Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 46)

* Xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích và mô tả mức độ của sự vật hiện tượng (Số tuyệt đối, số tương đối, số tuyệt đối qui đổi)

- Phương pháp so sánh: Từ các số liệu điều tra của dự án nghiên cứu về các vấn đề như: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, các vấn đề về xã hội, môi trường và

) 1967 , ( * 1 N e2 Yamane N n  

các văn bản, chính sách khác của Nhà nước áp dụng cho từng dự án nghiên cứu so sánh với giá thị trường.

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để đề ra các giải pháp hợp lý với điều kiện thực tế từng dự án.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Ba Vì

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên 42.402,69 ha là huyện thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53 km theo đường QL32 về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, có tuyến đường thuỷ qua phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc huyện từ Hà Nội đến Hoà Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70 Km. Toạ độ địa lý từ 21019’40’’- 21020’ vĩ độ Bắc và 1050 17’35’’- 1050 28’22’’ kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ. - Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Với vị trí địa lí và giao thông thuỷ bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hoá, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch... và là tuyến ph.ng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.

b. Địa hình

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 270 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao). Toàn Huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa hình của Huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Vùng núi ở phía Nam huyện có diện tích tự nhiên 9148 ha với 2 dạng địa hình: địa hình núi ở độ cao tuyệt đối trên 300m là vùng thuộc vườn Quốc gia Ba Vì; địa hình đồi gồm 7 xã với độ cao tuyệt đối từ 30 - 100m và 100 - 200m. Địa hình đồi thấp dần từ Bắc chân núi Ba Vì tới hữu ngạn sông Tích và chia cắt thành 3 lưu vực nhỏ: lưu vực phía Tây thấp dần về phía sông Đà lưu vực trung tâm và lưu vực phía Đông địa hình thấp dần vê hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô - Ngải Sơn.

Vùng đồi gò địa hình thấp dần từ 100m xuống 20 - 25m theo hướng Tây và Bắc, bao gồm 15 xã với diện tích đất tự nhiên 13.850ha.

Vùng đồng bằng sông Hồng có độ cao từ 7 - 15m địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng tới tả ngạn sông Tích với diện tích tự nhiên 6637ha, vùng này bao gồm cả 465 bãi cát nổi ở giữa sông Hồng có độ cao từ 12 - 16, 5m.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi.

Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41.5% diện tích đất đai toàn huyện, gồm đất phù sa được bồi ngoài đê sông Hồng và sông Đà: 3245ha (chiếm 10,7%) hàng năm bị ngập lụt, là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tương đối phì nhiêu được trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất phù sa không được bồi có 2684ha (9%) ở địa hình cao phân bố ven sông Hồng và sông Đà, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đền nặng, chủ yếu được trồng 2 vụ lúa và hoa màu.

c. Khí hậu

Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối

thấp xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,60C; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 160C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 00C và có tuyết rơi. Nhiệt độ cao tuyệt đối 330C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86, 1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tấn suất 25% và hướng Tây Nam. Với đặc điểm này, đây là nơi nghỉ mát lý tưởng và khu du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác.

d. Thủy văn

Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Các suối này thường gây lũ và mùa mưa. Ba Vì có sông Đà, sông Hồng, hồ Suối Hai là nguồn dự trữ và cung cấp nước chính phục vụ cho nước sinh hoạt và tưới tiêu trên địa bàn. Sông Hồng và sông Đà cũng là nguồn cung cấp lượng phù sa cho đồng bằng châu thổ của huyện.

Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất quan trọng nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.

Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện Ba Vì có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, văn hoá và an ninh - quốc phòng.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động * Dân số

Dân số trung bình của huyện Ba Vì năm 2019 là 252.910 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% năm 2019.

Dân số thành thị không lớn chiếm 5,2% dân số toàn huyện. Di dân cơ học ra ngoài (thời gian qua dân số đô thị của thành phố Hà Nội tăng mạnh) có thể là nguyên nhân khiến dân số chung cũng như dân số đô thị của Ba Vì tăng không cao trong một thời gian dài.

* Lao động, việc làm và thu nhập

- Lao động, việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 là 192.120 người, chiếm 76,1% dân số toàn huyện. Lao động làm việc trong ngành kinh tế là 121,45 nghìn người tỉ lệ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 84,8% năm 2018. Tỉ lệ lao động khu vực các ngành phi nông nghiệp 15,2% năm 2019 . Tỉ lệ thất nghiệp đối với lao động có khả năng lao động trong độ tuổi khoảng 3,9 - 4%. Số người lao động được giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 9 - 10 nghìn người, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%.

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Ba Vì có khoảng 1000 người bước vào tuổi lao động, yêu cầu việc làm mới. Ngoài ra do chuyển đổi sản xuất nhu cầu tạo thêm việc là rất lớn.

Việc nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nhưng năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn. Ba Vì là huyện có lợi thế lớn – gần kề các trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.

- Thu nhập và mức sống dân cư

Thu nhập bình quân đầu người tăng là 68 triệu đồng/năm (năm 2018), Cùng với mức chi tiêu tăng cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng thay đổi. Ước tính các khoản chi cho ăn, uống, đã giảm xuống còn 49 – 50% năm 2018, tỉ lệ chi cho các khoản khác tăng lên 50 – 51%. Trong đó, nếu như các khoản cho mặc (quần, áo, giầy, dép, mũ, nón), ở (nhà, điện nước, vệ sinh), giáo dục giảm

thì các khoản đồ dùng gia đình, đi lại, bưu điện, văn hóa thể thao giải trí tăng mạnh.

Đây là nhưng biểu hiện của việc gia tăng mức sống dân cư, chuyển từ những nhu câu thiết yếu sang những nhu cầu cao hơn, sa sỉ hơn. Nhờ nhu cầu tăng mà nhiều chỉ tiêu về mức sống cũng được cải thiện như tỉ lệ học sinh đến trường, các chỉ tiêu về y tế, sức khỏe, cộng đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 3%, không có hộ đói.

3.1.2.2. Phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2017 - 2019 quy mô và nhịp độ tăng trưởng có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất giai đoạn 2017 – 2019 tăng bình quân hàng năm 11,9% .

Sự tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn vừa qua xuất phát từ đóng góp ngày càng cao của khu vực phi nông nghiệp chiếm 62% giai đoạn 2017 - 2019. Tuy nhiên, những yếu tố tạo ra tăng trưởng cao sẽ ngày càng tới hạn (mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi). Do vậy, xu thế chuyển dịch sang chất lượng và chiều sâu là tất yếu để tạo ra tăng trưởng. Khu vực nông lâm ngư sẽ dựa chủ yếu vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhưng khả năng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như những năm vừa qua. Vai trò của khu vực phi nông nghiệp sẽ ngày càng quan trọng hơn.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thời kỳ 2017 - 2019, cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì đã có sự dịch chuyển tích cực. Tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm 50,7% năm 2017 và 38,6% năm 2019, trong khi vẫn khai thác triệt để lợi thế của khu vực này (nhịp độ tăng trưởng cao), cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng

tích cực; các ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 13,2% năm 2017 lên 19,6% năm 2019, khi vực dịch vụ chuyển dịch tương ứng từ 36,1% lên 41,8%.

Nhìn chung, thời gian qua sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên dịch vụ phục vụ sản xuất vật chất thường chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là các ngành dịch vụ công. Mặc dù quy mô của khu vực dịch vụ này ngày một lớn theo mức sống dân cư, song tỷ trọng sẽ giảm dần, thay vào đó là dịch vụ sản xuất vật chất. Dự báo trong những năm tới tỷ trọng dịch vụ sẽ không cao, cao hơn cả là các ngành công nghiệp và xây dựng (Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Ba Vì 2019).

c. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành nông nghiệp

Tuy tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế chung có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế Ba Vì. Hiện nay, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của Ba Vì đã bước đầu thực hiện có hiệu quả viêc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tổng giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – ngư nghiệp năm 2019 tăng 29% so với năm 2017. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt đang có xu hướng giảm dần (giảm từ 71,7% năm 2017 xuống 41,3% năm 2019), ngành chăn nuôi tăng lên tương ứng từ 28,3% lên 58,7%. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng đang từng bược có sự chuyển dịch phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

3.1.2.3. Phát triển du lịch

Với nhiều tiềm năng phong phú về cả văn hóa xã hội và tự nhiên, những năm qua, du lịch Ba Vì (Hà Nội) đã và đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương; đồng thời mang lại cho người dân những hiệu quả kinh tế không nhỏ.

Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, Ba Vì được biết đến là nơi tập trung khá nhiều địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh của Thủ đô như Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long, Ao Vua, quần thể Tản Viên Sơn Thánh… Khai thác những lợi thế đó, đến nay, huyện Ba Vì đã phát triển đa dạng hoá các loại hình du lịch với 3 vùng du lịch chính là khu vực hồ Suối Hai và vùng phụ cận; vùng chân núi Ba Vì; khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ và rừng nguyên sinh Bằng Tạ. Đến với Ba Vì, du khách sẽ có cơ hội được khám phá các danh lam, thắng cảnh như: Khu du lịch sinh thái Ao Vua, Tản Đà Spa Resort, Đầm Long - Bằng Tạ, hồ Suối Hai, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khoang Xanh - Suối Tiên, Vườn quốc gia Ba Vì... Toàn huyện hiện đang có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, cộng đồng, hội thảo... Trong đó, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng là hai loại hình du lịch phát triển mạnh nhất, thu hút nhiều du khách tham gia. Một số địa điềm du lịch nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà… đã là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Để lĩnh vực du lịch phát triển mạnh mẽ, huyện Ba Vì đã phối hợp với các đơn vị chuyên ngành xây dựng tư liệu tuyên truyền quảng bá về các điểm đến du lịch hấp dẫn của huyện, in tờ rơi tuyên truyền về du lịch nhằm giới thiệu về các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn…

Nằm ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, khu du lịch Đầm Long - Bằng Tạ được hình thành trên cơ sở việc bảo tồn và phát triển rừng Bằng Tạ, cải tạo Đầm Long trở thành khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí hấp dẫn. Hiện nay, khu rừng sinh thái có tới hơn 400 loại thực vật khác nhau; trong đó nhiều cây quý hiếm tuổi thọ vài trăm năm tạo ra không gian thiên nhiên thoáng mát, thân thiện. Cùng với việc bảo tồn khôi phục cảnh quan thiên nhiên, nhiều sản phẩm du lịch vui chơi giải trí được xây dựng tại đây như khu bể bơi có cầu

trượt; khu du thuyền phục vụ cho du khách vừa đạp nước vừa ngắm hoa sen, cảnh quan quanh hồ…

Theo số liệu của UBND huyện Ba Vì, trong giai đoạn 2017 - 2019, ngành du lịch huyện đã đạt tổng doanh thu khoảng trên 986 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,2%/năm, tổng lượng khách đạt hơn 11 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân là 4,5%/năm. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên lượng du khách đến với Ba Vì đã tăng từ 2,38 triệu lượt (năm 2017) lên 2,6 triệu lượt (năm 2019); doanh thu từ du lịch tăng tương ứng từ 220 tỷ đồng lên 260 tỷ đồng. Du lịch đã tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động tại chỗ, nhiều lao động của các vùng lân cận đến kinh doanh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)