Điều kiện dân sinh kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng các loài bướm đêm (heteracera) thuộc bộ cánh vảy (lepidoptera) và đề xuất biện pháp quản lý tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 33 - 37)

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. Điều kiện dân sinh kinh tế

3.7.1. Dân số, lao động và dân tộc

Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia.

- Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ.

- Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm 22,3 % tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động.

- Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %.

+ Dân tộc Mường

Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các

25

công việc như làm ruộng, nương rẫy, hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững.

+ Dân tộc Dao

Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân. Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ lại được ở nơi đây.

3.7.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.7.2.1. Trồng trọt

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ. - Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao.

- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.

3.7.2.2. Chăn nuôi

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình. Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.

26

3.7.2.3. Các hoạt động dịch vụ thương mại

- Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng.

- Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên số lượng khách đến thăm Vườn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:

+ Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí...

+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa phát triển.

+ Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

* Đời sống và thu nhập của người dân

- Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...

- Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn chiếm (35,9%) thấp hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm. Đây là thách thức cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2020.

27

3.7.3. Hiện trạng xã hội

3.7.3.1. Giao thông

Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn được quan tâm đầu tư. Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn.

3.7.3.2. Y tế

Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế được trang bị đơn giản, chỉ khám, chữa những loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh...

3.7.3.3. Giáo dục

- Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt 100%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 70%.

- Hầu hết các phòng học và phòng ở của giáo viên được xây dựng kiên cố.

28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng các loài bướm đêm (heteracera) thuộc bộ cánh vảy (lepidoptera) và đề xuất biện pháp quản lý tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)