Thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, thương dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giai thoại về các tác gia văn học việt nam (Trang 47 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, thương dân

Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh nhận xét: “Giai thoại thể hiện lòng tự hào dân tộc và những nguyện vọng dân chủ của nhân dân. Giai cấp phong kiến càng suy tàn thì hệ thống quan liêu càng cồng kềnh, sa đọa…”. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đặc biệt giai đoạn phong kiến suy tàn và giai đoạn thực dân nửa phong kiến, lòng tự hào dân tộc của bộ phận các tác gia văn học được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Với tài năng, tấm lòng yêu nước của mình, các tác gia đã nhìn thẳng vào những vấn đề nhức nhối, vào bọn quan lại, tay sai phản động để đả kích, vạch trần. Xung quanh các tác gia chân chính này luôn có những thoại rất hay, rất đẹp. Phải kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương….Không chỉ vậy, yêu nước còn thể hiện ở tinh thần tự hào về những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bộ phận giai thoại về các tác gia văn học Việt Nam thể hiện những nội dung này khá rõ.

Trong văn học Việt Nam, những nhà thơ lớn đều là những nhà thơ dân tộc. Nhưng nơi Nguyễn Khuyến, chữ “dân tộc” thật gần gũi, thích hợp, và sáng chói hơn cả. Dù ông không có bản văn hùng tráng như “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, những bài thơ trau chuốt như Bà huyện Thanh Quan, hay nhiều bài thơ đạo lý răn đời như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng nơi Nguyễn Khuyến, có một tấm lòng lai láng với cảnh vật non sông, chan chứa sự thông cảm với dân lành, đề cao tình bạn rạng ngời, và nhất là một lòng yêu nước sâu sa. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông đều thể hiện tấm lòng ấy.

Nguyễn Khuyến sống chan hoà với nông dân, người ta kể: khi ông đi dạo trong làng, gặp những cụ già, ông đã dừng lại mở cơi trầu, mời họ ăn và chuyện trò thật đằm thắm. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Khuyến có một tâm hồn thật bình dân. Và

văn học sử cho ta thấy: chưa có một quan lớn tổng đốc nào lại đi làm câu đối, câu phúng điếu cho người láng giềng, bà thông gia, anh thợ rèn, chị thợ nhuộm, chị hàng thịt như Nguyễn Khuyến. Những câu thật đẹp, thật hay, và cũng chứa đầy tình cảm, đôi khi có chút hài hước bên trong, như câu đối cho chị vợ anh hàng thịt để treo trong nhà:

Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang. Dịch:

Bốn mùa, tám tiết bền chung thuỷ Dặm liễu, gò bồ, muốn điểm trang.

Hai câu thơ nói lên sự thông cảm với nỗi lòng người goá phụ, nhưng cũng có những hình ảnh phù hợp với nghề nghiệp của cặp vợ chồng:"bát tiết canh, đôi bồ

dục". Thật là hóm hỉnh, sâu sa.

Quả thật, trước kia cũng có những nhà thơ tả cảnh nông thôn, nhưng vẫn còn ít nhiều xa lạ với phong cảnh Việt Nam. Sau này, tuy có những thi sĩ như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Anh Thơ đã vẽ ra nhiều nét đẹp làng quê và tâm tình người nông thôn nhưng tấm lòng họ dành cho làng xóm và thân phận tối tăm của người dân quê, thật không thể so sánh được với Nguyễn Khuyến. Chỉ có ít nhà văn sau này như Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng là có thể thấy và mô tả được như ông, nhưng đó là văn xuôi và là cái nhìn của mấy chục năm sau. Có thể nói rằng: trước và sau đó, chưa có nhà thơ nào có bức tranh sinh động về làng nước và chan chứa với mối cảm thông với đời sống cực nhọc của dân, qua đó để lại ấn tượng sâu đậm cho đời, bằng nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông là một nhà thơ, một nhà yêu nước có tâm, có tài, có trách nhiệm với đất nước. Mặc dù đã về sống cảnh điền viên nhưng nhà thơ vẫn canh cánh trong lòng tấm chân tình với dân tộc. Thời đại Nguyễn Khuyến sống là một xã hội mà vua quan đều như "phường chèo", dù có danh vị tiến sĩ như ông thì cũng chỉ như là "tiến sĩ giấy". Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, cái nghèo khổ như một màn đêm bao trùm đất nước, trừ số ít người ngay chính, chỉ có những kẻ ăn mảnh, đi đêm với thực dân như quan kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải, Tổng đốc Vũ Văn Báo, quan

tuần Tiên Khoán, quan huyện Thanh Liêm, ông tổng Cóc mới trở nên giàu nhờ vơ vét của dân. Thương dân, Nguyễn Khuyến bênh họ bằng cái cười để các quan lại bỏ thói bợ đỡ các quan Tây, bớt hà hiếp dân lành:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ Ngày trước làm quan cũng thế a?

(Vịnh Kiều bán mình)

Cùng với Nguyễn Khuyến, có không ít tác gia đương thời có tâm, có tình với đất nước. Và chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ Nam Bộ “thà đui mà giữ đạo nhà”. Khái niệm yêu nước rất rộng. Yêu nước không chỉ là căm thù giặc, chiến đấu với kẻ thù mà còn là việc tự hào về văn hóa của dân tộc. Câu chuyện giản dị dưới đây là một minh chứng cho điều đó.

Giai thoại kể rằng: “Trong những ngày Nguyễn Đình Chiểu về sống tại Ba Tri, Phan Văn Trị - vừa là bạn thơ, vừa là bạn đồng tâm, đồng chí hay lui tới đàm đạo về thời cuộc, về vận mệnh của đất nước. Biết tính bạn thích ăn mắm đồng, nên cụ Đồ Chiểu bảo người nhà, trong mâm cơm phải có món mắm ngon. Câu chuyện đang rôm rả giữa bữa cơm, thì cụ Đồ nhắc đến Tôn Thọ Tường. Cụ Trị bĩu môi nói: Thằng Tường theo Tây được chức quan lớn, vì vậy có người bảo nó khôn, còn tôi như vậy thiên hạ bảo tôi là khùng. Anh thấy đó, khùng thì khùng, chớ "Di, tề nào khứng giúp Châu". Nghe xong, Nguyễn Đình Chiểu đặt chén xuống bàn, cười khẩy, nói:

- Thằng Tường theo Tây, đã quen món cơm Tây, chắc nó không ăn mắm được như bọn mình rồi.

Cụ Trị tán thành:

- Phải rồi ! Hễ còn biết ăn mắm sống, thì không phải là Tây”.

Thế ra quan điểm dân tộc, yêu nước, cũng gắn liền với chén mắm cổ truyền – món ăn dân dã của nhân dân nước Việt.

Hay một thoại kể rằng: Bọn thực dân Pháp rất xảo quyệt, chúng biết Nguyễn Đình Chiểu có uy tín lớn trong dân nên tìm cách mua chuộc ông. Tên Misen Pông sông (Michel Ponchon), Tỉnh trưởng Bến Tre mấy lần đến gặp Nguyễn Đình Chiểu. Hắn giả vờ xin ông nhuận sắc cho tập thơ Lục Vân Tiên mà hắn cho là một tác phẩm

rất đáng trân trọng. Hắn tỏ ý muốn cấp tiền cho ông lúc tuổi già, lần cuối cùng hắn đặt vấn đề trả lại đất đai cũ nơi quê nhà của ông ở Gia Định mà chúng đã chiếm đoạt. Những lần gặp gỡ và đối diện với tên Pông sông, Nguyễn Đình Chiểu đã tỏ thái độ dứt khoát, khảng khái từ chối mọi đề nghị của kẻ thù. Ông đã thẳng thừng trả lời Pôngsông : “Nước chung đã mất, đất riêng còn có được sao?”. Cuối cùng, Pôngsông hỏi ông muốn gì? Ông nói: Muốn được làm lễ tế nghĩa quân lục tỉnh trận vong, những người vì nước quên mình mà ông rất kính phục. Được viên Tỉnh trưởng chấp thuận, tại chợ Đập (chợ Ba Tri ngày nay), Nguyễn Đình Chiểu đã cùng với nhân dân công khai tổ chức trọng thể lễ tế nghĩa sĩ lục tỉnh trận vong. Bài “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh” do ông sáng tác và đọc tại buổi lễ làm cho hàng ngàn người có mặt xúc động không cầm được nước mắt. Buổi lễ đã gây ấn tượng sâu sắc trong nhân dân về “Khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” và đã trở thành sự kiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhân dân ở nhiều nơi trong vùng kể từ khi giặc Pháp hoàn thành việc chiếm đóng Nam Kỳ lục tỉnh.

Rõ ràng là với ngôi sao sáng của văn học Việt Nam, tuy mù lòa nhưng tinh thần yêu nước vẫn không hề vơi cạn. Nhà thơ sẵn sàng đối diện trước kẻ thù để khảng khái đòi quyền được khóc thương cho những con người anh hùng đã ngã xuống cho dân tộc.

Ngoài một số thoại về các nhà văn, nhà thơ kể trên qua khảo sát, chúng tôi còn thấy không ít các thoại về các vị vua, vị quan lại trong triều đình cũng cho thấy nội dung yêu nước, tự hào dân tộc, thương dân. Những giai thoại xoay quanh các vị này không nhằm mục đích đả kích vào bọn quan lại, tay sai phản động ở trong nước mà chủ yếu hướng vào đối tượng ngoại quốc, khẳng định vị thế của đất nước. Đó là các câu chuyện về Đỗ Thuận, Mạc Đĩnh Chi…

Giai thoại “Tay lái đò hay chữ” sau đây là ví dụ điển hình cho tinh thần dân tộc của một nhà thơ, đồng thời là một vị quan lớn: “Đời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) có sư Đỗ Thuận là người học rộng thơ hay, am hiểu việc đời, giúp nhà vua có công lao lớn, nhưng mỗi lần nhà vua định phong chức cho thì sư đều không nhận. Vì thế, Lê Đại Hành càng kính trọng, nhà vua thường chỉ gọi là Đỗ pháp sư chứ không gọi tên thật. Khoảng năm Thiên Phúc thứ tám (987), vua nhà Tống sai quốc

tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ Việt Nam. Vua Lê Đại Hành bèn sai sứ Thuận giả làm người chèo đò ra đón sứ ở bên bờ sông Sách Giang, Lý Giác vốn là một tay sính thơ khi ngồi đò nhân trông thấy xa xa trên mặt nước có hai con ngỗng trời, liền ngâm hai câu thơ rằng:

Nga nga lưỡng nga nga, Ngưỡng diện hướng thiên nha Dịch:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng Chân trời nghển cổ trông.

Sư Thuận nghe xong tay vẫn chèo nhịp nhàng, miệng tươi tắn nối vần ngâm tiếp hai câu cho thành một bài tứ tuyệt:

Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba. Dịch:

Lông trắng phơi nước biếc, Sóng xanh quậy chèo hồng.

Thấy một tay lái đò mà cũng hay chữ như vậy, Lý Giác hết sức kinh ngạc và cảm phục.

Về sau, vua nhà Tống còn sai Lý Giác sang sứ Giao Châu một lần nữa. Lúc về, Lý Giác có tặng sư Thuận một bài thơ lưu biệt trong đó có hai câu:

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu, Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu. Dịch:

Ngoài trời còn có trời nên chiếu, Sóng lặng khe đầm rọi mảnh thu.

Sư Thuận đưa bài thơ cho Lê Đại Hành. Vua triệu sư Khuông Việt vào giải thích hộ. Khuông Việt nói: "Đây là sứ Trung Hoa tỏ ý kính trọng bệ hạ cũng ngang với hoàng đế của ông ta". Vua hài lòng lắm, liền sai sư Khuông Việt làm một bài ca tiễn Lý Giác. Bài ca làm theo điệu "Tống vương lang qui" như sau:

Giao vọng thần tiên phục đế hương Vạn trùng sơn thùy thiệp thương lương

Cửu thiên qui lộ trường, Nhân tình thảm thiết, đốt ly thương.

Phan luyến sứ tình lang,

Nguyện tương thâm ý vị Nam cương, Phân minh báo ngã hoàng. Dịch:

Trời lạnh gió tốt cánh buồm trương, Ngùi ngóng người tiên lại đế hương Muôn trùng non nước sóng mênh mang

Chín trời thăm thẳm dặm trường Nhìn chén biệt ly tình thảm thương

Vin xe sứ lòng vấn vương, Xin đem thâm ý vì Nam cương Phân minh báo thánh hoàng” [16, tr. 49].

Chỉ một vài câu thơ mà Sư Thuận đã khiến cho sứ giả của một nước lớn phải ngả đầu kính phục trước tài năng của nhân dân Đại Việt nhỏ bé. Đó chính là tinh thần tự tôn của dân tộc ở thời kì hào khí Đông A anh hùng.

Ở nội dung này, không thể không kể đến một số thoại đi sứ của các nhà thơ, nhà văn. Chính trong hoàn cảnh đối mặt với ngoại bang, tài năng, trí tuệ của các tác gia được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết. Ở bộ phận giai thoại này, không thể không kể đến các câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi đi sứ.

Theo khảo sát, chúng tôi thấy có 19 thoại (chưa kể dị bản) xoay quanh việc Mạc Đĩnh Chi đi sứ. Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Ông thông minh hơn người, nhưng tướng mạo xấu xí. Hoạt động và tài năng văn chương của ông đã để lại nhiều giai thoại nổi tiếng.

“Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Mạc Ðĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ thì phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa

đón. Chẳng may hôm lên đường gặp phải mưa gió, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời tối, cửa ải đã đóng. Mạc Ðĩnh Chi nói mãi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì mở cửa ải:

Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan. Nghĩa là:

Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan. Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một chữ mà riêng chữ “quan” nhắc lại tới bốn lần. Chữ “quá” nhắc lại 3 lần. Mạc Ðĩnh Chi cảm thấy rất khó đối, nhưng nếu im lặng thì e mất thể diện. Ông bèn nhân cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc lên một câu rằng:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối Nghĩa là:

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.

Tưởng đã bí, thế mà lại hoá ra có một câu đối hay. Người Nguyên phải chịu Mạc Ðĩnh Chi là có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi” [16, tr. 75].

Trong tình huống này, giả sử, Mạc Đĩnh Chi không đối được thì sao? Cái trước mắt là bọn lính nhà Nguyên sẽ không chịu mở cửa ải, đoàn sứ của ta phải quay lại nhưng điều quan trọng hơn là thể diện của một quốc gia, một dân tộc sẽ bị mất trong “tích tắc”. Nếu không phải là một tài năng xuất chúng thì vị thế của đất nước sẽ bị ngoại bang cười chê.

Sang bên nhà Nguyên đi sứ, không ít lần, Mạc Đĩnh Chi bị bọn người nhà Nguyên đưa vào tình huống thử thách. Chúng luôn coi mình là đứng đầu thiên hạ, coi khinh dân tộc Đại Việt nhỏ bé của chúng ta. Nhưng hết lần này đến lần khác, chúng đều phải ngả mũ kính phục. Thoại “Trăng là sao, cung là đạn” lại một lần nữa khiến ngoại bang phương Bắc không khỏi khâm phục con dân của nước Đại Việt: “Mạc Ðĩnh Chi sang sứ Triều Nguyễn, lúc vào bệ kiến, vua Nguyên muốn thử tài văn chương của Trạng và cũng muốn dò tiết khí của viên bồi thần bằng một câu đối. Vua Nguyên đọc:

Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ. Nghĩa là:

Mặt trời vừa lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vừng trăng.

Mạc Ðỉnh Chi biết là Vua Nguyên kiêu hãnh, tự xem mình là mặt trời, và coi Việt Nam như là mặt trăng, ban ngày nhất định phải bị mặt trời thôn tính, ông bèn ứng khẩu đối ngay:

Nguyệt cung linh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô Nghĩa là:

Trăng là cung; sao là đạn, chiếu tối bắn rơi mặt trời

Câu ra đã giỏi mà câu đối lại còn tài hơn. Vua Nguyên nghe đối biết mình đã bị trả miếng rất đau, nhưng cũng hết sức kính phục Mạc Ðĩnh Chi, bèn thưởng cho Trạng Việt Nam rượu ngon và rất nhiều vàng lụa” [16, tr. 76].

Như vậy, với tài đối đáp chữ nghĩa tài giỏi, mẫn tiệp, ông không chỉ được vua quan nhà Nguyên khâm phục, trọng thưởng khác hẳn lệ thường mà thực sự đã làm rạng danh đất nước. Trong chùm giai thoại đi sứ của họ Mạc, còn rất nhiều thoại khác như: Chim chích - ếch ộp, Lưỡng quốc trạng nguyên, Chỉ có hai người, Bốn chữ nhất, Ruột vuông…cũng thể hiện thành công nội dung này. Cùng với Mạc Đĩnh Chi, có không ít các tác gia khác cũng làm rạng danh thể diện của quốc gia, dân tộc qua những thoại đi sứ như nhân vật dưới đây: “Đương thời, tài thơ văn ứng đáp của Nguyễn Tông Quai lẫy lừng hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Chuyến đi sứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giai thoại về các tác gia văn học việt nam (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)