- Với da trắng ta mở lớn thêm một khẩu độ, với da đen ta đóng nhỏ bớt một khẩu độ Điều đó cũng có nghĩa là ta có thể dùng một chiếc khăn trắng (tôi dùng cái khăn lau ông kính), để đo thay thế cho cho bất kỳ vật trắng nào ở xa mà ta muốn giữ nguyên màu trắng khi in ảnh Có bác nào chụp
2. TTL Meter: là loại thiết bị gắn sẵn trong máy ảnh SLR, dSLR, MF
Hai dòng thiết bị này hoạt động trên hai nguyên tắc khắc hẳn nhau. "Exposure Meter" đo ánh sáng chiếu tới chủ thể. Để biết kết quả đo sáng chính xác ta cần đặt Meter gần nhất với chủ thể đồng thời hướng chính xác hình bán cầu mầu trắng của máy về phía ống kính. Góc định hướng này có ảnh hưởng rất quan trọng tới kết quả đo sáng. Thông thường người ta tìm cách sao cho trục của ống kính máy ảnh thẳng hàng với hình bán cầu trắng này. Ưu điểm của Meter cầm tay là nó không chịu ảnh hưởng của mầu sắc hay độ sẫm, nhạt của chủ thể. Nhưng trái lại không phải lúc nào ta cũng có thể tới gần để đo sáng như trong trường hợp ảnh phong cảnh xa. Mẹo để giải quyết trường hợp này là bạn giơ cao Meter hơn đầu và hướng hình bán cầu trắng theo hướng xa máy ảnh nhất. Kết quả đo sáng của Meter chỉ chính xác theo từng vùng và đây là một nhược điểm lớn.
Loại TTL Meter đo ánh sáng phản xạ từ vật thể qua ống kính máy ảnh. Cách đo sáng này chính xác theo phương diện là nó sẽ nhận được ánh sáng từ vật thể có kể đến cả những thay đổi trên quãng đường đi. Nhưng nhược điểm của nó là bị ảnh hưởng mạnh bởi mầu sắc của vật thể cũng như độ sẫm, nhạt của nó. Như thế kết quả đo sáng sẽ không chính xác và ta cần áp dụng thêm hiệu chỉnh kết quả đo sáng (sẽ đề cập tới sau) Trong các máy SLR, dSLR cao cấp thường có 3 kỹ thuật đo sáng điển hình:
- Matrix hay Multizone: đây là kỹ thuật tiên tiến nhất cho phép máy ảnh thao tác đo sáng tại nhiều vùng khác nhau trên ảnh rồi sau đó so sánh với các trường hợp đo sáng được tính toán trước và lưu trong bộ nhớ, tiếp theo máy sẽ cho gia một kết quả hoàn chỉnh nhất. Nến nhớ rằng trước đây TTL Meter chỉ tính giá trị trung bình của toàn ảnh mà thôi.
- Đo sáng trung tâm: ta hay thấy phần dành cho đo sáng có ký hiệu hình tròn, chiếm khoảng 75% khuôn ngắm. Khi thao tác đo sáng thì máy sẽ chỉ tính toán các giá trị được thấy trong phạm vi giới hạn này mà thôi. Đây là phương pháp đo sáng đặc biệt hiệu quả với thể loại ảnh chân dung.
- Đo sáng điểm: tuỳ theo máy mà góc đo sáng "spot" thay đổi trong khoảng từ 1° tới 5°. Đây là phương pháp được các nhiếp ảnh gia Pro ưa chuộng nhất vì nó cho biết chính xác độ tương phản của ảnh và cho một khả năng sáng tạo vô cùng.
Cả hai loại thiết bị đo sáng này đều hoạt động dựa trên chuẩn cổng nghiệp "độ xám trung mình 18%". Hãng Kodak đã chế tạo "Grey Card" phục vụ cho nhu cầu đo sáng "chuẩn" này. Trong phạm vi bài viết này NTL chỉ muốn đề cập tới thao tác đo sáng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên chứ không phải ánh sáng nhân tạo, rất chủ động, trong các studio.
Như đã đề cập tới trong bài viết #1 thì việc phân tích ánh sáng của một khuôn hình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sáng tạo. Dựa trên nguyên lý "Zone System" ta có thể chia độ tương phản của ảnh theo các cấp độ sau: