Bảng 3.13: Các sản phẩm thuốc hạ huyết áp của công ty OPV

Một phần của tài liệu Khảo sát các chiến lược marketing mix nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp từ năm 2005 đến năm 2009 tại hà nội (Trang 39 - 41)

80% 83% 81% 2 0 4 0 6 0 8 0 1 0 0 % Bệnh nhân

Sản phẩm CoAprovel của công ty Sanofi cũng được nhấn mạnh đến hiệu quả sử dụng của nó với thông điệp “Hạ huyết áp hiệu quả cho điều trị tăng huyết áp khi không kiểm soát được với đơn trị”

 Gần 80% bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp với đơn trị trước đó đạt được huyết áp mục tiêu bằng irbesartan/HCTZ.

 80% bệnh nhân đạt huyết áp đích trong suốt 24 tháng.

Hình 3.17: Tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp tâm trương đích

 Irbesartan/HCTZ hạ huyết áp hiệu quả trên bệnh nhân THA nặng.

 Trong vòng 5 tuần, tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp tâm trương đích của Irbesartan đơn trị và Irbesartan/HCTZ lần lượt là 33,2% và 47,2%.

 Chỉ trong vòng tuần đầu tiên, 87% bệnh nhân sử dụng Irbesartan/HCTZ không còn ở trong tình trạng THA nặng và tỷ lệ này tăng đến 97% vào tuần thứ 5.

*Chiến lược phát triển sản phẩm mới của Pfizer

Amlor là sản phẩm mới của công ty Pfizer, bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam năm 2005, với hoạt chất amlodipine có tác dụng hạ huyết áp. Amlor có thông điệp chính là “phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ lâm sàng”.

Hình 3.18. Thông điệp của sản phẩm Amlor

Công ty nhấn mạnh đặc điểm nổi trội của Amlor làm giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch, nguyên nhân chủ yếu gây tử vong. Đặc biệt khẳng định hiệu quả điều trị Amlor dựa trên chứng cứ lâm sàng nên các bác sĩ tin tưởng sử dụng cho bệnh nhân. Amlor nhanh chóng được thị trường chấp nhận, đạt doanh thu gần 83 triệu USD trong năm 2006, chiếm 37% thị phần tại Việt Nam trong nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chẹn kênh Canxi.

3.1.3.Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phải vươn lên để khẳng định vị thế của mình. Trong thị trường dược phẩm đang cạnh tranh gay gắt, việc các công ty định vị được sản phẩm của mình là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một trong những chiến lược được các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất chính là chiến lược “Khác biệt hoá sản phẩm”. Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược đưa ra một sản phẩm khác hẳn sản phẩm của các đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của mình.Có rất nhiều cách để làm sản phẩm của mình khác biệt, nhưng để thành công thì phải có 3 đặc điểm sau: “Tạo ra giá trị khách hàng”, “Cung cấp giá trị thấy được”, “Khó bắt chước”.

Với các hãng dược phẩm lớn, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của họ là nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm. Các công ty lớn phân biệt họ với các đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra những công dụng, đặc tính nổi trội, tốt hơn so với

Không có tương tác đồng thời mang lại lợi ích cộng thêm khi sử dụng kết hợp với thuốc hạ áp khác. Làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch nghiêm trọng.

các sản phẩm trong cùng nhóm điều trị. Nhiều công ty đã khẳng định thương hiệu và vị trí của mình bằng các sản phẩm chiến lược như Betaloc của AstraZeneca, Micardis của Boeringer, Amlor của Pfizer, Aprovel của Sanofi Aventis…Các sản phẩm đó đã nâng cao vị thế và mang lại doanh thu không nhỏ cho các công ty.

AstraZeneca đã tạo ra các điểm khác biệt cho sản phẩm Zestroretic khi đưa ra thị trường.

Thông điệp của Zestoretic:

 Kiểm soát huyết áp hiệu quả và dung nạp tốt: chỉ 1,9% bệnh nhân ghi nhận có tác dụng ngoại ý.

 Liều duy nhất trong ngày giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt.

Năm 2006, Servier đưa ra thị trường cặp sản phẩm Preterax và Bi preterax, sóng đôi với 2 sản phẩm cũ là Coversyl và Coversyl plus vẫn đang có ưu thế trên thị trường. Các sản phẩm này của công ty đều được nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật riêng khi tung ra thị trường.

Thông điệp sản phẩm của Preterax:

Một phần của tài liệu Khảo sát các chiến lược marketing mix nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp từ năm 2005 đến năm 2009 tại hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w