- Hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu
6. Độ tàn che (T) 1 L ớn hơn 0,
5.1.4. Giải pháp phục hồi rừng
- Đề tài đã đề xuất phương án phân chia đối tượng tác động cho rừng thứ sinh nghèo. Cơ sở phân chia được dựa vào sự phân hoá của ba nhóm nhân tố là: i) địa hình, ii) thổ nhưỡng, iii) thảm thực vật rừng (tầng cây cao và tầng cây tái sinh). Trong phạm vi không gian của một số xã, việc bổ qua nhân tố khí hậu - thuỷ văn là có thể chấp nhận được. Bảng phân chia đã được xây dựng với ba mức độ về tiềm năng phục hồi rừng và được biểu diễn thông qua điểm số. Điểm càng thấp nhu cầu phục hồi rừng càng cao và ngược lại. Cách phân chia này khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác nhất định, có khả năng áp dụng tốt để phục hồi rừng tại vùng đệm vườn quốc gia.
- Đề tài đã chọn được một số loài cây có triển vọng để phát triển rừng thứ sinh nghèo. Có 3 nhóm loài cây đã được chọn là:
+ Cây cải tạo hoàn cảnh rừng: Keo lai
+ Cây gỗ bản địa mục đích: Lát hoa, Trám đen, Re hương, Nghiến và Kim Giao.
+ Cây cho lâm sản ngoài gỗ: Song mật, Mây nếp và Cọc dậu
- Đề tài đã đề xuất bốn giải pháp ỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo, gồm i) Khoanh nuôi bảo vệ, ii) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, iii) Làm giàu rừng, iv) Cối tạo rừng. Những giải pháp này được xếp theo mức độ tác động từ thấp đến cao. Những lô rừng có tiềm năng phục hồi rừng tốt, sẽ áp dụng giải pháp khoanh nuôi bảo vệ hoặc chỉ xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung. Những lô rừng có tiềm năng phục hồi rừng khó khăn, sẽ áp dụng giải pháp mạnh hơn như làm giàu rừngvàcải tạo rừng
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả, nhưng đề tài vẫn còn những tồn tại sau: - Rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở khu vực nghiên cứu có diện tích tương đối lớn, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số lô rừng đại điện cho các trạng thái rừng, nên chắc chắn không thể bao quát hết những đặc điểm của loại rừng trên núi đá vôi tại địa phương.
- Do địa hình vùng núi đá vôi rất phức tạp, độ dốc lớn và vách đá lởm chởm, chỉ lập được các ô tiêu chuẩn có diện tích tương đối nhỏ, nên việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh sẽ có nhiều hạn chế.
- Đề tài chỉ nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc sinh thái và hình thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần.
- Thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên chưa đi sâu nghiên cứu được lịch sử, diễn thế rừng.