- Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về môi trường nói chung và tầm quan trọng của CTRSH nói riêng.
- Tổ chức các chiến dịch thông tin đại chúng trên cở sở tìm kiếm sự giúp đỡ của các hãng thông tấn đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí để phổ cập giảng giải về nguyên nhân, ảnh hưởng, tính cấp bách về việc quản lý CTRSH.
- Triển khai xây dựng các tư liệu giáo dục ở dạng áp phích, quảng cáo, bản tin,… nhằm vào các đối tượng khác nhau. Đặc biệt quan tâm tới đối tượng thanh thiếu nhi như học sinh.
- Đoàn thanh niên huyện, thị trấn kết hợp với đoàn thanh niên trong hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức tình nguyện về môi trường tại các xã, phường phát động phong trào vì môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung đơn giản dễ hiểu cho đại đa số quần chúng. Cần thực hiện lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: Thông tin văn hóa, y tế, giáo dục, thanh niên trong đó chú trọng đến giáo dục học đường.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung
Qua thời gian tiến hành điều tra, khảo sát CTRSH trên địa bàn huyện đề tài thu được một số kết quả như sau:
- Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện trung bình khoảng 43,174 tấn/ngày. Khối lượng CTRSH hàng ngày được thu gom trên địa bàn toàn huyện khoảng 23,745 tấn tương đương với tỉ lệ thu gom trên địa bàn huyện đạt 55,0%. Với hiệu suất thu gom như hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường còn cao. Vì vậy, rất cần có biện pháp thu gom, xử lý phù hợp theo hướng gắn hiệu quả kinh tế và BVMT.
- Công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các hợp tác xã, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn từ đường phố, chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình và cơ quan, công sở,… Trong những năm qua, nguồn nhân lực và trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của các đơn vị thực hiện công tác VSMT đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, một số trang thiết bị đã cũ và thường xuyên bị hư hỏng cần được thay thế.
- Thành phần CTR phát sinh tại thị trấn chủ yếu là chất hữu cơ chiếm 70,25%, rác vô cơ chiếm 29,75% tổng lượng chất thải. Tỷ lệ CTR hữu cơ cao do đó cần áp dụng các công nghệ xử lý nhằm tận dụng lượng chất hữu cơ này như dùng chế phẩm vi sinh, ủ phân sinh học phục vụ cho nông nghiệp. Ngoài ra, còn có thể tái chế, tái sử dụng vào các mục đích khác nhằm mục tiêu BVMT.
- Nhận thức của người dân về công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn khá tốt. Tỷ lệ người quan tâm đến các vấn đề môi trường nói chung và vấn đề quản lý CTR sinh hoạt nói riêng là khá cao. Những người nhận thức đúng đắn về việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao, đó là điều kiện giúp cho việc quản lý CTR sinh hoạt được dễ dàng hơn.
- Với hiện trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nêu trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại khu vực nghiên cứu như sau:
+ Chú trọng hơn công tác quản lý CTR từ cấp huyện đến các thị trấn, xã, thôn, xóm,…
+ Phân loại chất thải ngay từ nguồn thải bằng cách dùng các dụng cụ như bao tải, xô nhựa với màu sắc khác nhau để tách riêng từng loại CTR, phát dụng cụ cho mỗi hộ dân.
+ Tăng cường năng lực quản lý về môi trường của Phòng TN&MT huyện và các đơn vị thực hiện công tác VSMT. Xử phạt hành chính nghiêm minh những hành vi vi phạm về quy định đổ CTR, cho phép người thi hành công vụ được hưởng phần trăm theo quy định để gắn trách nhiệm cá nhân với công việc.
+ Nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài, báo, ti vi,… mở các lớp tập huấn, gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa cán bộ môi trường với người dân,… Đưa chương trình môi trường vào hệ thống giáo dục đào tạo từ mẫu giáo đến trung học cũng như các cơ quan công sở, tiểu khu, thị trấn,…
+ Tổ chức làm vệ sinh hàng tuần tại cơ quan, đường phố với các hoạt động như VSMT cơ quan, quét dọn đường phố, khơi thông cống rãnh.
2. Tồn tại
Qua quá trình nghiên cứu ðề tài còn một số vấn ðề sau cần khắc phục: - Chưa tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng tại khu vực thu gom và khu vực trung chuyển rác thải để đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động dự án đến môi trường lao động của công nhân viên cũng như người dân xung quanh khu vực.
- Địa bàn huyện Cao Lộc là khá rộng: Gồm 23 xã, thị trấn trong khi đó khảo sát và đánh giá thực tế chỉ mới dừng lại tại 02 xã, 02 thị trấn và một số khu vực tập trung như: Chợ, cơ quan, trường học...
- Việc phỏng vấn mới thực hiện được 100 hộ gia đình, cá nhân nên việc đánh giá chưa thật sự khách quan.
- Cần tiến hành khảo sát thực tế một số vị trí phù hợp để đề xuất xây dựng khu vực xử lý rác thải tập trung tại địa bàn.
3. Kiến nghị
Ðể hoàn chỉnh hõn ðề tài nghiên cứu bản thân xin ðýa ra một số kiến nghị nhý: Cần tiến hành lấy mẫu phân tích chất lýợng môi trýờng tại khu vực thu gom, tập kết rác thải nhý: Môi trýờng không khí, tiếng ồn, nýớc thải, môi trýờng ðất; cần khảo sát thực tế và phỏng vấn thêm tại các xã về công tác vệ sinh môi trýờng. Đồng thời bên cạnh đó cần tìm kiếm vị trí xử lý rác thải đảm bảo theo quy định tại địa bàn để từ đó đề xuất với các cơ quan chức thực hiện, nhất là bố trí bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Chi cục môi trường (2015), Dự án “Thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới, Hà Nội.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định 38/2015/NĐ- CP, ngày 24 tháng 4 năm 2015, Về quản lý chất thải rắn.
3. Trương Thanh Cảnh, Công nghệ môi trường.
4. Nguyễn Thị Anh Hoa, Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng.
5. Lê Văn Khoa (2012), Khoa học Môi trường, Nxb Giáo dục.
6. Trần Hiếu Nhuệ (2012), Quản lý chất thải rắn- Tập 1- Chất thải rắn đô thị, Hà Nội.
7. Tổng cục môi trường (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2015, Hà Nội.
8. Tổng cục môi trường (2016), Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, Hà Nội.
9. Tổng cục môi trường (2017), Báo cáo môi trường quốc gia về quản lý chất thải rắn, Hà Nội.
10. UBND huyện Cao Lộc (2017), Báo cáo công tác QLCTR năm 2017 của UBND huyện Cao Lộc, Cao Lộc.
11. UBND huyện Cao Lộc (2017), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc năm 2017, Cao Lộc.
12. UBND huyện Cao Lộc (2017), Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2017, Cao Lộc.
13. UBND huyện Cao Lộc (2017), Phương án quản lý rác thải sinh hoạt giai đoạn 2012-2017 trên địa bàn huyện Cao Lộc.
Tài liệu báo điện tử:
14. Báo môi trường 24h - Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. 15. Báo Lạng Sơn.
Phụ lục 01: Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài
Phụ lục 02: Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỒI VỚI NGƢỜI DÂN
Về rác thải sinh hoạt
Địa điểm điều tra (ghi rõ Tổ/xóm, xã/thị trấn):
... Thông tin về chủ hộ: - Tên chủ hộ………Tuổi:………... - Chỗ ở hiện nay: ... ……… - Trình độ học vấn: ... ……. - Nghề nghiệp: ...
- Các nguồn thu nhập khác (nếu có): ...
- Tổng thu nhập/tháng: ...
1. Nội dung điều tra: Câu 1: Rác thải của gia đình được thu gom và xử lý như thế nào? □ Đổ ra khu đất trống □ Có xe thu gom □ Tự đốt/ Chôn lấp □ Cách khác:……….
- Phương thức xử lý theo cách khác (nêu cụ thể)………
Câu 2: Gia đình có phân loại rác không? □ Có □ Không Câu 3: Gia đình có phân loại rác để bán đồng nát không? (chai, lọ, giấy, sắt, nhôm, đồng……)
□ Có □ Không
Câu 4: Gia đình có phân loại rác làm thức ăn chăn nuôi không? (cơm thừa, rau, quả…)
□ Có □ Không
Câu 5: Cô/chú có biết ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn không?
Cô/chú chứa rác của gia đình bằng gì?
□ Túi nilong □ Xô, thùng hỏng
□ Bao tải □ Thúng, mủng
Nếu được đề nghị phân loại rác cô/chú có thấy khó khăn gì không? □ Có
□ Không
□ Không có ý kiến
Câu 6: Gia đình có phải đóng tiền cho việc thu gom rác?
□ Có □ Không
Nếu có thì đóng bao nhiêu tiền cho việc thu gom rác:……đồng/tháng/người (hoặc hộ)
Câu 7: Để không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi, tồn đọng thì cô/chú đồng ý trả thêm bao nhiêu tiền/tháng?
□ 2000đ – 5000đ □ 5000đ – 10.000đ
Câu 8: Tần suất thu gom hiện tại đã đủ chưa?
□ Đã đủ □ Chưa đảm bảo
Câu 9: Lượng rác thải phát sinh hàng ngày của gia đình khoảng….kg/ngày?
Câu 10: Các điểm tập kết rác thải có phù hợp không (có ảnh hưởng đến việc đi lại, gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mĩ quan của khu vực tập kết)?
□ Có □ Không
Câu 11: Rác trong ngõ nhà mình có thường xuyên được thu gom không?
□ Có □ Không
Nếu được thu gom thì bao lâu thu gom 1 lần? ...ngày
Câu 12: Việc thu gom rác như hiện nay đã đảm bảo vệ sinh môi trường chưa?
□ Đã đảm bảo □ Bình thường
Câu 13: Có cần phải tiến hành thu gom nhiều lượt hơn nữa không (để đảm bảo hết lượng rác phát sinh)?
□ Có □ Không
Nếu có thì mật độ thu gom là như thế nào để đảm bảo vệ sinh môi trường?
Câu 14: Tại tổ dân phố có tổ chức đội tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không?
□ Có □ Không
Câu 15: Cô/chú có biết các thông tin về môi trường hay biết luật, quy định về môi trường không?
□ Có □ Không
Hình thức thông tin về các vấn đề môi trường mà cô/chú biết là từ đâu? □ Ti vi, báo, đài □ Tập huấn về bảo vệ môi trường
□ Loa tuyên truyền, cổ động □ Hình thức khác:………
Câu 16: Cô/chú có ý kiến gì về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn?
……….
Câu 17: Cô/chú có đề xuất gì để việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay được cải thiện tốt hơn?
………. .………....
Câu 18: Cô/chú có ý kiến gì về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn?
……… ………
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI
CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC MÔI TRƢỜNG Về rác thải sinh hoạt
Địa điểm điều tra:...
1. Thông tin về đơn vị điều tra: - Tên cán bộ:……… Tuổi:………
- Chức vụ: ……….
- Tên đơn vị: ...
- Cấp quản lý:………..
- Trình độ học vấn: ...
1. Nội dung điều tra: - Số người trong đơn vị: ...
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị (Số tổ thu gom):………
- Thu nhập bình quân(đồng/tháng):………
- Phạm vi thu gom của tổ:………
- Số hộ được thu gom trên địa bàn phụ trách:...
- Ý thức của người dân trong khu vực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom và đổ rác đúng giờ quy định. □ Có ý thức □ thức trung bình □ thức kém - Hình thức thu gom đang áp dụng tại khu vực: Người dân có phân loại rác tại nguồn không? □ Do Phòng TNMT quản lý □ Tự phát □ Có □ Không - Tần suất thu gom (ngày/lần) ………..……….. - Thời gian đi thu gom:
□ Theo giờ cố định □ Không theo giờ - Phương tiện sử dụng khi đi thu gom:
□ Xe ô tô □ Xe đẩy tay
□ Xe thu gom kéo tay □ Hình thức khác:………
- Số lượng xe thu gom/số lượng người thu gom:………
- Tình trạng xe thu gom rác:……….
- Loại xe vận chuyển:………
- Số lượng xe vận chuyển:……….………
- Rác thải được xử lý tại đâu?………
- Hình thức xử lý rác là gì? □ Chôn lấp □ Xử lý vi sinh (compost) □ Đốt □ Hình thức khác:………
- Mức thu phí gom rác đang áp dụng: Hộ gia đình (đồng): Cơ quan, doanh nghiệp (đồng): - kiến của người dân, doanh nghiệp về mức thu phí: □ Cao □ Trung bình □ Thấp - kiến đối với cơ quan quản lý về môi trường trên địa bàn:………
- kiến đối với người dân về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn:………...………