Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng mô hình ERP trong quản trị ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 29 - 35)

Chương 3: Thực trạng triển khai mô hình ERP ở Việt Nam

3.2.Đối với ngân hàng

Hiện tại chưa có nhiều ngân hàng và các công ty tài chính Việt Nam ứng dụng hệ thống ERP mà chỉ tập trung triển khai phần mềm lõi của ngành. Đã từ lâu, các Ngân hàng rất coi trọng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của mình. Hầu hết các phần mềm lõi tác nghiệp (Core Banking) đều đã sớm được ứng dụng từ những năm 90 và liên tục được nâng cấp. Gần đây, việc ứng dụng phần mềm quản lý nội bộ chỉ bắt đầu được áp dụng tại một vài Ngân hàng quốc doanh và Ngân hàng thương mại lớn như BIDV, VCB, VTB, MSB. Nhưng đáng nói là hầu hết các phần mềm quản lý nội bộ này mới chỉ dừng ở việc quản lý các tác nghiệp liên quan tới kế toán, tài sản cố định, nhân sự, tiền lương. Đó là hiện tại, còn tương lai, liệu ERP có nên và cần thiết đặt ra với tất cả các Ngân hàng?

Do Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù nên nói đến Ngân hàng là nói đến các hoạt động liên quan đến tiền như tiền gửi, tiền vay, lãi suất, chuyển tiền... Người ta thường nhắc đến các nghiệp vụ chính của Ngân hàng mà quên rằng, bản thân Ngân hàng cũng có những giao dịch thông thường như quản lý công nợ phải thu, các khoản phải trả, quản lý tài sản cố định, quản lý chi phí... Ngoài ra, Ngân hàng còn có rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác như dịch vụ cho thuê tài chính, dịch vụ kinh doanh chứng khoán hay kinh doanh bảo hiểm, bất động sản...

Như vậy, Ngân hàng cần được nhìn nhận như một doanh nghiệp đặc thù với lĩnh vực kinh doanh chính là Ngân hàng. Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, các Ngân hàng đều có nhu cầu đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình, cũng như trả lời được các câu hỏi: mảng kinh doanh nào hiện đang cho hiệu quả lớn nhất, hệ thống khách hàng có được kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa trong việc khai thác sử dụng dịch vụ...hay không.

Được biết, trong giai đoạn 2 - dự án hiện đại hóa Ngân hàng do World Bank tài trợ, một số Ngân hàng đã quyết định sẽ dành một phần vốn cho việc ứng dụng ERP. Với thông tin này có thể thấy ERP đang dần được các Ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên, từ quan tâm tới việc triển khai và nghiệm thu thành công là một quãng đường rất dài, trong khi bản thân Ngân hàng là ngành chịu áp lực cạnh tranh cao hơn nhiều so với các lĩnh vực khác. Điều này cũng làm hạn chế phần nào quyết tâm của các Ngân hàng trước các hệ thống ứng dụng lớn, phức tạp như ERP. Nhưng ngược lại, cũng chính sức ép cạnh tranh sẽ đẩy các Ngân hàng phải đối diện trước quyết định hoặc là đi trước một bước với ERP, hoặc là thụt lùi.

Một số Ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai mô hình ERP:

+ Ngân hàng ACB – CN Đà Nẵng:

Với vai trò là chi nhánh trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng ACB - CN

- Phân hệ quản lý cấp tín dụng - Phân hệ quản lý tiền gửi - Phân hệ quản lý thanh toán - Phân hệ quản lý tài chính - Phân hệ quản lý nhân sự - Phân hệ quản trị hệ thống - Phân hệ tự động văn phòng - Phân hệ quản lý hành chính - Phân hệ hỗ trợ thông tin lãnh đạo

+ Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Hợp đồng trị giá gần 4,3 triệu USD đã được ký giữa FIS và Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) vào chiều ngày 14/6/2010 tại trụ sở Trung tâm Tin học Vietinbank 46A Tăng Bạt Hổ. Đây là dự án ERP lớn nhất cho ngành ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay và là dự án ERP lớn thứ hai tại Việt Nam, sau dự án ERP Petrolimex.

Theo đó, FPT triển khai cho hệ thống VietinBank tại Hội Sở chính và 160 chi nhánh trên toàn quốc với con số hơn 700 người sử dụng. Dự án chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/6/2010 với 4 cấu phần, trong đó hai cấu phần Quản lý tài chính nội bộ (ERP) và Quản lý nguồn nhân lực và bảng lương (PS) được FPT IS ERP trực tiếp triển khai. Hệ thống gồm 4 module:

- Quản lý tài chính nội bộ

- Quản trị nguồn nhân lực và tiền lương - Quản lý tài chính ngân hàng

- Hệ thống thông tin quản lý MIS

Hệ thống ERP – Module Quản lý tài chính nội bộ là giải pháp hỗ trợ hiệu quả nhất trong quản lý chi phí, phân tích môi trường kinh doanh, góp phần tối ưu hóa nguồn lực sẽ đi vào hoạt động trên toàn hệ thống VietinBank...Tiếp theo thành công của Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán (HĐHNH

& HTTT) giai đoạn I, ERP thuộc dự án HĐHNH & HTTT giai đoạn II của VietinBank đã được triển khai. ERP liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nguồn vốn, nhân lực, máy móc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

Module Quản lý tài chính nội bộ (QLTCNB) là một cấu phần của dự án ERP, bao gồm các tính năng: Sổ cái, Tài khoản phải thu, Tài khoản phải trả, Quản lý ngân sách, Tài sản cố định, Kế toán thuế. Đối với dự án ERP nói riêng và VietinBank nói chung thì việc triển khai module QLTCNB là một công việc quan trọng, không chỉ giúp hiện đại hóa toàn bộ hoạt động quản lý nhà cung cấp và quản lý tài sản vốn được làm thủ công mà còn là nền tảng cho các ứng dụng phân tích tài chính, tập trung số liệu toàn hệ thống. Sau khi được triển khai, module đã góp phần đáng kể vào việc phân bổ chi phí và cung cấp các báo cáo hữu ích phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng. Module QLTCNB bao gồm 3 phân hệ chính:

- Sổ cái tổng hợp (GL). Phân hệ GL có các chức năng: Quản lý hệ thống tài khoản, quản lý lịch kế toán, quản lý các loại tiền tệ ghi sổ, xử lý các bút toán nhập trực tiếp hoặc tổng hợp từ sổ chi tiết, quản lý ngân sách, cung cấp các báo cáo…

- Quản lý công nợ (AP). Phân hệ AP quản lý công nợ thông qua quản lý các nhà cung cấp; các hóa đơn mua hàng, hóa đơn chi phí; các khoản thanh toán cho nhà cung cấp và quản lý hợp đồng phát sinh…

- Quản lý tài sản, thiết bị (FA). Phân hệ FA quản lý toàn bộ hệ thống tài sản, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu của ngân hàng, bao gồm việc nhập mới tài sản, điều chuyển, khấu hao, thanh lý tài sản,…

Cả 3 phân hệ này đều có mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó phân hệ GL sẽ là trung tâm của module QLTCNB trong ngân hàng.

QLTCNB cho phép người dùng nhập dữ liệu một lần đối với các giao dịch, giữa các phân hệ có sự chuyển tiếp và kế thừa nhằm tránh sai sót và thiếu dữ liệu, đồng thời tiết kiệm thời gian thao tác. Người dùng có thể truy vấn sâu thông tin chi tiết tới từng nghiệp vụ phát sinh, từ đó hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ và kiểm soát tài chính. Hệ thống còn có khả năng tự động hóa nhiều quy trình: cập nhật số liệu từ sổ phụ kế toán lên sổ cái hay kết chuyển giá trị tài sản xây dựng cơ bản dở dang thành tài sản…

Việc triển khai ERP rộng rãi trên toàn hệ thống và hướng dẫn thao tác thực hiện đến người sử dụng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Ngân hàng, không chỉ dễ dàng cho việc quản lý, theo dõi mà còn cung cấp được số liệu tổng hợp cho việc phân tích chỉ tiêu và lên các báo cáo tài chính. Từ đó, cán bộ quản lý có thể theo dõi được số liệu tổng hợp và có các báo cáo nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất.

+ Triển khai ERP cho Ngân hàng Quân đội

Ngày 06/05/2009, tại Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) đã diễn ra Lễ Khởi động Dự án Triển khai Hệ thống ERP cho MB Bank.

Dự án là thành quả đầu tiên từ sự hợp tác liên tục giữa FIS Bank và FIS ERP trong tiếp cận các ngân hàng trong việc chào bán các dự án ERP. Dự án

triển khai hệ thống ERP tại MB Bank với giá trị hợp đồng gần 500,000 USD bao gồm 2 hạng mục: Bản quyền hệ thống Oracle và phần triển khai hệ thống. MB Bank nằm trong khối ngân hàng đầu tiên ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP Oracle E-business suite. Đây là một dự án mang tầm quan trọng bậc nhất của ngân hàng này trong năm 2009.

Oracle E-Business Suite là bộ các ứng dụng nghiệp vụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả quan hệ khách hàng, quá trình cung cấp dịch vụ, lao động sản xuất, giao hàng - bán hàng, quản lý thu chi... toàn bộ được triển khai trên một hệ thống duy nhất được xây dựng trên một kiến trúc thông tin thống nhất. Oracle E- Business Suite kết hợp các chức năng hoàn thiện, có tính mở và hiệu quả nhất thế giới cho việc quản lý nguồn lực doanh nghiệp với một công nghệ nền mở và linh hoạt. Cho phép doanh nghiệp tăng năng suất, tăng khả năng hoạt động và khả năng thích ứng cần thiết để tăng tốc các chiến lược kinh doanh.

Những đặc điểm chính của giải pháp Oracle:

-Đầy đủ các phân hệ nghiệp vụ: Oracle E-Business Suite có đầy đủ các phân hệ như: Kế toán tài chính, nhân sự tiền lương, quản lý kho, mua sắm, bán hàng, quản lý dự án, quản lý sản xuất…

-Tích hợp hoàn toàn - dữ liệu tập trung: Các phân hệ được xây dựng theo thiết kế tổng thể với mô hình dữ liệu thống nhất và trên một CSDL duy nhất. Dữ liệu được quản lý tập trung, đầy đủ, chia sẻ, thống nhất và xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tự động hóa quy trình tác nghiệp: Vận hành theo quy trình nghiệp vụ, hoàn toàn tích hợp giữa các phân hệ, chia sẻ việc nhập liệu cho các cán bộ nghiệp vụ ngay khi nghiệp vụ ban đầu phát sinh, tăng cường kiểm soát luồng dữ liệu.

-Kiến trúc và công nghệ tiên tiến: Kiến trúc 3 lớp (máy trạm, ứng dụng và CSDL), môi trường và kiến trúc tính toán Internet. CSDL và nền công nghệ hàng đầu thế giới của Oracle, hầu như không giới hạn về khối lượng lưu trữ và xử lý dữ liệu.

-An toàn, bảo mật cao: An ninh và an toàn dữ liệu rất cao, phân quyền phù hợp với vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị.

Ngân hàng TMCP Quân Đội có tới 400,000 khách hàng với 100 Chi nhánh lớn nhỏ và 4 công ty thành viên. Ông Thái cũng khẳng định, nếu dự án thành công sẽ là một điển hình tiêu biểu để triển khai hệ thống ERP cho các ngân hàng còn lại tại Việt Nam. Dự án triển khai hệ thống oracle EBS r12 ứng dụng vào công tác quản lý nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Military Bank. Đây là một trong những dự án đầu tiên triển khai Oracle EBS R12 ứng dụng vào công tác quản lý nội bộ ngân hàng. Phạm vi nghiệp vụ bao gồm kế toán tài chính, quản lý công nợ, quản lý tài sản và tích hợp với core banking. Dự án triển khai ERP cho toàn bộ ngân hàng, gồm Hội sở chính và gần 100 chi nhánh cấp 1, 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng mô hình ERP trong quản trị ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 29 - 35)