Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trực tuyến chủ đề ca dao việt nam cho học sinh lớp 10 (Trang 69)

7. Bố cục của đề tài

2.1.4. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, có ý nghĩa quyết định hiệu quả giáo dục. Một số yêu cầu cần thiết của quá trình này có thể kể tới là:

- Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh: Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy giáo viên phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của người học, để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục.

Năng lực của cá nhân thể hiện qua hoạt động (có thể quan sát được ở các tình huống, hoàn cảnh khác nhau) và có thể đo lường/đánh giá được. Mỗi kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể phải thu thập được các chứng cứ cốt lõi về các kiến thức, kỹ năng, thái độ,... được tích hợp trong những tình huống, ngữ cảnh thực tế.

- Đảm bảo tính khách quan: Nguyên tắc khách quan được thực hiện trong quá trình kiểm tra và đánh giá nhằm đảm bảo sao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác.

- Đảm bảo sự công bằng: Nguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những kết quả như nhau. Mọi học sinh được giao các nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thức để giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng, phát triển kiến thức và kỹ năng đã học. Đề bài kiểm tra phải cho học sinh cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng học sinh đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề. Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin để đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên cần phải đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là không xa lạ đối với mọi học sinh. Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh. Bài kiểm cũng không nên chứa những hàm ý đánh đố học sinh.

- Đảm bảo tính toàn diện: Đảm bảo tính toàn diện cần được thực hiện trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo kết quả học sinh đạt được qua kiểm tra, phản ánh được mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên bình diện lý thuyết cũng như thực hành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của họ.

- Đảm bảo tính công khai: Đánh giá phải là một tiến trình công khai. Do vậy, các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đến học sinh trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua những văn

bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định. Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn.

- Đảm bảo tính giáo dục: Đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên. Và từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân. Muốn vậy, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về:

- Đảm bảo tính phát triển: Xét về phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển. Nói cách khác, giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển tiềm năng của mình để trở thành những người có ích. Đánh giá cần hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học. Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viên nhất thiết phải giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển

2.2. Quy trình thiết kế bài học trực tuyến chủ đề ca dao.

Bài học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10 được chúng tôi xây dựng dựa trên tiêu chí phân loại theo nhóm nội dung

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản về ca dao: khái niệm, đặc trưng nội dung, nghệ thuật.

- Nắm vững kiến thức về ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao

3. Thái độ:

- Trân trọng vẻ đẹp người lao động

- Bồi dưỡng tình yêu văn học dân gian, tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu quê hương và cuộc sống, có lòng nhân ái, biết sẻ chia.

4. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học

- Thời gian giao nhiệm vụ học tập: Trước giờ học 1 tuần.

- Dung lượng bài giảng trực tuyến được đăng tải: Từ 30 - 45 phút.

- Số tiết thực hiện giảng dạy trực tuyến: 3 tiết (Thực tế theo phân phối chương tình hiện hành là 4 tiết đối với chương trình cơ bản, 5 tiết đối với chương trình nâng cao).

- Cấu trúc bài học trực tuyến gồm 3 phần:

- Phần 1: Khái niệm và đặc trưng thể loại ca dao - Phần 2: Phân tích các nhóm bài ca dao:

+ Ca dao than thân.

+ Ca dao yêu thương tình nghĩa. + Ca dao hài hước.

- Phần 3: Kết luận về phương pháp đọc hiểu ca dao - Phần 4: Tổng kết và luyện tập

Bước 3: Thiết kế bài giảng chi tiết

- Xác định các bước của quá trình dạy học: tiến trình dạy học trực tuyến vẫn sẽ trải qua năm giai đoạn như dạy học thông thường đó là: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và mở rộng. Đây là các cấp độ thông thường của quá trình nhận thức và phát huy được năng lực của học sinh, do đó dù là dạy học trực tuyến cũng cần đảm bảo theo tiến trình này.

- Xác định tương tác giữa cô và trò:

Câu hỏi tương tác: câu hỏi tương tác là nội dung quan trọng trong quá trình thiết kiế bài giảng. Câu hỏi tương tác cũng cần theo các mức độ nhận thức của người học, có các loại câu hỏi như: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Cụ thể, trong bài này các câu hỏi đưa ra như:

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

- Nêu khái niệm ca dao? Nêu đặc trưng của ca dao?

- Xác định chủ thể và đối tượng trữ tình trong bài? - Đặc sắc nghệ thuật thể hiện ở chi tiết hình ảnh nào?

- Hình thức tâm tình của người bình dân là gì? - Người bình dân thường ca hát trong những hoàn cảnh nào? - Ý nghĩ các chi tiết nghệ thuật - Lấy một số ví dụ về ca dao để phan tích minh họa? - Đặt bài ca dao trong hệ thống để nhận xét, so sánh?

- Hình dung việc lắp ghép thành tiến trình dạy học: Giáo viên sẽ hoàn thiện các nội dung và sắp xếp chúng theo trình tự của một bài giảng để có sự logic.

Kế hoạch dạy học chi tiết cho bài học trực truyến về chủ đề ca dao cho học sinh lớp 10 như sau:

STT Hình ảnh trình chiếu Hoạt động của GV và HS Slide1 Slide2 Slide3 Slide4 A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV: Khởi động bài học bằng cách dẫn dắt học sinh nghe một làn điệu dân ca quen thuộc.

Dẫn dắt: Trước khi bước vào bài học mới, mời các em cùng cô lắng nghe một làn điệu dân ca bắc bộ quen thuộc. Bài hát sẽ dẫn dắt chúng ta đến khoảng trời văn học mang đậm màu sắc truyền thống ngày hôm nay.

HS: Lắng nghe bài hát.

GV: Các em thân mến, chúng ta vừa hòa mình vào giai điệu ngọt ngào của bài hát “Bèo dạt mây trôi”. Lời của làn điệu dân ca này cũng như hầu hết các bài dân ca Việt Nam, phần lớn đều xuất phát từ những câu ca dao truyền thống. Ca dao dân ca là nơi cất giữ mọi cung bậc cảm xúc của người xưa, là tấm gương chân thực phản ánh đời sống ông cha ta từ nghìn đời. Ca dao dạy ta cách sống nhân văn, bồi đắp cho ta lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, gia đình và mọi người xung quanh.

 Để mở rộng hiểu biết và cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của ca dao, mời các em cùng cô đến với chủ đề văn học ngày hôm nay.

Slide5

GV định hướng mục tiêu của bài học:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản về ca dao: khái niệm, đặc trưng nội dung, nghệ thuật.

- Nắm vững kiến thức về ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao

3. Thái độ:

- Trân trọng vẻ đẹp người lao động - Thêm yêu văn học dân gian

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu quê hương và cuộc sống, có lòng nhân ái, biết sẻ chia.

4. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản.

Để đạt được mục tiêu của chủ đề ca dao Việt Nam, chúng ta cùng quan sát sơ đồ bài học:

Slide6

dung chính:

1. Khái quát chung về ca dao. 2. Ca dao than thân.

3. Ca dao yêu thương tình nghĩa. 4. Ca dao hài hước.

Slide9

B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Khái quát về ca dao.

- GV hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học trong bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, em hãy trình bày khái niệm, đặc điểm và phân loại ca dao.

1. Khái niệm.

Theo SGK Ngữ văn lớp 10 (tập 1 - trang 18), “ca dao là tác phẩm thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhẵm diễn tả thế giới nội tâm của con người”.

2. Đặc điểm

- GV hỏi: Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian. Theo các em, thể loại này có những đặc điểm?

- GV giảng: Về nội dung, ca dao có nội dung diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong

Slide10 các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước…

Về nghệ thuật, ca dao có lời thơ ngắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngôn ngữ trong ca dao thường gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Ca dao có lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Slide11

3. Phân loại.

Dựa vào nội dung, ca dao có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

Slide12

II. Đọc hiểu ca dao Việt Nam 1. Ca dao than thân

Than thân là một trong những chủ đề quan trọng trong ca dao Việt Nam. Chùm ca dao này có số lượng bài khá lớn. Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phải chịu trăm ngàn đắng cay, những

đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, giận hờn. Họ gửi cả những nỗi niềm đó vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ, giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa. Ngay sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhóm ca dao này.

Slide8

1.1. Đặc điểm chung.

Ca dao than thân thường mở đầu bằng mô - típ “Thân em như…”, thể hiện tiếng thở than về cuộc sống và cảnh đời khổ cực, đắng cay; đồng thời còn là tiếng nói khẳng định giá trị nhân phẩm con người. Qua đó, bộc lộ sự phản kháng, phê phán những điều ngang trái trong xã hội phong kiến xưa.

Slide9

1.2. Đọc hiểu bài ca dao số 1, 2.

Phần nội dung tiếp theo của bài học, chúng ta sẽ cùng đọc hiểu 2 bài ca dao than thân. Đó là bài số 1, 2 trong SGK Văn 10 tập 1, trang 83. => GV đọc

GV hỏi: Các em hãy quan sát vào

hai bài ca dao và cho biết tiếng hát thân thân của nhân vật trữ tình được bộc lộ qua những chi tiết nghệ thuật nào?

Slide10

a.Bài ca dao số 1: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

- Bài ca dao được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống. Đặc điểm của thể thơ này có nhịp ngắt đều, giai điệu nhẹ nhàng, rất phù hợp để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Ca dao Việt Nam thường sử dụng các Mô-tip hình ảnh quen thuộc, vừa để tạo tính dễ đọc, dễ nhớ trong quá trình truyền miệng, vừa khắc họa rõ nét đối tượng hình ảnh mang ý nghĩa tiêu biểu. Trong 2 bài ca dao than thân này, xuất hiện mô-típ mở đầu: “Thân em như…”. Ta có thể nhớ tới các bài ca dao cùng mô-tip này, ví dụ:

“Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”

“Thân em như miếng cau khô Người thanh tham mỏng, người thô

tham dày.”

“Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay”.

Cách mở đầu bằng mô-tip này đã thể hiện rõ nét tiếng than ngậm ngùi của người phụ nữ qua những lời ca dao, dân ca xưa.

- Nổi bật trong bài ca dao là biện pháp nghệ thuật so sánh (có sử dụng hình ảnh miêu tả bổ sung): “Thân em” với “Tấm lụa đào”:

+ Tấm lụa đào là hình ảnh gợi vẻ đẹp mềm mại, sang trọng, quý hiếm; là biểu tượng cho nhan sắc và tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ, hay cũng chính là những giá trị tốt đẹp đáng được trân trọng của họ.

+ Tấm lụa đào lại ở “giữa chợ” - nơi đppng đúc, xô bồ, tấp nập kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào? Từ “phất phơ” và cụm từ chỉ trạng thái “biết vào tay ai” thể hiện sự bấp bênh, vô dịnh. Người con gái bị số phận đưa đẩy, không thể chủ động lựa chọn một hướng đi cho mình. Đây là hình ảnh chân thực gợi nên số phận đáng thương của nhân vật trữ tình. - GV hỏi: Từ những yếu tố nghệ thuật vừa phân tích, em hãy rút ra nội dung chính được thể hiện trong tác phẩm? - GV trả lời: Bài ca dao cho thấy người con gái đã ý thức rõ những giá trị của chính mình, nhưng vẫn phải cay đắng bộc lộ lời than về tình cảnh

ngang trái khi cuộc đời bị phụ thuộc. Từng lời thơ là sản phẩm quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trực tuyến chủ đề ca dao việt nam cho học sinh lớp 10 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)