Đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 69 - 72)

a. Đánh giá hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH

Đối với 08 xã, thị trấn đã hợp đồng với các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường, cụ thể: Đồng Đăng, Hồng Phong, Phú Xá (đơn vị thu gom- HTX Đồng Tâm); Hợp Thành, Cao Lộc (Công ty CPĐT&XD Môi trường Công Sơn); Tân Liên, Yên Trạch, Gia Cát (HTX Thành Lộc). Được thực hiện tương đối đảm bảo, tạo môi trường mỹ quan sạch sẽ, rác thải sau khi được thu gom sẽ vận chuyển đến bãi rác Tân Lang, huyện Văn Lãng để xử lý bằng phương pháp chôn lấp đảm bảo hợp vệ sinh.

Đối với các xã còn lại, người dân tự trang bị dụng cụ thu gom và xử lý chủ yếu bằng hai phương pháp: Đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn tại địa bàn huyện ngày càng được cải thiện, tạo bộ mặt cảnh quan xanh – sạch – đẹp từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (thực hiện từ năm 2014).

Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc tham gia xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn ta tiến hành đánh giá nhận thức của họ, sự tham gia của họ đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. Qua phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra với tổng số phiếu là 100 phiếu, thu được kết quả sau:

- Việc xử lý rác: có 37% hộ có xe thu gom đến thu gom, 43% hộ tự xử lý bằng cách chôn lấp, hoặc đốt, 20% hộ đổ ra khu đất trống, bãi rác tự phát hoặc sông, suối.

- Việc phân loại rác: 60% hộ có sự phân loại rác tại nguồn như chai, lọ đồng nhôm, nhựa để bán sắt vụn; cơm, rau, hoa quả thừa làm thức ăn chăn nuôi…; 40% hộ không phân loại rác tại nguồn do không có thời, hoặc ít rác, hoặc không quan tâm, không có ý kiến do không hiểu về việc phân loại rác.

- Có 60% hộ phỏng vấn hiểu được ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn; 40% hộ chưa hiểu được việc phân loại rác nên lượng rác này khi phát sinh ra môi trường chưa được phân loại.

- Việc sử dụng dụng cụ chứa rác của gia đình: có 12% hộ trang bị là túi nilong, 48% hộ trang bị bảo tải, 25% hộ trang bị xô hoặc thùng hỏng, 15% hộ trang bị thúng, mủng để chứa.

- Có 25% hộ dân được phỏng vấn không có ý kiến đối với trường hợp nếu được đề nghị phân loại rác tại nguồn; 23% hộ dân cảm thấy khó khăn trong việc phân loại rác và 52% thực hiện không khó khăn gì.

- Việc ý thức đóng góp để duy trì công tác thu gom: 38% hộ đóng góp tiền thu gom rác do được cung cấp dịch vụ (đối với các hộ dân ở thị trấn Đồng Đăng và Cao Lộc thì mức đóng là 8.000 đồng/nhân khẩu/tháng; đối với 02 xã Tân Thành và Hợp Thành thì mức đóng là 6.000 đồng/nhân khẩu/tháng). 62% hộ không đóng góp tiền thu gom rác do không có dịch vụ thu gom rác.

vụ thu gom: 72% hộ không đồng ý đóng góp thêm; 28% hộ đồng ý đóng góp thêm mỗi tháng từ 2000 - 5000 đồng để nâng cao chất lượng thu gom; 0% hộ đồng ý góp thêm mỗi tháng 5000 - 10.000 đồng.

- Chất lượng dịch vụ thu gom hiện tại: 75% hộ cho biết rác trong ngõ thường xuyên được thu gom (đối với các hộ dân ở thị trấn Đồng Đăng và Cao Lộc thì tần suất thu gom là 02 lần/ngày; đối với 02 xã Tân Thành và Hợp Thành tần suất thu gom là 01 lần/ngày); 25% hộ có ý kiến chưa đảm bảo, cần tiến hành tăng tần suất thu gom đối với các khu vực thường xuyên tập trung đông người.

- Lượng rác thải phát sinh hàng ngày của gia đình: 45% hộ cho biết phát sinh từ 0,2 - 0,4 kg/ngày; 55% hộ cho biết phát sinh từ 0,6 - 0,8 kg/ngày.

- Sự phù hợp của các điểm tập kết rác: 87% hộ cho biết các điểm tập kết rác không ảnh hưởng đến việc đi lại, sức khoẻ và mĩ quan của khu vực; 13% hộ không hài lòng về các điểm tập kết rác.

- Tổ chức đội tự quản về giữ gìn môi trường: 90% hộ cho biết các Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng xóm luôn vận động người dân trong địa bàn thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường; 10% hộ không biết.

- Công tác truyền thông về môi trường: 87% hộ tiếp nhận các thông tin về môi trường trên ti vi, đài, báo; 13% hộ không quan tâm.

- kiến đề xuất để cải thiện công tác quản lý CTRSH hiện nay: 80% hộ có nhu cầu tăng cường, mở rộng địa bàn thu gom; 17% hộ có nhu cầu yêu cầu hỗ trợ về mức thu phí thu gom rác; 87% hộ hài lòng với việc thu gom như hiện nay.

Nhìn chung người dân đã có ý thức giữ gìn môi trường sống, đa số đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình/cơ sở xong còn chưa có nhận thức sâu về lợi ích của phân loại rác tại nguồn. Công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và ý thức

của người dân trên địa bàn đối với việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa có các hoạt động, phong trào huy động mạnh mẽ, đa phần người dân mới chỉ được tiếp nhận thông tin trên ti vi, báo, đài, còn một số bộ phận không quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm đúng mức nhưng còn chưa đồng đều tại các khu vực, phần lớn tập trung tại khu vực thị trấn, khu đông dân cư. Việc quy hoạch các tuyến đường, điểm tập kết CTRSH đã hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sinh hoạt của những hộ dân xung quanh. Qua đó cho thấy nếu tăng cường công tác phổ biến các kiến thức về môi trường, huy động sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường thì môi trường sống sẽ được cải thiện rõ rệt.

Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện phát sinh ngày càng cao do tốc độ phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Cụ thể đến năm 2019 tổng lượng CTRSH trên địa bàn huyện phát sinh là 47,635 tấn/ngày tương đương 17.386.775 tấn/năm, năm 2025 phát sinh ước tính là 51,880 tấn/ngày tương đương 18.936.200 tấn/năm nếu vẫn áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt như hiện tại chắc chắn sẽ kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu thực tế và tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường và sức khỏe cộng đồng.

4.3. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại và thách thức trong công tác quản lý CTRSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 69 - 72)