Các đặc điểm cơ bản khi phân biệt đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra độ khác biệt của logo dùng kỹ thuật so khớp ảnh (Trang 27 - 29)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Các đặc điểm cơ bản khi phân biệt đối tượng

Để phân biệt hai đối tượng với nhau trên ảnh các thuộc tính cơ bản nhất của hai đối tượng cần so sánh là: Hình dạng, màu sắc và kết cấu bề mặt.

Có nghĩa là hai ảnh ảnh chỉ cần khác nhau một trong ba đặc điểm này thì đã là hai ảnh không giống nhau. Khi thực hiện các ảnh được so sánh thường có cùng kích thước và độ phân giải.

a) b) c) d) e) f)

Hình 1.9 So sánh các hình với ba thuộc tính hình dáng, màu và kết cấu bề mặt Trong 6 hình trên chỉ có hình b) và e) là giống nhau vì giống nhau cả hình dáng, màu sắc và kết cấu bề mặt. Hình e) và f) khác nhau kết cấu bề mặt. a) khác b) hình dáng. c) khác d) về màu sắc. d) cũng khác e) về màu sắc.

Trong 3 đặc điểm cần so sánh thì so sánh hình dạng là khó khăn nhất là. Hình dạng giống nhau nhưng trên ảnh có thể có kích thước khác nhau, có thể quay ở các góc khác nhau, …làm cho ảnh có vẻ khác nhau. Với kết cấu bề mặt thì cũng có thể giống nhau nhưng khi ảnh của chúng bị xoay đi thì cũng có thể khác nhau.

Việc so sánh các đối tượng nói chung và logo nói riêng qua ảnh là rất cần thiết. Để xác nhận hai đối tượng giống nhau thì chúng phải có hình dáng, màu sắc và kết cấu bề mặt giống nhau. Hiện nay với mỗi sự so sánh của mỗi trong 3 đặc điểm có rất nhiều phương pháp. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu một số phương pháp phổ biến và mạnh thường được áp dụng hiện nay trong thực tế.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ KỸ THUẬT SO KHỚP QUA ẢNH HIỆN NAY 2.1 So sánh sự tương xứng về hình dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra độ khác biệt của logo dùng kỹ thuật so khớp ảnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)