Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 85 - 124)

thôn mới tại huyện Ba Vì

a. Kết quả đạt được

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trước hết là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, sự điều hành có hiệu quả của các cấp chính quyền, sự đóng góp tích cực của Mặt trận Tổ quốc. các tổ chức đoàn thể và sự tham gia. hưởng ứng, đồng thuận của các tổ chức. doanh nghiệp, cá nhân và nhân dân trong huyện.

- Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, quy hoạch sử dụng đất, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng hiện đại được hoàn thiện làm cơ sở để quản lý và định hướng cho nông nghiệp, nông thôn phát triển theo quy hoạch.

- Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn đã hoàn thành và phát huy được hiệu quả đầu tư; đặc biệt là công trình

hạ tầng giao thông thủy lợi được xây dựng gắn với việc quy hoạch lại đồng ruộng, dồn đổi ruộng đất trong nông nghiệp góp phần hiện đại hóa và nâng cao năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, trực tiếp thay đổi diện mạo nông thôn.

- Một số mô hình áp dụng tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua như thực hiệc các đề án: Phát triển lúa gieo thẳng; cây trồng hàng hóa; cánh đồng mẫu; giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn; Phát triển các mô hình liên kết sản xuất, đề án thu gom, xử lý rác thải, các hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân... đã phát huy tác dụng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

- Đã huy động tập trung, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn trong nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn, vốn lồng ghép các chương trình và các nguồn vốn khác để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn xã, thôn, xóm như: Đường giao thông, trường học, nhà văn hóa.

b. Hạn chế, yếu kém

- Trong tổ chức thực hiện ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm tính dân chủ, công khai, minh bạch nên để nảy sinh những vấn đề phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. Tình trạng khiếu kiện đất đai ở một số nơi còn diễn ra phức tạp, nhất là trong công tác dồn điền đổi thửa ở một số xã.

- Quy hoạch nông thôn mới phụ thuộc vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và huyện, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên việc nắm bắt các thông tin và dự báo nhu cầu sử dụng đất, nhất là dự báo nhu cầu đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội chưa sát, nhiều dự án đăng ký theo quy hoạch nông thôn mới nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chưa đúng tiến độ (như các dự án về phát triển hạ tầng, về quốc phòng, an ninh, phát triển đô thị...); ngân sách của địa phương có hạn

nên việc bố trí vốn để đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của toàn Huyện.

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đặc biệt về đất đai và các vấn đề sử dụng đất rất nhạy cảm và phức tạp ở địa phương biến động và thay đổi theo từng ngày, trong khi cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai có sự điều chỉnh bổ sung liên tục.

c. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo một số chỉ tiêu quy hoạch nông thôn mới theo chỉ tiêu phát triển kinh tế chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khả năng thực hiện. Việc xác định quy mô diện tích, vị trí quy hoạch của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành và nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa thật sự hấp dẫn, thu hút được nhà đầu tư nên khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, thực hiện xã hội hóa để huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện dự án; việc khai thác tài nguyên vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có là nguồn nguyên liệu đá vôi, nguyên vật liệu xây dựng cho phát triển các ngành kinh tế của Huyện.

- Một số chủ đầu tư còn chưa quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án còn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác, một số nhà đầu tư còn lệ thuộc vào vốn vay các ngân hàng thương mại nên khi bi siết chặt cho vay thì không thực hiện được các dự án theo tiến độ đã đề ra.

3.4. Định hướng và đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

3.4.1. Định hướng về thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

3.4.1.1. Quan điểm

giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường sự tham gia, giám sát, tinh thần hiến đất trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, đảm bảo phương án điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM giai đoạn tới 2030 có tính khả thi và hiệu quả để góp phần phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2023.

3.4.1.2. Mục tiêu dự kiến * Giai đoạn 2021 - 2025

- Phấn đấu đến cuối năm 2022: 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2023 phấn đấu huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Nông thôn mới nâng cao: Phấn đấu có 3 - 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. - Nông thôn mới kiểu mẫu: Phấn đấu có 1 - 3 xã đạt NTM kiểu mẫu; mỗi năm có 2 - 3 thôn, làng công nhận khu dân cư kiểu mẫu theo các lĩnh vực.

- Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch: 90%.

- Tỷ lệ rác thải được thu gom vận chuyển trong ngày đạt trên 90%.

* Giai đoạn 2025 - 2030

- Phấn đấu đến năm 2030: 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. - Nông thôn mới kiểu mẫu: 20% số xã đạt NTM kiểu mẫu, 50% số xã có ít nhất 01 thôn, làng được công nhận khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu theo lĩnh vực.

- Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch 100%.

- Tỷ lệ rác thải được thu gom vận chuyển trong ngày đạt 100%.

3.4.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

3.4.2.1. Ban hành một số văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

Chương trình xây dựng nông thôn mới rất rộng lớn, đa ngành, nhiều lĩnh vực vì vậy để xây dựng nông thôn mới thành công nhất thiết phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng

đồng. Do đó, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo từ thành phố, huyện cần thiết phải ban hành các văn bản để thống nhất chỉ đạo từ huyện đến cơ sở.

Tập trung chỉ đạo các cấp chính quyền từ xã, thị trấn trong việc phối hợp với các chủ đầu tư triển khai công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho những người dân thuộc đối tượng bị thu hồi đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, không để tình trạng người dân sau khi bị thu hồi đất trở thành thất nghiệp, không có thu nhập, phát sinh tệ nạn xã hội dẫn đến bần cùng hóa. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đúng quy định, phù hợp với nhu cầu thực tế của lao động tại từng địa phương.

Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo bằng việc liên kết các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư, không để tình trạng đào tạo theo phong trào, trùng lặp và dư thừa. Tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động là một phương hướng thực hành nghề rất quan trọng cho lao động nông thôn, nhất là đối với các hộ nông dân thuộc diện bị thu hồi đất.

Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho vay vốn đối với người thuộc diện thu hồi đất đã hoàn thành chương trình học nghề để có vốn tự tạo việc làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, xây dựng... phù hợp với nhu cầu của thị trường.

3.4.2.2. Tăng cường huy động và tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình

- Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước:

Có kế hoạch bố trí sử dụng ngân sách Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể. Xác định quan điểm, ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là các công trình đầu tư gắn với tiêu chí XDNTM có liên quan đến sử dụng đất.

Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đặc biệt là quy hoạch cơ sở hạ tầng phải xác định dựa vào nội lực của cộng đồng là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong nhân dân (góp công, hiến đất), con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Ngoài ra, với truyền thống yêu quê hương, hướng về quê hương và những người thân nên sự đóng góp của cộng đồng người dân Ba Vì xa quê, của các mạnh thường quân có ý nghĩa quan trọng. Đây là các nghĩa cử cao đẹp, chính quyền các xã cần có sự liên hệ, thông báo về quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã, chính sách, sự ưu tiên đầu tư, sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội của cộng đồng xa quê để thu hút đầu tư thực hiện các dự án.

- Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội:

Các tổ chức đoàn thể tự tổ chức huy động nguồn lực của tổ chức mình để đóng góp cho quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Chính quyền địa phương cần tạo ra một phong trào sâu rộng triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu thông suốt và tham gia ủng hộ, phải coi quy hoạch là khâu căn bản, có tính định hướng về hạ tầng kỹ thuật, xã hội, sản xuất.

- Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn:

Để thực hiện giải pháp này, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành lập các tổ công tác đi kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Trên cơ sở đó xác định mức kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án cho xây dựng nông thôn mới.

- Giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý:

Để hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới thì việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý là điều rất quan trọng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Việc quản lý và sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ trong từng hoạt động.

Mọi hoạt động trong huy động và sử dụng nguồn lực cho quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải dựa trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, phát huy cao nhất cộng đồng trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.

3.4.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới. Kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và phải có uy tín với nhân dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc quy hoạch, xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng. Trước mắt lãnh đạo huyện cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho các đối tượng cán bộ sau đây:

* Đối với cán bộ cấp huyện, xã

- Rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng (quản lý đô thị, địa chính xây dựng) để ưu tiên đào tạo ngay trình độ chuyên môn đại học liên quan đến quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài (nên từ 2 nhiệm kỳ trở lên) nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học.

- Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định số 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3.4.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

- Điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai; đánh giá thóai hóa, ô nhiễm đất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai; đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, năng lực dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Có cơ chế chính sách ưu đãi trong việc giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư thực hiện công trình, dự án trọng điểm, vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng.

- Có chính sách ưu tiên các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc tại các cụm công nghiệp tại địa phương.

- Các ngành, các cấp rà soát danh mục các công trình dự án mang tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện để tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và thu hồi đất theo từng dự án nhằm khắc phục tình trạng triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 85 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)