4.5.1. Biến động họ các loài bướm đêm theo tháng điều tra
Trong đề tài nghiên cứu tôi thực hiện trong 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 9, mỗi tháng 9 ngày điều tra với 3 loại đèn. Từ kết quả thu được khi điều tra, tổng hợp sự xuất hiện các loài trong từng họ theo tháng với cả 3 loại đèn . Kết quả thể hiện tại bảng 4.7:
Bảng 4.7. Biến động họ bướm đêm theo tháng điều tra
STT Tên Họ Tháng điều tra
T 5 T6 T 7 T8 T 9 1 Sphingidae 6 12 18 17 12 2 Arctiidae 2 4 6 6 3 3 Psychidae 2 3 4 2 1 4 Geometridae 2 3 5 8 6 5 Pyralidae 2 4 3 5 3 6 Tortricidae 5 5 5 0 0 7 Noctuidae 1 4 6 12 9 8 Saturniidae 6 6 6 3 3 9 Lymantridae 1 1 1 0 1 Tổng số họ 9 9 9 7 8 Tổng 27 42 54 53 38 Tỷ lệ % loài 35% 55% 70% 69% 49%
43
Hình 4.7. Tỷ lệ % các họ bướm đêm xuất hiện theo tháng
Qua bảng 4.7 và hình 4.7 ta thấy tháng 7 có số lượng loài nhiều nhất 54 loài với 9 họ trên tổng số 9 họ điều tra được (chiếm 70% tổng số loài), tiếp theo là tháng 8 có 53 loài với 7 họ (chiếm 69% tổng số loài). Sau đó là tháng6 có 42 loài 9 họ (chiếm 55% tổng số loài), tháng 9 có 38 loài và 8 họ xuất hiện (chiếm 49% tổng số loài) cuối cùng thấp nhất là tháng 5 có 27 loài và 9 họ (chiếm 35%). Kết quả cho thấy tháng 7, tháng 8 các loài xuất hiện nhiều nguyên nhân có thể là: Đây là mùa canh tác nông nghiệp của người dân địa phương. Các tháng này ở đây là mùa mưa nên trời tối, hơn nữa nhiệt độ , độ ẩm cao rất phù hợp cho các loài bướm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn và ngược lại nhiệt độ càng thấp thì thời gian phát dục càng dài
Vào tháng 5, tháng 6 đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu non chưa vũ hóa. Tháng 9 số lượng loài giảm vì lúc này thời tiết đã chuyển sang mùa thu nhiệt độ và độ ẩm đã giảm, nguồn thức ăn cũng cạn kiệt.
0 10 20 30 40 50 60 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Lymantridae Saturniidae Noctuidae Tortricidae Pyralidae Geometridae Psychidae Arctiidae Sphingidae
44
Bên cạnh đó các loài tháng trước đã sinh đẻ rồi chết, có một số loài lại bước vào thời điểm vũ hóa.
Như vậy nghiên cứu sự biến động của các loài bướm đêm qua các tháng trong năm có ý nghĩa thực tiển rất lớn. Sự tăng giảm số lượng, theo thời tiết, nguồn thức ăn dồi dào, chúng ta có thể dự đoán được khả năng phát dịch của từng loài, dự tính dự báo sâu hại một cách kịp thời. Bên cạnh đó chúng ta có thể điều chỉnh số lượng các loài bướn đêm tùy vào mục đích của con người đề ra được biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quả.
4.5.2. Biến động họ các loài bướm đêm theo khoảng thời gian trong ngày
Biết được thời gian hoạt động trong ngày của các loài bướmrất quan trọng.Từ kết quả nghiên cứu được chúng ta có thể biết được tập tính của từng loài.Điều này có ý nghĩa trong phòng trừ sâu hại và trong công tác bảo tồn. Kết quả điều tra biến động các loài theo ngày được thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.8:
Bảng 4.8. Sự xuất hiện của các họ bướm đêm vào đèn theo thời gian S
TT Tên khoa học Khoảng thời gian
18 - 21h 21 - 00h 00 - 3h 3 - 6h 1 Sphingidae 8 7 4 4 2 Arctiidae 12 14 5 4 3 Psychidae 1 1 0 0 4 Geometridae 12 10 5 7 5 Pyralidae 1 1 0 0 6 Tortricidae 3 2 2 1 7 Noctuidae 6 6 4 5 8 Saturniidae 11 8 6 3 9 Lymantridae 15 21 16 8 Tổng 69 70 42 32 Tỷ lệ % loài 90% 91% 55% 42%
45
Hình 4.8. Tỷ lệ% các họ bướm đêm xuất hiện theo thời gian
Chú giải:1: Khoảng thời gian 18 – 21h 2: Khoảng thời gian 21 – 00h
3: Khoảng thời gian 00 – 3h
4: Khoảng thời gian 3 – 6h
Theo số liệu thống kê ta thấy khoảng thời gian từ 21h tới 00h bắt được nhiều loài nhất với 70 loài trong tổng số 77 loài nghiên cứu được (chiếm 91%), tiếp theo là khoảng thời gian từ 18h tới 21h với 69 loài bắt được (chiếm 90,00%), khoảng thời gian từ 00h tới 3h giảm số loài chỉ còn 42 loài (chiếm 55%), cuối cùng ít loài nhất 32 loài thu bắt được trong khoảng thời gian là 3h- 6h(chiếm 42%). Từ kết quả ta có thể thấy các loài bướm đêm tại khu vực nghiên cứu hoạt động chủ yếu vào khoảng thời gian là 18h tới 00h, càng trở về sáng số loài thu được càng giảm. Do đặc tính sinh thái của các loài khác nhau, một số loài chỉ xuất hiện vào thời gian nhất định như vào chiều tối nhưng có những loài xuất hiện vào sáng sớm có những loài xuất hiện tất cả các thời gian nghiên cứu, bên cạnh đó sự chênh lệnh này cũng có ảnh hưởng
0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 Sphingidae Arctiidae Psychidae Geometridae Pyralidae Tortricidae Noctuidae Saturniidae Lymantridae
46
một phần của thời tiết.Vào khoảng từ 12h tới 6h sáng là thời gian sương rơi và nhiệt độ xuống thấp vì vậy một số loài không hoạt động vào khoảng thời gian này
4.6. Dẫn liệu đặc điểm chung của các họ bướm đêm điều tra được ở VQG Xuân Sơn Xuân Sơn
4.6.1. Họ Ngài đêm (Noctuidae)
Đây là họ lớn nhất trong bộ Cánh vảy, tại Canada và Mỹ đã ghi nhận có trên 2700 loài.Cơ thể phủ nhiều lông nhỏ, cặp cánh trước thường hẹp và cặp cánh sau rộng. Râu môi dưới thường dài, râu đầu thường có dạng hình sợi chỉ.Một số loài thường có một chùm lông vảy hiện diện trên phần lưng ngực.
Sâu non phần lớn mềm và có màu tối, đa số có 5 đôi chân bụng, một số loài đôi chân bụng thứ nhất hoặc thứ nhất và thứ hai thoái hóa, nên khi bò rất giống sâu đo và được gọi là sâu đo giả. Nhiều loài trong họ này gây hại quan trọng trên thực vật. Phần lớn ăn phá trên các bộ phận của lá, một số loài đục trái, đục thân và các bộ phận khác của cây. Sâu non tuổi càng lớn lại càng thường hoạt động về đêm và sức ăn rất mạnh.
Một số ít loài có thể ăn nấm trên gỗ mục hoặc keo nhựa cánh kiến. Tập quán sinh sống phức tạp, nhiều loài ban đêm bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn, ưa thích các mùi vị chua ngọt, nhiều loài có khả năng di chuyển theo từng đàn rất mạnh như nhóm Spodoptera.
4.6.2. Họ Ngài sáng (Pyralidae)
Đây là họ lớn thứ 2 trong bộ Cánh vảy. Đa số có kích thước nhỏ, mỏng mảnh, có màng nhĩ nằm ở phía bụng, râu môi dưới phát triển, vòi hút có nhiều vảy, cánh trước dài hình tam giác.
Gồm nhiều loài rất khác nhau về hình dạng, gân cánh và tập tính. Đa số ban đêm bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn.
47
Sâu non mình dài nhỏ, ít lông và thường chỉ có lông cứng nguyên sinh, bụng có chân tương đối ngắn, móng chân 2 dạng hoặc 3 dạng xếp thành hình vòng tròn hoặc xếp thành một đôi ngang. Sâu non thường sống nơi kín đáo, đục khoét các bộ phận của cây, nhiều loài đục thân các cây thuộc họ Hòa thảo hoặc cuốn lá phá hại.
4.6.3. Họ Ngài cuốn lá(Tortricidae)
Đây cũng là một trong những họ lớn nhất của bộ Cánh vảy, gồm nhiều loài gây hại quan trọng cho cây trồng. Cơ thể nhỏ, màu xám hoặc nâu tối và thường có những băng màu tối hiện diện trên cánh.Cánh trước thường có hình chữ nhật. Ở trạng thái nghỉ, hai cánh xếp thành hình mái nhà trên lưng.
Sâu non thân nhỏ dài, lông thưa, móng chân (bụng) thường xếp hình vòng kín, sâu non có tập quán cuốn lá, dệt lá hoặc đục vào mầm non, thân non, trái để phá hại.
4.6.4. Họ Ngài sâu đo(Geometridae)
Với khoảng 1200 loài đã được phát hiện tại Hoa Kỳ và Canada. Thành trùng phần lớn nhỏ, mỏng mảnh, cơ thể dài, cánh thường rộng và trên cánh thường có những đường vân nhỏ. Con đực và con cái thường có màu sắc khác nhau, ở một số loài, con cái có cánh thoái hoá hoặc không cánh, khi đậu 2 cánh xòe ngang.
Thành trùng hoạt động về đêm và thường bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn. Ấu trùng thuộc dạng sâu đo, chỉ có một đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và 1 đôi chân mông ở đốt thứ 10. Khi bò chân ngực bám chắc và phần bụng cong vồng lên, khi đứng yên thì chân bụng và chân mông bám chắc còn phần trước của thân lơ lửng phía ngoài tựa như một cành cây bé nhỏ. Ấu trùng ăn phá chủ yếu là lá cây.
4.6.5. Họ ngài vân hổ(Arctiidae)
Gồm những loài có kích thước từ nhỏ đến trung bình, đa số có cánh mầu tươi sáng, trên cánh có nhiều đốm hay những đường sậm mầu. Thành
48
trùng hoạt động vào ban đêm, ở trạng thái nghỉ, cánh xếp thành hình mái nhà trên lưng.
Sâu non thường có rất nhiều lông, trông giống sâu róm nhưng hầu hết không gây ngứa như nhiều loài thuộc họ sâu róm Lymantriidae.
4.6.6. Họ ngài trời (Sphingidae)
Kích thước từ trung bình đến lớn, mình thô, 2 đầu hơi nhọn tựa hình thoi, một vài loài khi căng cánh, chiều ngang cơ thể đạt đến 160 mm. Râu đầu thường hơi phình to ở phía giữa hay phía cuối râu. Cánh trước hẹp dài, cánh sau nhỏ. Vòi của nhiều loài rất phát triển, nhiều khi dài bằng chiều dài của cơ thể, khả năng bay rất lớn và bay nhanh, một số loài hoạt động ban ngày, nhưng phần lớn hoạt động vào lúc hoàng hôn.Sâu non có kích thước lớn, mỗi đốt bụng chia thành 6-8 vòng hẹp, phía lưng đốt bụng thứ 8 có một gai lớn nên còn được gọi là "sâu sừng". Sâu non cắn phá lá cây rất mạnh, đặc biệt là trên khoai tây, cà chua, thuốc lá.
4.6.7. Họ Sâu kèn (Psychidae)
Thành trùng đực thường nhỏ, cánh phát triển, thành trùng cái không cánh, không chân, suốt đời chỉ sống trong cái bao dệt bằng lá, các chất dư thừa thực vật.Giao phối và đẻ trứng đều ở trong bọc, túi đó.Thường thành trùng đực có vòi thoái hoá, râu đầu hìnhrăng lược kép.Sâu non có chân ngực khỏe, chân bụng thoái hoá.Sâu non cũng sinh sống trong túi bằng lá, cành vụn dệt lại thành bao, khi di chuyển hoặc cắn phá cây mới thò đầu ngực ra ngoài.
4.6.8. Họ Bướm mắt nẻ(Saturniidae)
Được gọi là ngài bướm bà do kích thước các loài ngài thuộc họ này rất lớn, một số loài chiều dài căng cánh lên đến 150mm, một số loài trong giống Attacus có chiều dài căng cánh lên đến 250mm, phần lớn có mầu sắc rất đẹp hoặc tươi sáng, có nhiều đốm trong suốt hiện diện trên cánh. Râu hình răng lược kép (phát triển trên con ♂ nhiều hơn trên con ♀). Miệng thoái hóa, thành
49
trùng không ăn.Ấu trùng cũng có kích thước rất lớn, nhiều loài ấu trùng trên cơ thể có nhiều gai hoặc ống thịt.Phần lớn làm kén để hóa nhộng.Kén được kết dính trên cây (cành, lá).
4.6.9. Họ Ngài độc (Lymantriidae)
` Đa số có kích thước trung bình, tương tự họ Ngài đêm (Noctuidae), nhưng khác với Noctuidae là nhóm này không có mắt đơn và có một "buồng gốc" (basale areole) ở phía gốc cánh sau, ở phần lớn các loài, ngực và bụng đầy lông rậm, nhiều loài ở con cái về phía cuối bụng có một chùm lông rõ rệt. Sâu non có nhiều lông hoặc túm lông, móng chân (bụng) xếp thành vòng hở, cắn phá chủ yếu lá cây. Loài gây hại trên cây ăn trái thuộc các giống như Lymantria, Orgyia và Euproctis
4.7. Đặc điểm hình thái, sinh vật học một số loại bướm chủ yếu
4.7.1. Theretra Nessus
Họ: Spingidae
Con trưởng thành sải cánh dài 105 – 115mm, chiều dài cơ thể từ 48 – 53mm. Cơ thể màu nâu xanh,đầu ngực có 2 lông màu trắng, mặt sau của ngực có 1 dải màu vàng. Cánh trước có màu nâu, ở giữa có màu trắng xám , mép cánh trước có màu xanh thẩm,phía sau có màu đen trắng. Mặt cánh
sau có màu nâu xám, ở giữa cánh trước và cánh sau có dải vân rộng màu nâu. Đỉnh của râu uốn cong xuống dưới
Một năm có 2 lứa, côn trùng trưởng thành xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Qua đông bằng nhộng nằm dưới đất
50
4.7.2. Bướm đầu lâu
Tên khoa học: Acherontia styx
Họ: Spingidae
Sâu trưởng thành sải cánh dài từ 100 – 120mm. cơ thể dài 40 – 45mm. Phần đầu màu đen, mặt sau đầu màu xanh, mặt sau ngực có vân, nữa trước màu nâu sẫm. Phía trên lưng có hình chiếc đầu với 2 xương bắt chéo tay. Phần bụng có một dải màu xanh,
đốt bụng có màu vàng đen.Cánh trước có màu đen sẫm, cánh sau màu vàng, ở giữa cánh có đốm màu nâu. Có cơ quan phát âm khi bắt chúng thường phát ra âm thanh lạ
Con cái sinh sản 1 – 2 lứa trong 1 năm, đẻ trứng trên lá.Nhộng có kích thước 6 – 10 mm, qua đông dưới đất. Sâu trưởng thành xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.
4.7.3. Actias senensis
Họ: Saturniidae
Sải cánh dài 90 – 110mm, thân dài 30 – 32mm, thân có màu vàng sữa phủ lớp lông nhung.Mãnh lưng và ngực trước có lông màu vàng, đốm giữa cánh có hình bầu dục, mép trong cánh trước có 1 vân hình vòng
cung. Cánh sau kéo dài thành đuôi dài khoảng 3.5cm, mép ngoài cánh trước và cánh sau có hình răng cưa hơi mờ
Sâu trưởng thành xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, qua đông bằng nhộng trong kén nằm dưới đất. Đây là loài đa thực chúng phá hoại nhiều loài cây rừng như: Long não, dẻ, phượng….phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
51
4.7.4. Bướm khế
Tên khoa học: Attacus atlas
Họ: Saturniidae
Sải cánh trước dài 31,5cm, cánh sau dài 15cm, thân dài 5,2cm mập nặng nề có màu nâu xám. Râu đầu hình răng lược dài 1,8cm con đực con cái khôngcó râu đầu. Cánh trước và cánh sau màu nâu xám, cánh trước và cánh sau có 1 hình gần tam giác trong
suốt nằm gần giữa cánh đầu nhọn chĩa ra ngoài cánh cạnh trong hình vòng cung cánh trước mép cánh có đốm mầu đen.Khi đậu cánh xèo ra hết.Ở giai đoạn trưởng thành không ăn trong suốt giai đoạn, không có miệng và sống nhờ chất béo dự trữ được ở giai đoạn sâu non. Trứng được sâu trưởng thành đẻ dưới lá và nở sau 8 - 14 ngày tùy theo nhiệt độ. Thức ăn của sâu non là lá cây.
4.7.5. Philosamia cynthia
Họ:Saturniidae
Con cái kích thước cơ thể 25-30mm, cánh dài 125-147mm. Con đực dài 20-25mm, cánh dài 115-125mm. Thân
thể màu nâu nhạt, đầu có đỉnh ngắn, phía sau mảnh lưng ngực trước phình to nhiều lông, mành lưng phần bụng nhẵn, hai bên và đoạn cuối màu trắng. Râu đầu màu nâu vàng, hình lông chim, dài khoảng 11,6mm, râu đầu con cái ngắn hơn con đực. Cánh trước màu nâu, phía trong góc cánh có đường màu trắng,
52
phía ngoài cánh có một vân màu tím nhạt cạnh một vân màu trắng chạy ngang cánh, ở giữa cánh có một vân gần giống hình trăng khuyết, một nửa vân hình trăng khuyết có màu vàng sẫm, phần còn lại có màu vàng, góc đỉnh tù và lồi ra ngoài, phần lồi ra ngoài có một vân hình gần tròn màu tím nhạt, phía trên có viền màu trắng. Cánh sau không có đỉnh lồi, các đặc điểm khác gần giống như cánh trước.Ngài trưởng thành hoạt động vào tháng 5 đến tháng 9, có tính xu quang.
Phân bố: Mỹ, Pháp, Trung quốc, Lào, Ấn độ, Nhật Bản, Ý, Việt Nam.
4.7.6.Thalassodes falsaria
Họ: Geometridae
Cơ thể nhỏ dài 2-2,5 cm chiều dài sải cánh khoảng 2,5mm, thân và cánh có mầu xanh, mép của cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ mầu nâu cả cánh trước và cánh sau đều dạng hình tam giác, râu đầu hình răng lược nhỏ. ấu trùng có dạng sâu đo,
mầu xanh hơi vàng (mầu sắc rất giống mầu của bông Nhãn), kích thước khoảng 25-30mm, trên thân có những chấm nhỏ mầu vàng nâu. Nhộng có kích thước khoảng 16mm, khi mới hóa nhộng có mầu xanh lợt và có mầu vàng nâu khi sắp vũ hóa, thời gian nhộng kéo dài 6-8 ngày.
Khi bị động, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông nên rất khó phát hiện. Sâu gây hại bằng cánh ăn trụi các nhánh bông, có thể phát hiện thấy rất nhiều sâu trên một bông. Loài này có thể tấn công từ khi bông mới bắt đầu nhú ra cho đến giai đoạn đậu quả.