1. Phương pháp thay ñất:
Khi nền móng toạ lạc trên những vùng gặp túi bùn hay những ao hồ thì thường gia cố bằng phương pháp thay ñất. Khi ñó ta tát hết nước, vét sạch bùn rồi ñắp lại bằng ñất tốt.
2. Gia cố nền móng bằng cọc tre:
+ ðây là phương pháp gia cố nền móng mang tính truyền thống từ xa xưa nhưng ñến nay vẫn còn ñược sử dụng rất nhiều.
+ Phương pháp này ñược sử dụng cho công trình loại nhỏ trên nền ñất yếu luôn luôn có nước ngầm.
+ Tre làm cọc phải là tre già (trên 2 năm tuổi) không bị sâu kiến, cụt ngọn, phải thẳng (ñộ cong cho phép là 1%l). Dùng tre tươi, chiều dày thịt từ 1÷1,5cm; ñường kính nhỏ nhất là 6cm (phổ biến là 8-10cm). ðoạn cọc dài 2-3m, ñầu cọc trên cưa phẳng cách ñốt 4-5cm, ñầu cọc dưới cách ñốt 20cm và ñược vót nhọn hình móng lợn. Không ñược ñẽo nhẵn mắt và róc tinh tre.
+ Số lượng cọc dùng thường từ 20-25 cọc/1m2. Nếu ñất yếu có thể từ 25- 35cọc/1m2.
+ Dụng cụ ñóng cọc là một cái vồ bằng gỗ cứng nặng 8-10kg. Khi ñóng cọc không ñược ñể vỡ ñầu cọc, muốn vậy người ta thường sử dụng môt cái chụp
hình nón cụt có ñk miệng 10-12cm, ñk ñáy 6cm và cao từ 6-10cm làm bằng tôn dày 4-5 ly. Khi ñóng cọc ta chụp nó lên ñầu cọc, phương ñóng phải thẳng ñứng.
+ Cọc tre có tác dụng lèn ép ñất nên phải ñóng từ ngoài vào theo hình xoắn ốc. Với những móng dài và rộng phải phân ra từng ñoạn ñể ñóng và trong mỗi ñoạn cũng ñóng theo kiểu xoắn ốc.
Hình 1-26 : Sơñồ ñóng cọc tre
a). Móng cột. b) Móng băng
+ Khi ñã ñóng ñủ số cọc theo thiết kế thì dùng cưa cắt phẳng ñầu cọc theo một cốt nhất ñịnh (không dùng dao rựa ñể chặt ñầu cọc). Nếu cọc nào chưa xuống sâu mà bị vỡ ñầu thì nhổ cọc ñó lên và thay bằng cọc mới. Nếu thực sự cọc bị chối thì dùng cưa cắt phẳng bỏ phần thừa.
3. Gia cố nền bằng cọc gỗ:
+ Phương pháp này ñược sử dụng ở những vùng luôn luôn có nước như vùng có nước ngầm, ao, hồ, sông ngòi ....
+ Hiện nay phương pháp này hầu như không ñược sử dụng vì không kinh tế.
4. Gia cố nền bằng cọc ống thép:
Biện pháp này hiện nay ít sử dụng vì không kinh tế. (Tham khảo ở giáo trình)
5. Gia cố nền bằng cọc cát:
Biện pháp này hiện nay ít sử dụng vì khả năng chịu lực không cao nhưng thi công vẫn phức tạp.
(Tham khảo ở giáo trình)
6. Gia cố nền bằng cọc bêtông cốt thép:
+ Phương pháp này hiện nay ñược sử dụng rộng rãi do có nhiều ưu ñiểm là chịu lực tốt, liên kết với móng công trình chắc chắn, phù hợp với nhiều loại nền và tiết diện ña dạng.
+ Cọc có thể ñược chế tạo tại nhà máy hay ñúc tại công trường. Mác bê tông cọc từ 200#ñến 400#. Tiết diện cọc thông thường là hình vuông, ngoài ra còn có tiết diện hình tam giác, tròn hoặc ña giác ñều. Tiết diện cọc hình vuông có cạnh từ 20cm ñến 40cm. Chiều dài cọc phổ biến từ 3-25m, khi cọc dài thường ñược chế tạo thành nhiều ñoạn, chiều dài mỗi ñoạn bị giới hạn bởi thiết bị vận chuyển và máy ñóng (ép) cọc.
Những thép dọc chịu lực của cọc ñược tính toán ñể chịu những ứng suất phát sinh trong cọc khi vận chuyển, dựng cọc, ñóng cọc và sự làm việc của cọc trong công trình. Các cốt ñai và thép cấu tạo dùng ñể giữ các cốt dọc ở ñúng vị trí thiết kế và chịu lực cắt.
Mũi cọc tiếp xúc trực tiếp với ñất cứng, chịu lực va ñập lớn nên ngoài việc cấu tạo mũi cọc bằng ñai thép dày 10ly bọc chặt các thanh thép dọc và thép dẫn, người ta còn tăng cường các lưới thép chống va ñập ñk 4-6mm ñược ñặt dày cách khoảng 10cm trong ñoạn dài 1m tính từ mũi cọc.
ðầu cọc chịu trực tiếp lực va ñập của búa hoặc kích thuỷ lực, vì vậy cần gia cường thép bằng cách ñặt các lưới thép có mắt lưới 50x50mm, cách nhau 50mm, trong ñoạn dài 30cm (4-6 lưới). Trong ñoạn dài 1m tính từ ñầu cọc gia cường thêm cốt ñai dày 10cm. Tuy ñã gia cường nhưng ñể chống nứt cho ñầu cọc, khi ñóng (ép) người ta trang bị thêm một ñệm ñầu cọc bằng gỗ hay bằng thép bên trong ñựng một lớp cát rất mịn ñể ngăn cách búa với ñầu cọc.
Trên thân cọc còn bố trí 1 hay 2 móc cẩu cấu tạo bằng thép fi 10 hay 12. Vị trí ñặt móc cẩu ñược tính toán sao cho mômen âm và mômen dương xuất hiện trên cọc có giá trị gần bằng nhau. Nếu bố trí 2 móc cẩu thì khoảng cách từ ñầu (hay mũi) cọc ñến vị trí ñặt móc cẩu là 0,21l; còn nếu ñặt 1 móc cẩu thì khoảng cách ñó là 0,3l; với l là chiều dài cọc.
Hình 1-26 : Bố trí móc cẩu trên cọc.
* Phân biệt cọc chống và cọc ma sát (cọc treo):
Hình 1-27 : Phân biệt cọc chống và cọc ma sát.
a). Cọc chống. b) Cọc ma sát.
1. Móng công trình 2. Cọc 3. Lớp ñất yếu 4. Lớp ñất tốt
+ Cọc chống: Khi lớp ñất yếu cần gia cường có chiều dày không lớn và ngay dưới lớp ñất yếu là lớp ñất tốt ñể cọc tựa vào ñó. Cọc chống làm việc với lực nén tác dụng từñầu cọc.
+ Cọc ma sát (cọc treo): Khi lớp ñất yếu có chiều dày lớn, lớp ñất tốt ở khá sâu. Cọc ma sát làm việc trên nguyên tắc dựa vào lực ma sát giữa thân cọc và ñất mà có sự cân bằng giữa tải trọng của công trình truyền xuống và phản lực của ñất nền.