Các mode điều chế DVB-S2:
DVB-S2 có bốn mode điều chế, hai mode QPSK và 8PSK với điều chế đường bao không đổi được khuyến cáo dùng cho ứng dụng quảng bá hoạt động
51 trên bộ phát đáp vệ tinh phi tuyến ở điểm làm việc bão hoà hoặc gần bão hoà. Hai mode điều chế cao hơn 16APSK và 32APSK thay thế cho các sơ đồ điều chế 16QAM và 32QAM của tiêu chuẩn DVB-S DSNG, với độ co dãn được tăng và giảm độ nhạy với trạm mặt đất cũng như các đáp tuyến AM/AM và AM/PM của bộ phát đáp đèn sóng chạy. Độ nhạy giảm làm cho APSK thích hợp hơn với các hoạt động chuyên dụng trên vệ tinh trong các cấu hình “back- off” (lùi điểm làm việc khỏi phần phi tuyến trên đáp tuyến của đèn sóng chạy để tránh can nhiễu giữa các sóng mang). Các chòm sao hiệu suất băng thông và công suất của chúng phù hợp hơn cho các bộ phát đáp phi tuyến và cho chỉ tiêu bằng hoặc tốt hơn trên các kênh tuyến tính so với mode QAM với hỗn hợp điều chế pha và biên độ của chúng. Mặc dù các sơ đồ APSK không hiệu quả về công suất do yêu cầu tỷ số C/N cao hơn, chúng vẫn có hiệu quả phổ lớn hơn đáng kể. Các vòng tròn đồng tâm trong các chòm sao APSK gồm các điểm được đặt cách đều nhau hơn so với lưới hình vuông của các điểm được sử dụng trong các sơ đồ 16QAM thông thường. Dạng vòng tròn đồng tâm này giảm thiểu ảnh hưởng của méo do các bộ khuếch đại công suất cao gây ra.
Độ lợi hiệu dụng:
Việc đưa vào các mode điều chế cao hơn làm tăng hiệu suất băng thông vì tăng số bit ánh xạ đưa vào các chòm sao. Tất nhiên phải trả giá là yêu cầu C/N cao hơn.
Hệ số roll-off:
Như đã trình bày trước, tiêu chuẩn DVB-S2 có ba hệ số roll-off ( ) thay vì chỉ có hệ số roll-off là 0.35 trong tiêu chuẩn DVB-S. Hệ số roll-off nhỏ đi sẽ làm tăng hơn nữa hiệu quả của bộ phát đáp. Băng thông bị chiếm bởi tín hiệu điều chế là tần số biểu tượng nhân với (1+ ). Bằng việc sử dụng hệ số thấp hơn, các sóng mang có thể đặt gần nhau hơn, dẫn đến số tải sóng mang tăng đối với bộ phát đáp đã cho, hoặc là tăng tần số biểu tượng với băng thông đã cho. Có nghĩa là bộ phát đáp sẽ truyền dẫn được nhiều thông tin hơn.
52
Tiểu hệ thống sửa lỗi tiến (FEC) trong DVB-S2:
Tiểu hệ thống FEC (Forward Error Correction) có trách nhiệm chính trong việc cải thiện chỉ tiêu kỹ thuật của kết nối vệ tinh khi có can nhiễu. Do vậy việc áp dụng các thuật toán mã hoá tiên tiến với các bộ xử lí (các chip) giá rẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Nhóm thiết kế tiêu chuẩn DVB-S2 đã đánh giá bảy đề nghị cho sửa lỗi tiến khi dùng họ mã hoá Turbo, từ đó đã chọn mã nội LDCP (Low Density Parity Checking) kết nối (concatenated) với mã ngoại BCH (Bose Chauhuri Houquenohem). Sơ đồ FEC mới này được thay cho sơ đồ mã hoá của DVB-S gồm mã xoắn kết hợp với mã Reed-Solomon. Mã LDCP do nhà toán học Gallager tạo ra từ năm 1963 và có thông số kỹ thuật tốt thể hiện ở tỷ lệ mã hoá cao và độ dài khối dài, nhưng nay mới có điều kiện ứng dụng trong thực tế do những hạn chế về công nghệ thời kỳ đó. Chúng yêu cầu sự phức tạp thấp của bộ giả mã và tất cả các phương pháp sửa lỗi tiến mới thực tế cho tới bây giờ, mã Turbo cùng với mã LDCP là tiệm cận giới hạn Shannon - giới hạn lý thuyết của tốc độ truyền thông tin cực đại trên kênh có nhiễu.