bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
3.5.2.1. Giải pháp về chính sách và thực hiện các chính sách bồi thường GPMB
- Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai nói chung, chính sách về bồi, hỗ trợ và tái định cư nói riêng còn thiếu đồng bộ, không ổn định, thường xuyên thay đổi. Vì vậy đã gây khó khăn phức tạp cho công tác bồi thường GPMB.
- Trong thời gian tới cần tập trung, tiếp tục đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và giải quyết được căn bản các mối quan hệ về đất đai.
- Từng bước hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo giá bồi thường đất, các loại tài sản trên đất tương đương với giá thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, tương quan với các thành phố lân cận.
- Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, kiên quyết sử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng đất, xây dựng các công trình không đúng quy hoạch;
- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất, tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Từ đó để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực sự là công cụ quan trong trong công tác quản lý đất đai nói chung và
công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB nói riêng.
- Hàng năm cần bố trí kinh phí thích đáng để xây dựng Bảng giá đất phù hợp với giá đất thực tế của địa phương và từng khu vực. Tăng cường công tác quản lý giá đất, từng bước hoàn thiện bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố; kịp thời điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động lớn, khắc phục tình trạng giá bồi thường về đất thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế trên thị trường.
- Cần đẩy mạnh và phát huy có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn từ Quỹ phát triển đất. Sử dụng nguồn vốn vay (trích từ 30% - 40% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) tranh thủ các nguồn lực, tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tư.
- Đề xuất với UBND thành phố Hà Nội các đề án hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo hài hoà 3 lợi ích: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư.
- Nhà nước thống nhất việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Cần có cơ quan độc lập để định giá đất tại thời điểm thu hồi đất.
3.5.2.2. Giải pháp về ổn định việc làm của người dân
- Đề xuất bổ sung những quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, chính sách an sinh xã hội. Mức hỗ trợ cần điều chỉnh cao hơn nữa để từ đó phát huy được hiệu quả của việc hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi. Bổ sung các quy định về trợ cấp cho người dân sau khi bị thu hồi đất mà chưa có việc làm, đặc biệt là đối với hộ gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo, cân nghèo, những người đã quá tuổi lao động như: hàng năm cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, miễn giảm học phí cho học sinh...) hoặc kinh phí tái tạo đất cho người dân bị thu hồi đất nông
nghiệp. Các chủ đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm đóng góp để hỗ trợ.
- Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn lại và năng suất cây trồng để người dân yên tâm sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực.
- Đề nghị các nhà đầu tư khi được giao đất, cho thuê đất phải cam kết có trách nhiệm tiếp nhận lao động, đào tạo nghề và tạo việc làm cho người bị thu hồi đất.
- Cần có những định hướng, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ đạt được hiệu quả.
3.5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ máy quản lý và những người làm công tác bồi thường GPMB
- Hiện nay việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất được giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp của huyện bước đầu đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên đội ngũ những người tham gia thực hiện công tác này còn chưa đồng bộ, trình độ hiểu biết chính sách pháp về đất đai còn hạn chế vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện còn châm, hiệu quả công việc chưa cao, giải thích cho người dân có đất bị thu hồi còn chưa thỏa đáng, thấu hiểu, chưa đáp ứng được nhu cầu“đất sạch” để thực hiện các dự án đầu tư. Vì vậy đối với những người làm công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng cần phải có trình độ chuyên môn hiểu biết sâu, am hiểu về chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là pháp luật đất đai.
- Cần đổi mới công tác lãnh đạo chỉ đạo, lề lối làm việc cũng như tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở các cấp, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuyên sâu; tăng thêm cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở cả 3 cấp thành phố, huyện và xã, thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
chất lượng cho lực lượng làm công tác xác định giá đất, công tác bồi thường GPMB, giữ ổn định đội ngũ làm công tác này.
3.5.2.4. Giải pháp triển khai tổ chức thực hiện
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xác định là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp uỷ, chính quyền đến các đoàn thể nhân dân. UBND các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, thành lập các Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác để chỉ đạo thống nhất. Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, phân công và quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan theo từng nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
- Đánh giá sơ kết, tổng kết, khen thưởng động viện kịp thời những tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp gây cản trở, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Quan tâm thực hiện tốt công tác chuẩn bị thu hồi đất ngay từ ban đầu, bảo đảm thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia giám sát của nhân dân.
- Các dự án đầu tư cần phải được bố trí về vốn một cách đầy đủ, kịp thời. - Trước khi chấp thuận đầu tư các dự án cần phải đánh giá khả năng kinh doanh phát triển của nhà đầu tư để chánh tình trạng khi có mặt bằng sạch rồi, các nhà đầu tư không đầu tư, hoặc đầu tư cầm chừng, kéo dài để đất trống, bỏ hoang gây lãng phí đất, gây bức súc cho nhân dân như một số dự án hiện nay.
- Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vướng mắc khó khăn những tồn tại, kiến nghị của nhân dân trong bồi thường giải phóng mặt bằng,
tăng cường công tác kiểm tra và kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án đầu tư đã bồi thường xong nhưng không tiến hành đầu tư.
- Trước khi thu hồi đất cần tổ chức điều tra, khảo sát đời sống, việc làm của người dân có đất thu hồi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, có giải pháp hợp lý, hiệu quả để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương có đất thu hồi nhằm ổn định đời sống của nhân dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. kết luận
(1). Công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Ba Vì trong những năm qua đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về công tác bồi thường GPMB các dự án trên địa bàn. Nội dung văn bản ban hành phù hợp với các quy định của Luật đất đai và có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương.
Trong giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn huyện đã thực hiện 15 dự án, kết quả đã thu hồi 813,3 ha đã thực hiện bồi thường 6.033 tỷ đồng, hỗ trợ 9,81 tỷ đồng.
(2). Kết quả nghiên cứu ở 2 dự án đại diện là Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức BOT có 550 hộ, và dự án Xây dựng mới trạm 110KV trên địa bàn huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội: 2 dự án đã thu hồi 78,5ha đất, ảnh hưởng đến 811 hộ đan, đã bồi thường 1.616,2 tỷ đồng.
Theo đánh giá người dân đối với thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án còn chưa thỏa đáng. Sau khi tiến hành GPMB, thu hồi đất, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đi đồng thời lao động phi nông nghiệp tăng lên. Công tác hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề thực hiện chưa tốt làm tăng tỷ lệ lao động bị thất nghiệp. Kết quả khảo sát 85 hộ dân của dụ án 1 và 75 hộ dân của dự án 2 cho thấy: Đối với dự án 1 chỉ có 3,5% ý kiến đánh giá tình hình việc làm sau khi thu hồi đất dự án tốt hơn, 96,5% ý kiến cho rằng không thay đổi và kém hơn. Đối với dự án 2 chỉ có 2,7% ý kiến đánh giá tình hình việc làm sau khi thu hồi đất dự án tốt hơn, 97,3% ý kiến cho rằng việc làm không thay đổi và kém hơn trước khi thu hồi đất. Tìn hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất tại 2 dự án cũng có xu hướng kém hơn trước, tỷ
lệ đánh giá kém hơn của 2 dự án lần lượt là từ 32,9% đến 49%.
(3). Để công tác thu hồi giải phóng mặt bằng được thực hiện tốt hơn, cần thực hiện một số giải pháp là: Giải pháp về chính sách và thực hiện các chính sách bồi thường GPMB;Giải pháp về ổn định việc làm của người dân; Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ máy quản lý và những người làm công tác bồi thường GPMB; Giải pháp triển khai tổ chức thực hiện.
2. Kiến nghị
- Đề nghị Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố khi tham mưu ban hành bộ đơn giá về bồi thường GPMB cần kiểm tra thực tế giá khu vực tại thời điểm bồi thường với giá dự định trong chính sách bồi thường, hỗ trợ.
- Xây dựng giá đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để có mức giá phù hợp với giá chuyển nhượng trên thị trường tại thời điểm bồi thường.
- Về chính sách hỗ trợ, lập quy hoạch khu tái định cư đề nghị UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành nhanh, kịp thời để tạo điều kiện cho các hộ gia đình bị thu hồi đất, giải toả nhà có nơi ăn chốn ở ổn định. Đào tạo, định hướng nghề cho những cá nhân, hộ gia đình, giải quyết lực lượng lao động dư thừa khi thu hồi đất để họ sớm tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.
- Các cơ quan tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ cùng các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách và động viên nhân dân thực hiện tốt công tác GPMB.
- Đề nghị UBND cấp thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn cho các cán bộ cơ sở xử lý các trường hợp phức tạp về các văn bản không có hướng dẫn cụ thể hoặc do tính chất phức tạp của địa bàn GPMB.
- Quy định trách nhiệm của Hội đồng bồi thường GPMB và Chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo định kỳ bằng văn bản kết quả thực hiện (kết quả
đạt được, những khó khăn vướng mắc..). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác bồi thường GPMB và công tác bồi thường GPMB ở cấp cơ sở.
- Về hệ thống bồi thường GPMB ở cấp cơ sở:
+ Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; hướng dẫn cán bộ, nhân dân khi có quyết định thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn cấp xã. Cán bộ tổ công tác bồi thường GPMB bám sát cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác kê khai, công tác thu hồi đất, GPMB.
+ Đào tạo thêm đội ngũ cán bộ chuyên môn về kỹ thuật trong việc đo đạc, xác lập hồ sơ pháp lý về đất đai cũng như tài sản trên đất.
+ Cần bổ sung thêm thành viên thanh tra Nhà nước ở cấp cơ sở để kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại của những người có đất bị thu hồi trong dự án GPMB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Vũ Thị Hương Lan (2010), Đề tài Nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong thị trường - Bộ tài nguyên và Môi trường .
2.Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung 03 Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.
3.Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2014 Quy định về giá đất. 4.Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Chính phủ.
5.Nghị định 43/2014/ND-CP quy định chi tiết về thi hành một số điều của luật đất đai.
6.Ngân hàng thế giới (2010), Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam.
7.Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/03/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8.Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 Về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2019 và quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 18/03/2019 về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 làm căn cứ xác định giá đất cho một số trường hợp sử dụng đất được pháp luật quy định trên địa bàn thành phố Hà Nội.
9.Quốc Hội (2013), Luật Đất đai năm 2013 – có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.
10. Vũ Văn Sơn (2013), Đề tài Giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các công trình công cộng trên địa bàn thành phố
Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế.
11. Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), Đánh giá thực trạng công tác thu hồi,