a) Giải đồng tễ nguyệt phong quang, thượng kế Mật Vân chi pháp đạo, phương dục hoằng khai học hội, tiếp dẫn hậu côn, khải liệu cánh sanh Cực Lạc khắc nhân khứ.
Thi đẳng kim thanh ngọc chấn, vĩnh vi khổ hải chi từ hàng, thượng kỳ thân chứng viên thông, truy tung tiên giác, cấp nghi phục nhập Sa Bà liễu nguyện lai
24
Niêm Đề: là một thuật ngữ Thiền Tông, còn gọi là Niêm Cổ, hoặc Niêm Tắc, có nghĩa là “niêm bình cổ tắc” (chọn ra một câu chuyện cũ để bình giảng). Trong cách thuyết pháp của Thiền lâm, vị giảng sư nêu lên một câu chuyện xưa, hoặc một công án để khơi mở tâm địa, chỉ dạy yếu chỉ tông môn cho người học. Tuy gọi là “bình giảng” nhưng lời giảng thường khiến cho người nghe hoang mang nhiều hơn, với mục đích thúc đẩy nghi tình để người nghe tự lãnh ngộ ý chỉ, chứ không dựa theo tri kiến văn tự để giải thích công án.
25
Chỉ chàng cuồng Diễn Nhã Đạt Đa trong kinh Lăng Nghiêm, anh ta soi gương thấy hình bóng cái đầu của mình hiện trong gương, đâm ra hoảng sợ phát cuồng.
26
(Giải hệt trăng trong gió mát, kế thừa pháp đạo của Mật Vân, vừa muốn rộng mở học hội tiếp dẫn đàn em, nào ngờ đã sanh về Cực Lạc để thỏa cái nhân
Thơ như vàng gieo ngọc chạm, mãi là thuyền từ trong biển khổ, vẫn mong tự chứng viên thông nối gót tiên giác, gấp nên quay trở lại Sa Bà hòng thỏa chí nguyện)
b) Thống pháp đạo chi thức vi, phúc uẩn kinh luân, chí đồ khôi phục, viện quan trưởng dĩ tác kim thang, hà ý bán đồ nhi thệ,
Ký tông phong chi phi chấn, tâm huyền tảo giám, khẩu thổ châu ky, xan cức lê dĩ phổ lưu bố, khả vân vĩnh kiếp thường tồn
(Đau vì pháp đạo suy vi, bụng chứa kinh luân, chí mong khôi phục, cậy nhờ quan chức để bảo vệ, nào hay nửa đường khuất bóng,
Mong cho tông phong rạng rỡ, lòng sáng gương trong, miệng phun châu ngọc, gạt trừ gai góc hòng rộng truyền, đáng gọi muôn kiếp thường còn)