3.1.2.1. Dân số, lao động * Dân số
Dân số trung bình của huyện Ba Vì năm 2019 là 252.910 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% năm 2019.
Dân số thành thị không lớn chiếm 5,2% dân số toàn huyện. Di dân cơ học ra ngoài (thời gian qua dân số đô thị của TP. Hà Nội tăng mạnh) có thể là nguyên nhân khiến dân số chung cũng như dân số đô thị của Ba Vì tăng không cao trong một thời gian dài.
Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Ba Vì năm 2019 STT Tên đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (ha) Dân số (khẩu) Số hộ (hộ) Mật độ dân số (người/ha) 1 TTr Tây Đằng 1.206,2 16.244 4.197 1.346,7 2 Xã Phú Cường 926,9 5.343 1.716 576,4 3 Xã Cổ Đô 860,2 8.214 2.168 954,9 4 Xã Tản Hồng 891,4 12.630 3.501 1.416,9 5 Xã Vạn Thắng 999,4 15.688 3.712 1.569,7 6 Xã Châu Sơn 359,3 4.764 1.285 1.325,9 7 Xã Phong Vân 481,8 6.921 1.921 1.436,5 8 Xã Phú Đông 360,6 5.363 1.395 1.487,2 9 Xã Phú Phương 435,6 5.909 1.634 1.356,5 10 Xã Phú Châu 991,5 11.083 3.030 1.117,8 11 Xã Thái Hòa 563,3 8.903 2.348 1.580,5 12 Xã Đồng Thái 824,3 12.637 3.164 1.533,1 13 Xã Phú Sơn 1.374,4 9.913 2.432 721,3 14 Xã Minh Châu 563,3 6.378 1.481 1.132,3 15 Xã Vật Lại 1.443,1 14.087 2.973 976,2 16 Xã Chu Minh 506,5 8.052 1.762 1.589,7 17 Xã Tòng Bạt 824,2 10.099 2.240 1.225,3 18 Xã Cẩm Lĩnh 2.662,2 11.914 3.180 447,5 19 Xã Sơn Đà 1.209,4 9.235 2.198 763,6 20 Xã Đông Quang 382,0 5.495 1.341 1.438,5 21 Xã Tiên Phong 875,9 8.183 2.481 934,2 22 Xã Thụy An 1.647,7 9.737 2.363 590,9 23 Xã Cam Thượng 827,6 7.378 1.668 891,5 24 Xã Thuần Mỹ 1.240,6 6.342 1.508 511,2 25 Xã Tản Lĩnh 2.775,2 15.400 4.100 554,9 26 Xã Ba Trại 2.017,3 14.732 3.550 730,3 27 Xã Minh Quang 2.790,9 12.925 3.394 463,1 28 Xã Ba Vì 2.540,7 2.307 159 90,8 29 Xã Vân Hòa 3.291,3 11.943 3.008 362,9 30 Xã Yên Bài 3.542,9 8.857 1.976 250,0 31 Xã Khánh Thượng 2.884,8 8.484 2.016 294,1 Toàn huyện 42.300,5 29.5160 73.901 697,8
* Lao động, việc làm và thu nhập
- Lao động, việc làm:
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 là 192.120 người, chiếm 76,1% dân số toàn huyện. Lao động làm việc trong ngành kinh tế là 121,45 nghìn người tỉ lệ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 84,8% năm 2018. Tỉ lệ lao động khu vực các ngành phi nông nghiệp 15,2% năm 2019. Tỉ lệ thất nghiệp đối với lao động có khả năng lao động trong độ tuổi khoảng 3,9 - 4%. Số người lao động được giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 9 - 10 nghìn người, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%.
Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Ba Vì có khoảng 1.000 người bước vào tuổi lao động, yêu cầu việc làm mới. Ngoài ra do chuyển đổi sản xuất nhu cầu tạo thêm việc là rất lớn.
Việc nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nhưng năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn. Ba Vì là huyện có lợi thế lớn - gần kề các trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.
- Thu nhập và mức sống dân cư:
Thu nhập bình quân đầu người tăng là 68 triệu đồng/năm (năm 2019), Cùng với mức chi tiêu tăng cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng thay đổi. Ước tính các khoản chi cho ăn uống đã giảm xuống còn 49 - 50% năm 2019; tỉ lệ chi cho các khoản khác tăng lên 50 - 51%. Trong đó, nếu như các khoản cho mặc (quần, áo, giầy, dép, mũ, nón), ở (nhà, điện nước, vệ sinh), giáo dục giảm thì các khoản đồ dùng gia đình, đi lại, bưu điện, văn hóa thể thao giải trí tăng mạnh.
Đây là nhưng biểu hiện của việc gia tăng mức sống dân cư, chuyển từ những nhu câu thiết yếu sang những nhu cầu cao hơn, sa sỉ hơn. Nhờ nhu cầu tăng mà nhiều chỉ tiêu về mức sống cũng được cải thiện như tỉ lệ học sinh đến trường, các chỉ tiêu về y tế, sức khỏe, cộng đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 3%, không có hộ đói.
3.1.2.2. Phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2017 - 2019 quy mô và nhịp độ tăng trưởng có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất giai đoạn 2017 - 2019 tăng bình quân hàng năm 11,9%.
Sự tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn vừa qua xuất phát từ đóng góp ngày càng cao của khu vực phi nông nghiệp chiếm 62% giai đoạn 2017 - 2019.
Tuy nhiên, những yếu tố tạo ra tăng trưởng cao sẽ ngày càng tới hạn (mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi). Do vậy, xu thế chuyển dịch sang chất lượng và chiều sâu là tất yếu để tạo ra tăng trưởng. Khu vực nông lâm ngư sẽ dựa chủ yếu vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhưng khả năng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như những năm vừa qua. Vai trò của khu vực phi nông nghiệp sẽ ngày càng quan trọng hơn.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2017 - 2019, cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì đã có sự dịch chuyển tích cực. Tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm 50,7% năm 2017 và 38,6% năm 2019, trong khi vẫn khai thác triệt để lợi thế của khu vực này (nhịp độ tăng trưởng cao), cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 13,2% năm 2017 lên 19,6% năm 2019, khi vực dịch vụ chuyển dịch tương ứng từ 36,1% lên 41,8%.
Nhìn chung, thời gian qua sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên dịch vụ phục vụ sản xuất vật chất thường chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là các ngành dịch vụ công. Mặc dù quy mô của khu vực dịch vụ này ngày một lớn theo mức sống dân cư, song tỷ trọng sẽ giảm dần, thay vào đó là dịch vụ sản xuất vật chất. Dự báo trong những năm tới tỷ trọng dịch vụ sẽ không cao, cao hơn cả là các ngành công nghiệp và xây dựng (Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Ba Vì 2019).
c. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành nông nghiệp
Tuy tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế chung có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế Ba Vì. Hiện nay, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của Ba Vì đã bước đầu thực hiện có hiệu quả viêc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tổng giá trị sản xuất khu vực nông - lâm - ngư nghiệp năm 2019 tăng 29% so với năm 2017. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt đang có xu hướng giảm dần (giảm từ 71,7% năm 2017 xuống 41,3% năm 2019), ngành
chăn nuôi tăng lên tương ứng từ 28,3% lên 58,7%. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng đang từng bược có sự chuyển dịch phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
3.1.2.3. Phát triển du lịch
Với nhiều tiềm năng phong phú về cả văn hóa xã hội và tự nhiên, những năm qua, du lịch Ba Vì (Hà Nội) đã và đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương; đồng thời mang lại cho người dân những hiệu quả kinh tế không nhỏ.
Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, Ba Vì được biết đến là nơi tập trung khá nhiều địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh của Thủ đô như Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long, Ao Vua, quần thể Tản Viên Sơn Thánh… Khai thác những lợi thế đó, đến nay, huyện Ba Vì đã phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch với 3 vùng du lịch chính là khu vực hồ Suối Hai và vùng phụ cận; vùng chân núi Ba Vì; khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ và rừng nguyên sinh Bằng Tạ. Đến với Ba Vì, du khách sẽ có cơ hội được khám phá các danh lam, thắng cảnh như: Khu du lịch sinh thái Ao Vua, Tản Đà Spa Resort, Đầm Long - Bằng Tạ, hồ Suối Hai, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khoang Xanh - Suối Tiên, Vườn quốc gia Ba Vì... Toàn huyện hiện đang có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, cộng đồng, hội thảo... Trong đó, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng là hai loại hình du lịch phát triển mạnh nhất, thu hút nhiều du khách tham gia. Một số địa điềm du lịch nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà… đã là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Để lĩnh vực du lịch phát triển mạnh mẽ, huyện Ba Vì đã phối hợp với các đơn vị chuyên ngành xây dựng tư liệu tuyên truyền quảng bá về các điểm đến du lịch hấp dẫn của huyện, in tờ rơi tuyên truyền về du lịch nhằm giới thiệu về các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn…
Nằm ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, khu du lịch Đầm Long - Bằng Tạ được hình thành trên cơ sở việc bảo tồn và phát triển rừng Bằng Tạ, cải tạo Đầm Long trở thành khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí hấp dẫn. Hiện nay, khu rừng sinh thái có
tới hơn 400 loại thực vật khác nhau; trong đó nhiều cây quý hiếm tuổi thọ vài trăm năm tạo ra không gian thiên nhiên thóang mát, thân thiện. Cùng với việc bảo tồn khôi phục cảnh quan thiên nhiên, nhiều sản phẩm du lịch vui chơi giải trí được xây dựng tại đây như khu bể bơi có cầu trượt; khu du thuyền phục vụ cho du khách vừa đạp nước vừa ngắm hoa sen, cảnh quan quanh hồ…
Theo số liệu của UBND huyện Ba Vì, trong giai đoạn 2017 - 2019, ngành du lịch huyện đã đạt tổng doanh thu khoảng trên 986 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,2%/năm, tổng lượng khách đạt hơn 11 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân là 4,5%/năm. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên lượng du khách đến với Ba Vì đã tăng từ 2,38 triệu lượt (năm 2017) lên 2,6 triệu lượt (năm 2019); doanh thu từ du lịch tăng tương ứng từ 220 tỷ đồng lên 260 tỷ đồng. Du lịch đã tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động tại chỗ, nhiều lao động của các vùng lân cận đến kinh doanh trong mùa du lịch; góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, nhất là người dân tại 7 xã thuộc khu vực miền núi của huyện Ba Vì.