- Hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu
15 85 22 Tây – Bắc IC
4.2.1. Tầng cây cao
Tầng cõy cao là thành phần quan trọng của quần xó thực vật rừng, cú vai trũ quan trọng trong việc hỡnh thành tiểu hoàn cảnh rừng, điều tiết tỏi sinh
rừng và ảnh hưởng đến chiều hướng diễn thế của rừng. Sự đa dạng và phong phỳ của tổ thành tầng cõy cao là do đặc thự của từng trạng thỏi hoàn cảnh
rừng và là sự tỏc động tổng hợp của nhiều nhõn tố tạo thành hệ sinhthỏi rừng như điều kiện thổ nhưỡng, địa hỡnh, hướng phơi, đai cao, nhiệt ẩm và tỏc
động của con người. Bản chất của phục hồi rừng trước hết là khôi phục tầng cây gỗ, vì vậy nghiên cứu tầng cây cao là một trong những cơ sở khoa học quan trọng cho việc phân loại và đề xuất các giải pháp phục hồi rừng.
*Trạng thái IC
Có 6 OTC nghiên cứu thuộc trạng thái IC, đây là những OTC nằm ở khu vực gần khu dân cư, tầng cây gỗ đã bị phá vỡ gần như hoàn toàn, chỉ còn sót lại một vài cây tạp, ưa sáng; lớp cây bụi thảm tươi sinh trưởng phát triển mạnh, nhiều loài tái sinh có triển vọng. Các chỉ tiêu điều tra trên các OTC này là loài cây, mật độ và các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3, Hvn, kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Một số đặc điểm tầng cây cao ở trạng thái IC
OTC Loài cây N (c/otc) D1.3tb (cm) Hvn tb (m)
2 Gạo 3 18,8 8,3 Gạo 3 18,8 8,3 Mũ cau 2 11,2 8,4 Ruối 5 11,8 7,3 4 Sẻn gai 4 9,0 6,5 Thụi ba 2 6,2 4,5 Lũng mang 3 12,1 7,5 Mạy tốo 1 10,8 9,5 6 ễ rụ 4 13,7 8,5 12 ễ rụ 2 10,2 3,7 Lũng mang 3 8,5 5,5 Mũ cau 13 6,5 6,7 Ruối 1 12,6 4,3 14 Gạo 1 11,2 8,5 Ruối 6 9,8 4,8 Lũng mang 4 7,5 6,7 Mạy tốo 1 8,3 5,8 Sẻn gai 3 8,6 7,2 15 ễ rụ 8 6,9 3,8 Lũng mang 3 7,2 4,3 Nhận xét:
IC được coi là kiểu trạng thái chưa có rừng, tuy nhiên có đã có rải rác một số cây gỗ mục đích, cây tái sinh đạt lớn hơn 1000 cây/ha.
Các OTC thuộc trạng thái này xuất hiện 8 loài cây gỗ là các loài: Gạo, Mò cau, Ruối, Sẻn gai, Thôi ba, Lòng mang, Mạy tèo và Ô rô.
Các loài này phần lớn là những loài có giá trị kinh tế thấp, hầu như chỉ là các loài tiên phong ưa sáng, gỗ tạp.
Mật độ bình quân là là 46 cây/ha, đường kính thân cây (D1,3) và chiều cao vút ngọn (HVN) trung bình đạt 10,1cm và 6,4m; Nhìn chung, mật độ này quá thấp, cần có các biện pháp tác động thích hợp để phục hồi và phát triển trạng thái này.
- Tổ thành loài cây
Kết quả xác định tổ thành được thể hiện ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Tổ thành tầng cây cao ở trạng thái IIA
OTC Công thức tổ thành
1 2,2TaoR + 1,5PhaM + 1,2TaM + 1,2TraĐ + 0,7Gao + 3,2Lk
3 1,8Orov + 1,6TaM + 1,5ReH + 1,1 PhaM + 4Lk
5 1,3PhaM + 1 TaR + 0,9Lah + 0,9KimG + 0,9TraĐ + 0,7ReH + 4,3Lk
7 1,9Orov + 1,7Trađ + 1,1Gao + 1,1TaR + 4,2Lk
9 2,6Gao + 1,5PhaM + 1,3TaR + 1,1TaoR + 0,9KimG + 2,5Lk
10 2,6KimG + 2Orov + 1,4Lah + 4,2Lk
16 1,7KimG + 1,5Gao + 1,2ThoB + 1ReH + 1 Orov 3,5Lk
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, số loài tham gia vào công thức tổ thành ít và chủ yếu là các loài ít có giá trị kinh tế như Táo rừng, Gạo, Ô rô vàng, Phân mã, v.v.. Tuy nhiên, cũng có một số loài có triển vọng như Re hương, Lát hoa, Trám đen, Nghiến, Kim giao, trên mỗi OTC hầu như đều có 1 hoặc 2 loài có triển vọng tham gia vào công thức tổ thành, đặc biệt có loài cùng xuất hiện ở nhiều OTC như Trám đen (otc 1,5,7), Kim giao (otc 5,9,16), Re hương (otc 3, 5, 16), đây là cơ sở để chọn lựa loài cây trồng phù hợp để phục hồi rừng. Tuy nhiên, nhìn chung các loài ít có giá trị vẫn chiếm ưu thế với hệ số tổ thành cao, từ 1,3 - 2,6 và hầu như chiếm ưu thế trên tất cả các OTC nghiên cứu. Điều này cho thấy cần có giải pháp kịp thời phục hồi, cải tạo để nâng cao giá trị về mọi mặt của rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm sinh trưởng, tàn che và phẩm chất của tầng cây cao
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở trạng thái IIA
OTC N (c/otc) D1.3tb (cm) Hvn tb(m) Độ tcheàn Phẩm chất (%) Tốt TB Xấu 1 264 16,7 8,6 0,4 30 50 20 3 220 11,3 9,3 0,3 10 80 10 5 304 11,6 9,6 0,4 25 50 25
7 248 14,4 10,6 0,4 45 35 20
9 236 18,2 9,4 0,3 60 25 15
10 232 13,7 7,9 0,3 70 20 10
16 228 11,4 7,6 0,4 40 50 10
Nhận xét:
+ Mật độ các OTC ở mức độ thấp, dao động từ 220cây/ha đến 304 cây/ha, để có sự phục hồi và phát triển rừng thì cần có giải pháp phù hợp.
+ Đường kính bình quân của tầng cây cao từ 11,3 - 18,2cm, chiều cao vút ngọn bình quân từ 7,6 - 10,6m. Nhìn chung, tổ thành tầng cây cao có đường kính và chiều cao thấp.
+ Độ tàn che của các OTC dao động từ 0,3 - 0,4 cho thấy rừng đang trong tiến trình phục hồi. Độ tàn che ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tái sinh rừng. Độ tàn che lớn ánh sáng lọt xuống tán rừng ít và ngược lại. Như vậy, độ tàn che lớn sẽ thuận lợi cho quá trình tái sinh của những loài chịu bóng, đặc biệt là các loài gỗ lớn có giá trị. Ngược lại, độ tàn che thấp như thực trạng của các OTC nghiên cứu thì tạo ra sự thuận lợi cho tái sinh của các loài tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh và thường là những loài kém giá trị về kinh tế. Với độ tàn che này, khi tiến hành các giải pháp phục hồi rừng cần có sự lựa chọn kỹ về thành phần cây trồng cũng như giải pháp tác động phù hợp.
+ Phẩm chất tầng cây cao trên các OTC chủ yếu ở mức độ tốt và trung bình, dao động từ 25 - 80%, tỷ lệ cây xấu là không lớn lắm, chỉ dao động trong khoảng 10 - 25%. Như vậy, trong tiến trình phục hồi rừng cần có giải pháp để chăm sóc hoặc cắt tỉa những cây xấu này, đồng thời trồng thêm những loài có giá trị kinh tế, có sức sống, phẩm chất tốt nhằm cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế cũng như sinh thái của rừng. Riêng đối với từng ô tiêu chuẩn cụ thể chúng ta thấy rằng các OTC 1, 3, 5 có tỉ lệ cây tốt tương đối thấp, chỉ dao động từ 10 - 30%, vì vậy cần có các giải pháp đặc biệt khi tiến hành các giải
*Trạng thái IIIA1
- Tổ thành loài cây
Kết quả xác định tổ thành loài cây trên các OTC thuộc trạng thái này được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Tổ thành tầng cây cao của các OTC thuộc trạng thái IIIA1
OTC Công thức tổ thành
8 1,7PhaM + 1,6Oro + 1,1Nghien + 1,1NhaR + 0,8Orov + 0,8MoC + 2,9Lk
11 2,3NhaR + 1,3PhaM + 1,2MoC + 0,6LaH + 0,5TaoR + 4Lk
13 2,6LoM + +1,4ReH + 1,4TraĐ + 1,3NhaR + 0,6Orov + 2,8Lk
17 1,3TraĐ + 1,3PhaM + 1,2Orov + 1,1MoC + 1,1NhaR + 0,7Nghien + 3,4Lk
18 1,7MoC + 1,2Orov + 1LaH + 1LoM + 0,8PhaM + 4,2Lk
Cũng như các OTC thuộc trạng thái IIA, kết quả bảng 4.8 cho thấy số loài tham gia vào công thức tổ thành trên các OTC ở trạng thái này ít và chủ yếu là các loài ít có giá trị kinh tế như Lòng mang, Phân mã, Nhãn rừng, Mò cau, O rô vàng, v.v.. tuy nhiên cũng có một số loài có triển vọng như Trám đen, Nghiến, Re hương, Lát hoa, trên mỗi OTC hầu như đều có 1 hoặc 2 loài có triển vọng tham gia vào công thức tổ thành, đặc biệt có loài cùng xuất hiện ở nhiều OTC như Nghiến (otc 8, 17), Trám đen (otc 13,17), Lát hoa (otc 11, 18), đây là cơ sở để chọn lựa loài cây trồng phù hợp để phục hồi rừng. Tuy nhiên nhìn chung các loài ít có giá trị vẫn chiếm ưu thế với hệ số tổ thành cao, từ 1,3 - 2,6 và hầu như chiếm ưu thế trên tất cả các OTC nghiên cứu. Điều này cho thấy cần có giải pháp kịp thời phục hồi, cải tạo để nâng cao giá trị về mọi mặt của rừng ở khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.9: Một số đặc điểm tầng cây cao trên các OTC thuộc trạng thái IIIA1 OTC N (c/otc) D1.3 tb(cm) Hvn tb(m) Độ tàn che Phẩm chất Tốt TB Xấu 8 476 16,9 9,0 0,4 30 40 30 11 456 18,5 12,7 0,4 35 25 40 13 248 18,2 10,3 0,3 50 20 30 17 240 17,0 10,8 0,45 10 35 55 18 476 14,9 9,8 0,4 30 45 25 Nhận xét:
+ Mật độ giữa các ô tiêu chuẩn giao động lớn, từ 240cây/ha đến 476 cây/ha, nhưng mật độ chung của cả trạng thái là thấp. Điều này cho thấy, ở các trạng thái này, rừng đã bị tác động mạnh và đang trong giai đoạn phục hồi. Những cây còn lại có phẩm chất trung bình và xấu chiếm đa số, số lượng cây có chất lượng tốt là rất thấp và ít có giá trị về kinh tế.
+ Đường kính bình quân 14,9 - 18,5cm, chiều cao vút ngọn từ 9,0 - 12,7m.
+ Độ tàn che từ 0,3 - 0,45, với độ tàn che này, khi tiến hành các giải pháp phục hồi rừng cần có sự lựa chọn kỹ về thành phần cây trồng cũng như giải pháp tác động phù hợp.
+ Phẩm chất tầng cây cao trên các OTC chủ yếu ở mức độ xấu và trung bình, tỷ lệ cây xấu dao động trong khoảng 25 - 55%, đây là một chỉ số khá lớn, tỷ lệ này cho thấy rừng ở đây đã từng bị tác động mạnh, những cá thể có phẩm chất tốt đã bị khai thác, chỉ còn lại những cá thể có phẩm chất trung bình hoặc xấu, có giá trị kinh tế thấp. Như vậy, trong tiến trình phục hồi rừng cần có giải pháp để chăm sóc hoặc cắt tỉa những cây xấu này, đồng thời trồng thêm những loài có giá trị kinh tế, có sức sống, phẩm chất tốt nhằm cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế cũng như sinh thái của rừng. Riêng đối với từng ô tiêu
lên tới 55%, đây là một con số đáng báo động, cần có các giải pháp đặc biệt khi tiến hành các giải pháp phục hồi rừng cụ thể lên các OTC này.
4.2.1.2. Phân bố số cây theo loài mục đích, loài phi mục đích và loài hỗ trợ
- Chọn loài cây mục đích: Cây mục đích trong phục hồi và phát triển rừng phải là cây phù hợp với mục đích kinh doanh, phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương, ngoài ra nó còn phải phù hợp với điều kiện khoa học công nghệ, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Qua tham khảo ý kiến của người dân địa phương, căn cứ vào nguyên tắc chọn cây trồng, căn cứ vào “Quy định những loài cây dùng để trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các vùng sinh thái”chúng tôi xác định loài mục đích, triển vọng cho quá trình phục hồi và phát triển rừng tại vùng đệm VQG Cát Bà là những loài gỗ lớn, có giá trị kinh tế, vừa có khả năng phòng hộ, gồm những loài sau:
+ Cây mục đích: Trám đen, Re hương, Lát hoa, Kim giao, Táu mật, Nghiến, v.v..
+ Cây phi mục đích: Là những cây không nằm trong tổ thành của rừng
+ Cây hỗ trợ: Phân mã, Táu ruối, Lòng mang, Gạo, Thôi ba, Táo rừng, Ô rô, Mò cau, Nhãn rừng, v.v..
Phân bố số cây theo loài mục đích, loài triển vọng và phi mục đích trên các OTC được thể hiện ở bảng 4.10
Bảng 4.10: Phân bố số cây theo loài mục đích, loài hỗ trợ
OTC Số cõy mục đớch Số cõy hỗ trợ Số cõy phi mục đớch
N/ụtc N/ha % N/ụtc N/ha % N/ụtc N/ha %
1 20 80 30,3 20 80 30,3 26 104 39,4 3 17 68 30,9 18 72 32,7 20 80 36,4 5 32 128 42,1 16 64 21,1 28 112 36,8 7 6 24 9,7 28 112 45,2 28 112 45,2 9 14 56 23,7 25 100 42,4 20 80 33,9 10 20 80 34,5 12 48 20,7 26 104 44,8 16 16 64 28,1 20 80 35,1 21 84 36,8 8 16 64 13,4 60 240 50,4 43 172 36,1
11 10 40 8,8 56 224 49,1 48 192 42,1
13 16 64 25,8 24 96 38,7 22 88 35,5
17 13 52 21,7 29 116 48,3 18 72 30,0
18 22 88 18,5 43 172 36,1 54 216 45,4
Nhận xét:
* Căn cứ vào QPN 14 - 92 số lượng cây mục đích phẩm chất tốt đủ lớn (150 cây/ha) thì nên áp dụng giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, còn nếu số lượng cây mục đích không đủ 150 cây/ha thì các giải pháp nhằm cải thiện tổ thành rừng, nâng cao tỷ lệ cây mục đích và cây triển vọng là cần thiết, các giải pháp đó là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng. Như vậy, kết quả bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ cây mục đích trên tất cả các OTC đều thấp, chỉ đạt từ 8,8 đến 42,9 %, không có OTC nào đạt 150 cây/ha, vì vậy căn cứ vào quy phạm QPN 14 - 92 thì cần phải áp dụng các giải pháp nhằm cải thiện tổ thành rừng như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu xét cả thành phần cây triển vọng thì chỉ có 4 OTC là không đạt 150 cây/ha, đó là các OTC 3, 7, 10, và 16, tất cả các ô còn lại đều có số lượng cây mục đích và cây triển vọng khá lớn, chiếm tỷ lệ từ 54% trở lên tổng số cây trong lâm phần. Như vậy, khi lựa chọn giải pháp lâm sinh tác động cho các OTC này cần phải xét thêm nhiều yếu tố liên quan khác.
Nhìn chung, việc xác định tỷ lệ cây mục đích là rất quan trọng, đây là một trong những cơ sở thiết thực để xác định khả năng phục hồi và phát triển của rừng và quyết định áp dụng các giải pháp lâm sinh phù hợp. Tuy nhiên, đối với mỗi trạng thái tỷ lệ này không giống nhau, vì vậy khi xác định các giải pháp tác động cần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố liên quan khác như tình hình tái sinh và đặc điểm riêng của từng trạng thái rừng nghiên cứu.