấn); 21 người từ 30-45 tuổi (chiếm 70%) và; 5 người trên 45 tuổi (chiếm 16,67%); (3). Về giới: 23 người Nam (chiếm 76,67%) và; 7 người Nữ (chiếm 23,33%); (4). Về trình độ chuyên môn: 6 trung cấp sư phạm - văn thư lưu trữ - nông lâm (chiếm 20%); 4 cao đẳng sư phạm - nông lâm (chiếm 13,33%); 18 kỹ sư lâm nghiệp và cử nhân luật - kinh tế - sư phạm (chiếm 60%); 2 thạc sĩ lâm nghiệp (chiếm 6,67%).

Kết quả điều tra, đánh giá nhận thức/kiến thức của các bên ngoài cộng đồng cho thấy: 100% cán bộ trạm kiểm lâm Cổ Lũng và cán bộ kỹ thuật ban quản lý KBTTN Pù Luông đều nắm rõ thông tin về hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên tại khu vực bản Kịt và phán đoán được xu thế khai thác, sử dụng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)