Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trực tuyến chủ đề ca dao việt nam cho học sinh lớp 10 (Trang 57)

7. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Những quy định, hướng dẫn về dạy học trực tuyến

Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng đang ngày càng được nhiều nhà giáo dục quan tâm chú trọng. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào

tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tình phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo” [2]. Thực hiện chỉ thị trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã lập tức ban hành 2 chỉ thị là Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2001-2005 và Chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008-2012.

Trong công văn số 4116/BGDĐT - CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 - 2018 của Bộ GD&ĐT [6] xác định một nhiệm vụ trọng tâm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đó là: Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập chung xây dựng và khai thác hiệu quả kho bài giảng E-learning, kho học liệu số của ngành nhằm phục vụ nhu cầu tự học của người học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học. Từ

đó đề ra một số giải pháp quan trọng để đưa E- learning được ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học đó là : Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh và các nhà trường khai thác kho bài giảng E-learning của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Kho bài giảng Elearning tập hợp các bài giảng có tính tương tác cao hỗ trợ học sinh tự học tự nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng bài giảng E-learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường, phỏng, sở và Bộ GD&ĐT.

Ngày 25/1/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông qua đề án: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các

hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Nội dung

của đề án là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển

khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cụ thể: Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường; trong đó 70% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm: Hình thành cổng thông tin thư viện điện tử toàn ngành liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phương thức học tập kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến (cyber university). Định

hướng đến năm 2025. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học.

Trong chỉ thị về “Nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2017- 2018 ngành giáo dục đào tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra một nhiệm cụ quan trọng trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như sau: Tăng cường sử dụng sổ liên lạc điện tử trong nhà trường, tập trung xây dựng và khai thác sử dụng và khai thác hiệu quả kho bài giảng E-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học, triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học, trường học thông minh.

1.2.2. Thực tiễn việc dạy học trực tuyến ca dao ở trường phổ thông

a. Thực trạng về tài liệu định hướng dạy học văn bản.

Việc đánh giá về tác dụng cũng như hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm. Tuy nhiên thực tế, trên thị trường cũng như trong giáo dục đại học sư phạm, nguồn tài liệu chuyên sâu về hệ thống lý thuyết và cách thiết kế ứng dụng cụ thể cho từng bài giảng vẫn chưa có. Tất cả thông tin chỉ đơn thuần là những gợi mở nhỏ trong phương pháp dạy học nói chung, hoặc là những bài báo, hay một số luận án, luận văn với dung lượng và phạm vi giới hạn.

Việc nghèo nàn về tài liệu hướng dẫn cũng là một trong những khó khăn của việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. Bởi lẽ nhiều giáo viên có thể đã ý thức và mong muốn cải thiện, đổi mới phương tiện dạy học, nhưng chưa có kinh nghiệm, hoặc không có một sự gợi ý, hướng dẫn sát với nội dung giảng dạy nên ý tưởng để thiết kế, soạn thảo một kế hoạch dạy học chi tiết rất bế tắc và đơn điệu.

Mục đích và phương thức khảo sát

Đánh giá thực trạng dạy học chủ đề ca dao ở lớp 10 Trung học phổ thông, tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, nhu cầu của giáo viên và học sinh về việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và các đơn vị bài học về ca dao nói riêng.

Đối tượng khảo sát:

- Các giáo viên và học sinh trực tiếp tham gia dạy - học các văn bản ca dao ở các trường trung học phổ thông, cụ thể như sau:

+ 9 giáo viên trong tổ bộ môn Ngữ Văn, 95 học sinh lớp 10A12 và 10A13 ở trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên.

+ 13 giáo viên trong tổ bộ môn Ngữ Văn, 61 học sinh lớp Sử 10 và Trung 10 trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

 Tổng số: 22 giáo viên và 156 học sinh.  Nội dung khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn chắc chắn cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức trực tiếp dự giờ, gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên dạy học Ngữ văn lớp 10 và học sinh ở một số lớp thuộc các trường trung học phổ thông qua phỏng vấn và phiếu hỏi (Hai mẫu phiếu hỏi dành cho hai đối tượng khảo sát minh họa trong Phiếu số 1 và phiếu số 2, phần phụ lục)

Kết quả khảo sát

* Khảo sát giáo viên về việc áp dụng dạy học các văn bản ca dao theo

chủ đề dưới hình thức học trực tuyến ở trung học phổ thông (Thống kê số liệu từ câu hỏi 2 trong phiếu hỏi của giáo viên)

Mức độ phương pháp Chưa biết về

Biết nhưng chưa áp dụng (hoặc áp dụng một phần) Đã áp dụng hoàn toàn Số lượng (Giáo viên) 1 21 0 Tỉ lệ (%) 4,6 95,4 0

4.6

95.4 0 0

Chưa biết phương pháp Chưa áp dụng hoặc áp dụng một phần

Áp dụng hoàn toàn

Biểu đồ 1.1. Minh họa việc áp dụng dạy học trực tuyến chủ đề ca dao

* Khảo sát về thái độ của học sinh khi học một giờ học văn theo các

chủ đề dưới hình thức học trực tuyến (Thống kê số liệu từ câu hỏi số 5 trong phiếu hỏi dành cho học sinh)

Thái độ Thích thú Bình thường Chưa quen Không thích Số lượng

(Học sinh) 99 45 10 2

Biểu đồ 1.2. Thái độ của học sinh

khi học văn dưới hình thức học trực tuyến theo chủ đề

* Khảo sát về nhu cầu dạy học trực tuyến chủ đề ca dao cho học sinh lớp 10 (Thống kê số liệu từ câu hỏi số 6 trong Phiếu hỏi của giáo viên và câu hỏi số 4 trong phiếu hỏi của học sinh)

Bảng thống kê số liệu của giáo viên về nhu cầu dạy học trực tuyến Nhu cầu Cần thiết Còn cân nhắc Không cần thiết Số lượng

(Giáo viên)

14 6 2

Bảng thống kê của học sinh về nhu cầu học trực tuyến

Nhu cầu Muốn được sử dụng Còn cân nhắc Không muốn Số lượng

(Học sinh) 123 30 3

Tỷ lệ (%) 78,8 19,3 1,9

Biểu đồ 1.3. Minh họa nhu cầu dạy - học trực tuyến chủ đề ca dao cho học sinh lớp 10

1.2.3. Đánh giá thực tiễn về dạy học trực tuyến

Thông qua việc khảo sát, tôi có một số nhận xét về việc dạy học Ngữ văn nói chung, và dạy học trực tuyến chủ đề ca dao nói riêng như sau:

1.2.3.1. Về phương tiện dạy học và thực trạng áp dụng dạy học trực tuyến

Hiện nay, phương tiện dạy học Ngữ văn hiện có trong các trường trung học phổ thông đang từng bước được trang bị để nâng cao hiệu quả cho quá trình giáo dục. Trong đó, phương tiện trình chiếu ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, những phương tiện dạy học Ngữ văn truyền thống được sử dụng vẫn thường là

các tranh ảnh về tác giả, bảng thống kê, sơ đồ do giáo viên sưu tầm chứ chưa có sự ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học và linh hoạt. Phương tiện dạy học còn hạn chế như vậy chưa thực sực phù hợp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Phần còn lại, hoặc là có điều kiện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin nhưng giáo viên chưa quen với việc thiết kế một bài giảng kết hợp với việc học trực tuyến, đặc biệt là học trực tuyến theo chủ đề.

Số liệu thống kê cho thấy có > 90% số giáo viên được khảo sát không áp dụng dạy học trực tuyến vào giảng dạy (Bảng 1, Biểu đồ 1). Một số ít giáo viên đã áp dụng nhưng cũng chỉ dừng lại ở những thao tác đơn điệu và truyền thống. Trong khi có hơn 173 học sinh (chiếu > 70% số lượng học sinh được khảo sát) cảm thấy thích thú và hợp tác với hình thức học tập này (Bảng 2, Biểu đồ 2), thì việc áp dụng dạy học trực tuyến các đơn vị bài học theo chủ đề, đặc biệt là các bào ca dao của giáo viên như vậy là còn quá hạn chế.

Trong bối cảnh hiện nay, việc triển khai dạy học qua mạng Internet ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã được nhiều giáo viên dụng, đặc biệt là khi đại dịch Covid 19 có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy cho thấy, việc áp dụng hình thức học này tại các cấp giáo dục trong thời gian qua được đánh giá chỉ như một giải pháp tạm thời để khắc phục những hệ quả của dịch bệnh. Bởi bên cạnh những ưu điểm nổi bật về mặt tương tác qua mạng Internet, thì hiệu quả thực sự của những tiết học online vẫn đang được bỏ ngỏ. Do đó, việc áp dụng hình thức học qua mạng không nên chú trọng đến số lượng, hay gượng ép áp dụng theo phong trào một cách tràn lan, mà người giáo viên cần có sự đầu tư và tích lũy dài hơi về kiến thức kỹ năng thì việc dạy học mới thực sự có hiệu quả.

1.2.3.2. Những khó khăn trong quá trình dạy học theo chủ đề

Khi được trao đổi trực tiếp, nhiều giáo viên và học sinh trung học phổ thông đều nói rằng về mặt nội dung, các văn bản ca dao không phải là những

văn bản khó hiểu, bởi nó thuộc phần văn học dân gian nên rất gần gũi với cuộc sống. Điểm khó khăn khi dạy học văn bản này nằm ở việc làm thế nào để khắc sâu và nâng cao giá trị nhân văn trong thể loại ca dao, giúp các em hứng thú với văn bản và tự thu nhận được bài học cho riêng mình. Lí do một phần do phương pháp giảng dạy, phần nữa cũng là do các ngữ liệu trong sách giáo khoa còn hạn chế, đơn điệu, thậm chí đã quá đỗi quen thuộc với các em, dễ gây cảm xúc đơn điệu, kém hứng thú. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn mang tâm thế học ca dao như học những bài ca quen thuộc, các em chưa tìm được sự kết nỗi giữa bài học với những lĩnh vực xã hội khác nên giá trị tư tưởng của văn bản được các em ghi nhận có phần hạn chế nhất định. Đó là những vấn đề đáng lưu tâm và chú ý với những người trong ngành giáo dục nói chung, đặc biệt là đối với những giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng.

1.2.3.3. Nhu cầu của giáo viên và học sinh

Theo như thống kê khảo sát, có hơn 60% giáo viên và học sinh mong muốn được học tập các đơn vị kiến thức theo nhóm bài (các chủ đề học tập), đặc biệt các em học sinh rất hứng thú với việc học trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin vào bải học (Biểu đồ 2, 3). Vấn đề họ gặp phải chỉ là sự hạn chế về những ý tưởng, kế hoạch cụ thể và hơn hết là giáo viên chưa thực sự bạo dạn trong việc ứng dụng phương pháp dạy học mới này vào công việc giảng dạy của mình.

Đồng thời, giáo viên cũng có nhu cầu lớn về việc học tập, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng dạy học đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin. Họ mong muốn được tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng sử dụng máy tính, máy chiếu và tập huấn về các phương pháp dạy học hiện đại. Họ mong muốn có thể sử dụng tốt các phương tiện dạy học mới mẻ để tạo cho học sinh những giờ học lý thú.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu và chỉ ra cơ sở của việc dạy học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10 bao gồm hai vấn đề chính: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.

Cơ sở lí luận của đề tài là những nghiên cứu khoa học về dạy học trực tuyến, dạy học theo chủ đề và thể loại ca dao. Trước tiên, chúng tôi khái quát về dạy học trực tuyến trên nhiều phương diện như: khái niệm, hình thức, kĩ thuật và một số yêu cầu khi dạy học bằng hình thức E - Learning. Tiếp đến, để triển khai đề tài, chúng đưa ra cơ sở về phương pháp dạy học chủ đề và thể loại ca dao. Trong đó cần chú ý đến những yếu tố chính như: Đặc điểm nội dung, thể thơ, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật. Đây là những phương diện thiết yếu của ca dao, là cánh cửa tiếp cận truyện các tác phẩm ca dao cụ thể dựa trên thi pháp thể loại. Từ đó, người nghiên cứu có được nền tảng vững chắc để tiến hành thực hiện một bài giảng trực tuyến về chủ để ca dao cho học sinh lớp 10.

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế việc triển khai dạy học trực tuyến ở trường phổ thông nói chung và dạy học trực tuyến chủ đề ca dao trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trực tuyến chủ đề ca dao việt nam cho học sinh lớp 10 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)