Trong DVB–DSNG, quá trình xử lý dòng dữ liệu tương tự như tiêu chuẩn DVB-S, với một số khác biệt:
• Thích nghi ghép kênh dòng truyền tải và phân tán năng lượng (theo DVB-S).
• Mã hóa ngoài Reed-Solomon (204, 188) (theo DVB-S). • Xáo trộn bit (theo DVB-S).
• Mã hóa trong:
Mã chập có loại bỏ bit (theo DVB-S).
Mã lưới “pragmatic” liên kết với 8PSK và 16QAM. • Ánh xạ bit lên chòm sao điều chế:
QPSK (theo DVB-S).
8PSK (khác DVB-S).
16QAM (khác DVB-S). • Lọc băng gốc dùng bộ lọc cos nâng:
Hệ số cuốn α = 0,35 cho QPSK, 8PSK, 16QAM.
Tùy chọn α = 0,25 cho 8PSK, 16QAM.
http://www.ebook.edu.vn 33 Khi sử dụng điều chế QPSK, tiêu chuẩn DVB-DSNG hoàn toàn tương tự
với DVB-S. Trong 2 trường hợp còn lại, 2 tiêu chuẩn khác biệt nhau từ phần mã hóa trong và điều chế. Ví dụ, với trường hợp 8PSK 2/3:
Với mã sửa sai 2/3, cứ 2 bit vào thì có 3 bit tại đầu ra. Khối chuyển đổi song song ra song song sẽ biến đổi 8 tín hiệu vào thành 2 tín hiệu ra song song. Hai luồng bit này sẽ được đưa qua khối mã chập với tỷ lệ 1/2 trên đường E1 để tạo ra 2 bit trên 1 nhịp cùng với 1 bit trên đường NE để tạo ra 3 bit trên 1 nhịp cho phù hợp với 1 symbol điều chế 8PSK. Sau đó 3 bit này sẽ được đưa đến khối điều chế 8PSK.
Hình 1.23: Sơđồ khối điều chế 8PSK tỷ lệ 2/3 trong DVB-DSNG
Khối mã chập tương tự như trong điều chế QPSK. Giản đồ định vị bit điều chế 8PSK, TCM với tỷ lệ trên 2/3 như trong hình vẽ sau:
Hình 1.24: Giản đồđịnh vị bit điều chế 8PSK tỷ lệ 2/3 trong DVB –DSNG
Các phương pháp điều chế và mã hóa khác trong DVB-DSNG cũng có nguyên lý tương tự 8PSK 2/3. Sử dụng nhiều tỷ lệ mã khác nhau giúp cho hệ
http://www.ebook.edu.vn 34 thống DVB –DSNG có khả năng lựa chọn phương án tối ưu tùy theo điều
kiện cụ thể. Bảng 1.5: Các lựa chọn điều chế và mã hóa trong DVB –DSNG Kiểu điều chế Tỷ lệ mã trong Hiệu suất phổ (số bit/symbol) Eb/ No yêu cầu (dB) (*) QPSK 1/2 0,92 4,5 2/3 1,23 5,0 3/4 1.38 5,5 5/6 1,53 6,0 7/8 1,61 6,4 8PSK 2/3 1,84 6,9 5/6 2,30 8,9 8/9 2,46 9,4 16QAM 3/4 2,76 9,0 7/8 3,22 10,7
(*): Eb/N0 yêu cầu được tính với BER=2x10-4 trước giải mã RS và QEF (Quasi-Eror-Free) sau giả mã RS.
QEF được định nghĩa là có xấp xỉ nhỏ hơn 1 lỗi trong 1 giờ ở đầu vào của bộ giải nén MPEG-2 tương ứng với BER 10-10 đến 10-11
.
1.5 Kết luận
Tiêu chuẩn DVB-S và DVB-DSNG thiết kế trên cơ sở gia tăng khả năng chống nhiễu cho dòng truyền tải MPEG-2 và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong truyền hình có các đặc điểm nổi bật là:
1. Tín hiệu đầu vào là dòng truyền tải MPEG-2 TS.
2. Kiểu điều chế là QPSK đối với DVB-S và QPSK, 8PSK, 16QAM đối với DVB-DSNG.
3. Mã hóa chống nhiễu: Mã ngoài là mã RS(204,188) và mã trong là mã chập.
http://www.ebook.edu.vn 35 4. Hiện chỉ sử dụng hai hệ số rool-off là 0,35 và 0,25.
5. Mã hóa và điều chế là cố định không thay đổi được khi đang trong quá trình truyền tin.
http://www.ebook.edu.vn 36
CHƯƠNG 2
TIÊU CHUẨN DVB-S2 VÀ MỘT SỐỨNG DỤNG
Chuẩn truyền hình số qua vệ tinh DVB-S hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên nhu cầu tăng hiệu quả sử dụng băng tần và tốc độ truyền dẫn tín hiệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các dịch vụ như dịch vụ HDTV, dịch vụ internet tốc độ cao qua vệ tinh….Chuẩn DVB-S2 (Digital Satellite Broadcasting 2nd Generation) ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó.