Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 37)

của người dân trong việc xây dựng mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch là hết sức quan trọng. Việc hiện nay nhiều đơn vị tư vấn thiếu nghiên cứu và kinh nghiệm về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất tại các địa phương trong chương trình xây dựng nông thôn mới đang bộc lộ nhiều bất cập khi chúng ta có tới 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp (Hoàng Tuấn Hiệp, Nguyễn Quang Dũng, 2012).

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện Chương trình nông thôn mới nông thôn mới

Trong thời gian qua việc thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai Chương trình còn chậm so với mục tiêu; việc triển khai vốn trái phiếu Chính phủ còn chậm, việc giám sát, đánh giá kết quả sử dụng vốn còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa sát thực tế, dẫn đến một số nơi còn huy động vốn đóng góp của dân quá mức; môi trường nông thôn có xu hướng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Vì vậy bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì là:

- Xây dựng nông thôn mới phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và của Ban Chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình;

- Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, bản, ấp trong xây dựng Nông thôn mới là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình;

- Nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí nông thôn mới để có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; phát huy cao nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào Chương trình;

- Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng công cuộc xây dựng NTM vẫn còn những bất cập trong công tác quy hoạch làng xã, kiến trúc nhà ở, nhà công cộng, công tác bảo tồn phát huy di sản kiến trúc cũng như việc quản lý công tác xây dựng… Điều này đòi hỏi các cấp ngành Trung ương, địa phương, các nhà quản lý, đặc biệt quan trọng là cộng đồng cư dân nông thôn khắc phục tồn tại, góp sức chung tay xây dựng nông thôn Việt Nam ngày một khang trang, kiến trúc đẹp lên trong sự phát triển bền vững.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

- Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

- Tình hình thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tản Hồng và xã Yên Bài huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đánh giá về mức độ phù hợp của phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng trên cơ sở chọn điểm nghiên cứu đại diện cho 30 xã trên địa bàn huyện. Nghiên cứu đã chọn ra 2 xã đại diện có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; cụ thể chọn 01 xã đại diện cho nhóm các xã đã về đích (xã Tản Hồng) và 01 xã đại diện cho nhóm xã chưa về đích nông thôn mới, còn nhiều khó khăn trong quá trình quy hoạch, xây dựng nông thôn mới (xã Yên Bài).

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được áp dụng nhằm thu thập những số liệu đã được công bố từ các nguồn có sẵn tại các cơ quan, Ban, ngành có liên quan.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì tại UBND cùng các Phòng, Ban chức năng tại huyện Ba Vì.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai xã điểm: Tản Hồng và Yên Bài.

- Thu thập kế hoạch, đề án, các báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội, của huyện Ba Vì và của các xã trong huyện.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp áp dụng để thu thập các số liệu chưa được công bố thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan bằng bộ phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn. Mục đích thu thập số liệu phục vụ cho việc nhận định, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới được chính xác. toàn diện và khách quan hơn.

- Đối tượng: Điều tra ngẫu nhiên 160 hộ dân (mỗi xã 80 hộ dân) và 21 cán bộ tham gia vào công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện và 02 xã điểm là xã Tản Hồng và Yên Bài thông qua phiếu điều tra.

- Tiêu chí điều tra:

+ Đối với hộ dân: Nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận để biết đến chương trình xây dựng nông thôn mới (Chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng); Sự tham gia của người dân vào công tác lập và giám sát, quản lý việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Hình thức chủ yếu mà người dân tham gia như góp tiền, ngày công lao động, hiến đất... Tác động của xây dựng nông thôn mới với đời sống của người dân; Những khó khăn của địa phương và đề xuất của người dân góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới;

+ Đối với cán bộ quản lý: (xã Tản Hồng 06 phiếu điều tra gồm Chủ tịch xã, Bí thư, Địa chính và 3 trưởng thôn; xã Yên Bài 08 phiếu điều tra gồm Chủ tịch xã, 2 Địa chính và 5 trưởng thôn). Các hình thức tuyên truyền, vận động để chương trình xây dựng nông thôn mới đến được với người dân mà địa phương đã áp dụng; Các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở địa phương; vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; Khó khăn và đề xuất của cán bộ quản lý góp phần thúc đẩy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Để xây dựng báo cáo, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong báo cáo. Đó là các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng, về khí hậu thời tiết chi tiết của huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội cũng được kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phương. Đồng thời, các tài liệu khác về địa phương như các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, các bản đồ gốc của địa phương cũng được thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

- Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các năm trước và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- So sánh tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại hai xã điểm bao gồm 3 loại hình quy hoạch: quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất. Trong đó:

+ Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện;

+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện;

+ Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu diện tích thực hiện và tỷ lệ thực hiện.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên 42.402,69 ha là huyện thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km theo đường QL32 về phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, có tuyến đường thủy qua phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc huyện từ Hà Nội đến Hòa Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70 km. Toạ độ địa lý từ 21019’40’’- 21020’ vĩ độ Bắc và 1050 17’35’’ - 1050

28’22’’ kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ. - Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Với vị trí địa lý và giao thông thủy bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hóa, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch... và là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.

3.1.1.2. Địa hình

Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là sông Đà và sông Hồng, tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng đa dạng hóa các loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông có thể phân thành 03 tiểu vùng khác nhau:

- Vùng núi: Có diện tích là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên của toàn huyện; có 5.694.80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5% tổng diện tích toàn vùng. Vùng này có hai loại địa hình: Núi cao thuộc vườn Quốc gia Ba Vì, đồi thấp thuộc 07 xã miền núi. Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300 m.

- Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25 m theo hướng Tây Bắc thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích là 14.840,15 ha chiếm 34,66% diện tích toàn huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1.956,4 ha chiếm 13% diện tích của vùng.

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 11 xã, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích. Diện tích của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm 3.634,59 ha đất nông nghiệp.

Với địa hình địa mạo trên đã tạo nên một sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên và khả năng đa dạng hóa trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là có ưu thế về phát triển du lịch.

Ba Vì còn là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.

3.1.1.3. Khí hậu

Ba Vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

Qua theo dõi nhiều năm, các yếu tố khí hậu trung bình như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình khoảng 200C, tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 140C. Từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình đều cao, trên 230C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất là 350C đến 370C. Riêng vùng núi Tản Viên, từ độ cao 400 m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ, trên 700 m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là 180C;

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1.628 mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa là 1.478 mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với tổng lượng mưa 184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm;

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87%. Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất 81 - 82% vào các tháng 11 và tháng 12. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất 89% vào tháng 3 và tháng 4;

- Số giờ nắng: Số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm. Các tháng 1, 2,3 có số bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120 giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/tháng;

- Gió: Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam, mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh. Tốc độ gió trung bình 3,5 m/s.

Mùa hạ hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam, tuy nhiên khi có giông, bão vào mùa hạ tốc độ gió có thể đạt tới 100 km /h. Trong gió mùa hạ có thể có gió giật tới tốc độ trên 100 km/h. Bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10. Bão gây ra gió mạnh và mưa lớn, là thiên tai đáng lo ngại đối với Ba Vì. Bão thường kèm theo mưa lớn gây nên ngập úng ở vùng đất trũng và gây ra sói mòn ở vùng đồi, núi, làm thiệt hại đến sản xuất, kinh tế và con người.

Lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 tháng 6.

Nhìn chung, thời tiết của huyện có những biến động thất thường đi kèm các hiện tượng gây ảnh hưởng bất lợi cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa chịu ảnh hưởng của những đợt mưa lớn, dài ngày gây ngập, úng; đầu mùa hè thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ không khí có khi lên tới trên 380C. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về nhanh nhiệt độ thường giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sản xuất nông

nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm khí nêu trên nêu có các biện pháp khắc phục sẽ rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.

3.1.1.4. Thủy văn

Ba Vì có hệ thống thủy văn phong phú và đa dạng. Bao gồm sông Đà và sông Hồng bao bọc từ phía Tây Nam lên Đông Bắc dài 50 km tạo nên nguồn nước tưới phong phú, mang phù xa màu mỡ bồi lên vùng đồng bằng ven sông của huyện.

Địa hình chia cắt của vùng núi và vùng đồi gò đã hình thành nên hệ thống khe suối phân bố theo từng lưu vực nhỏ, đặc biệt là tạo nên con sông Tích chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam phân chia huyện thành hai vùng. Vùng núi và đồi gò ở hữu ngạn và đồng bằng phì nhiêu ở tả ngạn. Sông Tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 37)