Bảng 2.7. Ma trận phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Khảo sát các chiến lược marketing mix nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp từ năm 2005 đến năm 2009 tại hà nội (Trang 27 - 39)

thuốc qua các năm, thấy rằng trị giá thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng: + Năm 2006 đạt 475,403 triệu USD, tăng 20% so với năm 2005.

+ Năm 2007 đạt 600, 63 triệu USD, tăng 26,34% so với năm 2006. + Năm 2008 đạt 715, 435 triệu USD, tăng 19% so với năm 2007. + Năm 2009 đạt 870 triệu USD, tăng 22% so với năm 2008. [25].

Hình 1.15: Biểu đồ giá trị tiền thuốc sử dụng và tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam

Có thể nói, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Dược của chúng ta cũng có những bước tiến đáng kể. Từ chỗ thị trường chưa cung cấp cho nhu cầu 200.000 4 6 8 10 12 14 16 18 9.85 11.23 13.39 16.45 18.22 400.000 600.000 800.000 1000.000 1200.000 1400.000 1600.000 1800.000 2 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng (nghìn USD)

Tiền thuốc bình quân đầu người (USD)

điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến nay đã cung cấp đầy đủ thuốc và có xu hướng thừa thuốc ở những thành phố lớn. Điều đó đươc thể hiện rõ qua tiền thuốc bình quân đầu người tăng cao trong những năm gần đây: Năm 2008 tiền thuốc bình quân đầu người đạt 16,45USD/năm vượt hơn so với cả mức dự kiến của năm 2010 là15USD/người/năm.[1].

1.2.2.2. Thị trường thuốc điều trị tăng huyết áp.

Thị trường thuốc điều trị tăng huyết áp trong nước cũng diễn ra rất sôi động. Có rất nhiều biệt dược đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Số biệt dược lưu hành trên thị trường hết sức phong phú, bao gồm của các công ty nước ngoài và thuốc sản xuất trong nước như sau:

Bảng 1.4: Các biệt dược điều trị THA [4], [5], [39]

STT Nhóm thuôc Biệt dược

1 Thuốc chẹn beta Apo-atenol, Atenolol Stada, Betaloc Zok, Bihasal, Inderal, Lodoz, Metohexal, Plendil plus,

Tenormin….

2 Thuốc chẹn Alpha Carduran, Teranex.

3 Thuốc chẹn kênh Calci Adalat, Amlocor, Amlodipin Stada, Amtim, Lacipil, Lodimax, Nifedipine Stada, Plendil, Plendil plus…

4 Thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Accupril, Apo-enalapril, Benalapril, Capoten, Captohexal, Coversyl, Coversyl plus, Ednyt, Enalaril Domesco, Enahexal, Lisopress, Renitec, Zestoretic, Zestril…

5 Thuốc đối kháng thụ

thể Angiotensin Angioten, Aprovel, Cantar, Cozaar, Lifezar, Losartan Domesco, Micardis, Micardis plus… 6 Thuốc ức chế thần kinh

giao cảm trung ương Apo-methyldopa…

7 Thuốc lợi tiểu Furosemid, Hydrochlorothiazide…

Trong đó các thuốc có doanh số bán cao nhất năm 2006 gồm Coversyl, Lacipil,Renitec.

Bảng 1.5: Các thuốc hạ áp có doanh số bán cao nhất Việt Nam từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 10/2006 [1].

STT Tên thuốc Hoạt chất Hãng sản xuất Doanh số (nghìn USD)

1 Coversyl Perindopril Servier 157.684

2 Lacipil Lacidipine GSK 104.486

3 Renitec Enalapril maleat MSD 96.007

1.2.2.3. Tổng quan các khóa luận đã nghiên cứu vấn đề này.

Do các bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng nên các thuốc tim mạch ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong điều trị. Sự phong phú, đa dạng của các thuốc tim mạch ngày càng tăng, các hoạt động marketing diễn ra rất đa dạng, linh hoạt, vì vậy đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể:

- Phan Văn Hiệu (2002), Khảo sát và phân tích hoạt động marketing một số thuốc tim mạch tại thị trường Việt Nam trong vài năm gần đây, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.

- Lê Thị Thùy (2006), Nghiên cứu, đánh giá sự vận dụng lý thuyết marketing trên thị trường thuốc tim mạch tại Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.

- Ngô Thị Hồng Hạnh (2008), Khảo sát hoạt động marketing thuốc tim mạch trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2005-2007, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.

- Nguyễn Thị Anh Hoa(2009), Khảo sát hoạt động marketing một số thuốc tim mạch thế hệ mới trên thị trường Hà Nội, giai đoạn 2005-2008, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.

Đã có nhiều luận văn nghiên cứu về hoạt động marketing thuốc tim mạch. Nhưng do tăng huyết áp hiện đang là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, thuốc tim mạch rất rộng bao gồm nhiều nhóm điều trị, trong đó nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp là một nhóm lớn với rất nhiều hoạt chất, nhiều biệt dược, nên khóa luận đi sâu tìm hiểu các hoạt động marketing nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thị trường, cụ thể là trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Khóa luận đi sâu tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng, sản phẩm, công ty, khách hàng có liên quan đến hoạt động Marketing một số sản phẩm thuốc điều trị tăng huyết áp của các công ty trong và ngoài nước theo định hướng: những sản phẩm được Marketing một cách độc đáo, nổi bật, có doanh số bán lớn nhất, có thị phần nhiều nhất hoặc có tần xuất tiêu thụ nhiều nhất…

Bảng 2.6: Các công ty và sản phẩm nghiên cứu trong khóa luận

Nhóm công ty Tên công ty Tên sản phẩm

Những công ty dược phẩm hàng

đầu thế giới

Servier Coversyl, Coversyl plus, Preterax, Bipreterax, Natrilix. Sanofi Aventis Aprovel, Co aprovel

Pfizer Amlor

MSD Renitec

GSK Lacipil

Fournier Tanatril, Zanedip, Herbesser. Boringer Micardis, Micardis plus AstraZeneca Betaloc, Betaloc Zok, Imdur,

Zestril, Plendil, Tenormin.

CTDP thứ hạng trung bình

Sandoz Enahexal, Fenohexal, Simvahexal.

Sun pharma- Ấn độ Irovel

Doanh nghiệp sản xuất trong nước

Stada Việt Nam Nifedipine

Domesco Amlodipin, Captopril, Dorocan, Enalapril.

CTCP Dược Hậu Giang Apitim

2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu theo định hướng có mục đích, không xác suất: các sản phẩm, các hoạt động marketing điển hình, nổi trội.

2.3.1.Phương pháp hồi cứu

Thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để xác định rõ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Các dữ liệu gồm các tài liệu, báo cáo nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, các báo cáo chuyên ngành… có liên quan đến thị trường thuốc tăng huyết áp trước đây.

2.3.2 Phương pháp phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

Là phương pháp phân tích được áp dụng trong phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của một đối tượng nhằm tìm ra giải pháp Marketing – Mix tối ưu cho doanh nghiệp.

Bảng 2.7. Ma trận phân tích SWOT Ma trận SWOT Điểm mạnh – S (Strengths) Điểm yếu – W (Weaknesses) Cơ hội – O (Opportunities) Chiến lược SO:

Chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường

Chiến lược WO:

Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

Thách thức – T (Threats)

Chiến lược ST:

Chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

Chiến lược WT:

Chiến lược dựa trên khả năng hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Tiến hành phỏng vấn và thảo luận với một số chuyên gia về thuốc tăng huyết áp để từ đó tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình thị trường thuốc hạ huyết áp tại Hà Nội.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu mô tả của Marketing

Phân tích các dữ liệu để làm rõ việc ứng dụng 4 chính sách marketing vào sản phẩm tăng huyết áp của các hãng dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

Phân tích

Hình 2.16: Ứng dụng phương pháp mô tả trong nghiên cứu marketing 2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft office 2003 để tiến hành trình bày, xử lý số liệu, vẽ bảng biểu và sơ đồ.

Mô tả : Chùm sự kiện, sản phẩm, khách hàng? Thành công? thất bại

the comfort of your home for more info www.http://yahoo.com/ unRegular monthly income by wearing your shorts at the comfort of your home for more info www.http://yahoo.com/

www.http://yahoo.com/

cyber cafe scandal visit www.http://yahoo.com/ uncyber cafe scandal visit www.http://yahoo.com/

Latest video shot of infosys girl www. http://yahoo.com/ unLatest video shot of infosys girl www. http://yahoo.com/

Lý thuyết Marketing

Chính sách

sản phẩm Chính sách Giá Chính sách phân phối xúc tiến KDChính sách

Các chiến lược đã sử dụng và cách thức triển khai chiến lược

CÔN G TY KHÁC H HÀNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Chính sách sản phẩm

3.1.1. Chiến lược phát triển theo danh mục sản phẩm

THA là nguyên nhân chính của các tình trạng bệnh lý như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…Đây là một bệnh mạn tính, do vậy người bệnh phải chung sống suốt đời với THA. Thuốc điều trị THA là thuốc chuyên khoa sâu, do vậy các hãng dược phẩm hàng đầu đều có sản phẩm điều trị nhóm bệnh này. Tuy nhiên, với mỗi hãng thì danh mục sản phẩm hạ áp theo ba chiều lại khác nhau.

* Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm theo 3 chiều của AstraZeneca.

Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều rộng: công ty phát triển các sản phẩm điều trị THA theo nhiều nhóm khác nhau như nhóm chẹn kênh Canxi, nhóm chẹn bêta, nhóm ức chế men chuyển, nhóm giãn mạch.

Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều dài: trong một nhóm thuốc lại có nhiều sản phẩm khác nhau:

Trong nhóm chẹn kênh Canxi có Plendil, Plendil plus, Tenormin. Trong đó Plendil là sản phẩm đầu tiên được đưa vào thị trường Việt Nam năm 1995, dạng phóng thích kéo dài có tính chọn lọc mạch máu cao giúp giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp và dự phòng đau thắt ngực. Với những ưu điểm như vậy, Plendil nhanh chóng được thị trường chấp nhận.

Trong nhóm chẹn beta có Betaloc, Betaloc Zok.

Trong nhóm ức chế men chuyển có Zestril, Zestoretic... Trong nhóm giãn mạch có Imdur.

Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu

Mỗi thuốc lại có nhiều hàm lượng, thuận tiện cho bác sĩ trong việc chỉ định cho từng bệnh nhân.

Zestril có các hàm lượng 5mg, 10mg, 20mg. Betaloc Zok có 2 hàm lượng 25mg và 50mg.

Bảng 3.8 Danh mục phát triển sản phẩm của công ty AstraZeneca

Nhóm thuốc Sản phẩm Hàm lượng

Nhóm chẹn kênh Canxi Plendil Plendil plus Tenormin 5mg 5mg/47,5mg 25mg, 50mg, 100mg. Nhóm chẹn beta Betaloc Betaloc Zok 50mg 25mg, 50mg. Nhóm ức chế men chuyển Zestril

Zestoretic

5mg, 10mg, 20mg 20mg.

Nhóm giãn mạch Imdur 30mg, 60mg.

* Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm theo 3 chiều của Servier:

Tuy số lượng thuốc điều trị THA ít hơn so với công ty AstraZeneca nhưng Servier vẫn là công ty đứng đầu bảng về thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên thị trường Việt Nam.Với chính sách marketing bài bản, công ty đã xây dựng một danh mục sản phẩm mạnh và chắc.

Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều rộng: bao gồm nhóm ức chế men chuyển và nhóm lợi tiểu.

Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều dài: Đầu tiên, Servier có sản phẩm

Coversyl với ưu điểm vượt trội ( kiểm soát huyết áp trong suốt 24 giờ, thuốc không gây hạ huyết áp đột ngột và có tác dụng tốt đối với suy tim). Tiếp theo, công ty đưa ra thị trường các sản phẩm là Coversyl plus (Perindopril+Indapamide), Natrilix (Indapamide hemihydrates). Năm 2006, các sản phẩm Preterax và BiPreterax thuộc nhóm ức chế men chuyển cũng được Sevier đưa vào thị trường đã làm tăng thêm chiều dài danh mục sản phẩm của công ty, hiện Preterax đang là sản phẩm chiến lược của công ty, được tập trung vốn và các chiến lược marketing bài bản đã mang lại cho công ty lợi nhuận cao.

Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu: mỗi thuốc có các hàm lượng, bào chế khác nhau, thích hợp với các chỉ định khác nhau. Như Coversyl (Perindopril) có hàm lượng 4mg, 8mg. Tùy theo mỗi bệnh nhân và đáp ứng của họ mà điều chỉnh tăng liều từ từ đến liều tối đa là 8mg. Cùng hoạt chất perindopril với Coversyl còn có Preterax được chỉ định trong khởi trị tăng huyết áp và suy tim xung huyết.

Bảng 3.9: Danh mục phát triển sản phẩm của Sevier

Nhóm sản phẩm Sản phẩm Hàm lượng

Nhóm ức chế men chuyển Coversyl 8mg, 4mg.

Coversyl plus 4 mg

Preterax 2mg

Bi preterax 4mg Nhóm thuốc lợi tiểu Natrilix SR 1,5mg

* Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm của Sandoz

Trong nhóm công ty có thứ hạng trung bình, Sandoz vốn là một công ty chuyên về thuốc tim mạch của Đức. Danh mục sản phẩm của Sandoz cũng khá đa dạng và bao phủ rộng các thuốc tim mạch thế hệ mới trên thị trường. Tỷ trọng nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm hơn 30% trên tổng số thuốc.

Bảng 3.10: Danh mục phát triển sản phẩm của công ty Sandoz

Nhóm thuốc Sản phẩm Hàm lượng, qui cách

đóng gói

Nhóm chẹn kênh Canxi Nifehexal Retard Amlibon

20mg hộp 30v, 100v 5mg, hộp 2 vỉ x 15v

Nhóm chẹn beta Metohexal 10mg, hộp 30v, 50v, 100v. Nhóm ức chế men

chuyển Captohexal Captohexal Comp Enahexal

12,5mg, 25mg, 50mg 25/12,5mg

5mg, 10mg. Nhóm giãn mạch Isomonit 60Retard 60mg hộp 30v.

3.1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm mới

Một sản phẩm thuốc được coi là mới khi có hoạt chất mới, đường dùng mới, dạng bào chế mới hay công dụng mới. Với phương châm của luật dẫn đầu, “Tốt hơn và tốt nhất sao bằng vị trí đẫn đầu” [13]. các hãng dược phẩm lớn luôn bỏ ra

chi phí khổng lồ cho hoạt động R&D và đi tiên phong trong việc đưa ra thị trường những sản phẩm mới.

AstraZeneca chi 14 triệu USD mỗi ngày cho R&D trong khi doanh thu của công ty hàng năm tại Việt Nam khoảng 17 triệu USD. Điều đó cho thấy công ty rất coi trọng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. AstraZeneca với doanh số bán là 23,95 tỉ USD, là một trong các hãng bào chế hàng đầu, luôn đứng đầu trong việc bán các sản phẩm về tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, ung bướu, nhiễm khuẩn [1].

Sự ra đời các sản phẩm mới không những làm tăng thêm sự lựa chọn cho bệnh nhân, bác sĩ mà đồng thời còn nâng cao vị thế và uy tín của công ty trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Vì vậy chiến lược sản phẩm mới luôn là chiến lược quan trọng hàng đầu trong chính sách sản phẩm nói riêng và trong cả chính sách marketing nói chung của các công ty dược phẩm.

* Chiến lược sản phẩm mới thuộc nhóm hoạt chất mới

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II:

Cơ chế: thay vì ức chế men ACE như với nhóm ức chế men chuyển, hướng nghiên cứu mới tìm ra các thuốc có tác dụng ngăn không cho angiotensin II gắn vào thụ thể của nó (angiotensin II receptor, type 1) nằm ở mạch máu, tim, thận, do đó sẽ làm hạ huyết áp.

Ưu điểm: không gây ho khan như nhóm ức chế thụ thể angiotensin II.

Bảng 3.11: Các thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin điều trị tăng huyết áp STT Hoạt chất Tên biệt dược Hãng sản xuất

1 Telmisartan Micardis Boeringer

2 Losartan Cozaar MSD

3 Irbesartan Aprovel Sanofi-Aventis 4 Valsartan Diovan Novartis

* Chiến lược sản phẩm mới là dạng kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị

Rất nhiều sản phẩm khi dùng đơn độc không có hiệu quả điều trị tăng huyết áp, nhưng khi kết hợp với thuốc lợi tiểu thì lại mang lại hiệu quả rất lớn. Vì vậy các công ty đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới dạng kết hợp. Các dạng kết hợp này đều tuân thủ theo đúng phác đồ trị liệu, tạo điều kiện thực hiện tốt việc tuân thủ điều trị, giúp bệnh nhân sử dụng một cách thuận tiện nhất.

Bảng 3.12: Các biệt dược là dạng kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị

Tên biệt dược Hoạt chất Hãng sản xuất

Zestoretic Lisinopril (Zestril) + lợi niệu HCTZ AstraZeneca

Plendil plus Felodipine + Metoprolol AstraZeneca

Hyzaar Losartan + lợi niệu HCTZ MSD

Co-Diovan Candersartan(Diovan)+ HCTZ Novatis

Co-Aprovel Irbesartan (Aprovel)+ lợi niệu HCTZ Sanofi aventis

Coversyl plus Perindopril + lợi niệu HCTZ Servier

Coveram Perindopril + Amlodipine Servier

Combizar Losartan + lợi niệu HCTZ UnitedPharma VN (Nguồn MIMS Việt Nam 2008)

Nghiên cứu về chiến lược của các công ty đã áp dụng, ta nhận thấy các công ty đã sử dụng chiến lược sản phẩm mới một cách rất linh hoạt và bài bản. Mỗi công ty sử dụng chiến lược một cách khác nhau để đưa ra thị trường những sản phẩm mới, tăng thêm lựa chọn cho bác sĩ , tạo vị thế, đem lại lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu Khảo sát các chiến lược marketing mix nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp từ năm 2005 đến năm 2009 tại hà nội (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w