Chương 3 : Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.4 Đặc điểm đất
3.4.6 chua thuỷ phân
Biểu 3.7: Độ chua thuỷ phân
Độ sâu (cm) Độ chua thuỷ phân Htp (1dl/100g đất)
Dòng PN14 Dòng U6 B.đàn hạt
0 - 20 16.17 18.84 14.46
20 - 50 15.41 17.24 13.04
Độ chua thuỷ phân có xu thế giảm theo độ sâu tầng đất, mức giảm không rõ rệt giữa các tầng, kết quả này phù hợp với hàm lượng mùn vì độ chua thuỷ phân và hàm lượng mùn tỷ lệ thuận với nhau.
3.4.7.Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ
Biểu 3.8: Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ
Độ sâu (cm)
Tổng bazơ trao đổi (1dl/100g
đất) Độ no bazơ (V%) Dòng PN14 Dòng U6 B.đàn hạt Dòng PN14 Dòng U6 B.đàn hạt 0 - 20 3.93 2.98 8.91 19.55 13.66 38.12 20 – 50 4.15 3.14 9.37 21.22 15.41 41.81
Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ ở địa điểm nghiên cứu đều tăng theo độ sâu tầng đất, tổng bazơ trao đổi ở tầng đất 0 - 20 cm giao động trong khoảng 3.0 đến 8.9, ở độ sâu 20 - 50 cm từ 3.1 đến 9.3, độ no bazơ giao động trong khoảng 13.6 đến 41.8, đất ít chua và giúp cho cây rừng hút chất dinh dưỡng thuận lợi hơn.
3.4.8.Hàm lượng cation Ca++, Mg++
Biểu 3.9: Hàm lượng cation Ca++, Mg++
Độ sâu (cm) Ca++(ldl/100g đất) Mg++(ldl/100g đất) Ca++ Mg++(ldl/100g đất) Dòng PN 14 Dòng U6 B.đàn hạt Dòng PN 14 Dòng U6 B.đàn hạt Dòng PN 14 Dòng U6 B.đàn hạt 0 – 20 0.31 0.56 0.34 1.39 0.26 2.17 1.7 0.82 2.51 20 -50 0.31 0.37 0.32 1.77 0.68 1.38 2.08 1.05 1.70
Qua biểu trên ta thấy hàm lượng Cation Ca++ , Mg++ thay đổi không đáng kể theo độ sâu tầng đất, điều này chứng tỏ đất của địa điểm vẫn còn tương đối tốt sau nhiều chu kỳ kinh doanh bạch đàn liên tiếp, tuy vậy cây trồng có hấp thụ được tối đa hàm lượng Ca++ , Mg++ còn phụ thuộc vào độ no bazơ, độ chua trao đổi, hàm lượng pHKCL, vì những chỉ số này cho biết độ chua của đất, nếu đất chua nhiều thì cây trồng hấp thụ Cation Ca++, Mg++ kém hơn so với cây trồng ở đất chua ít.
Từ phân tích đất ở trên cho thấy nhìn chung đất ở địa điểm nghiên cứu thuộc loại đất nghèo dinh dưõng, đất tương đối chua và đều có thể trồng bạch đàn E.urophylla.
Từ kết quả điều tra khí hậu, địa hình và đất cho phép rút ra nhận xét điều kiện tự nhiên nơi nghiên cứu về cơ bản đáp ứng yêu cầu sinh thái của bạch đàn
3.5. Lịch sử rừng trồng
Bạch đàn dòng PN14, U6 trồng bằng cây hom. Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con có bầu, kích thước bầu 8*15cm, 3-4 tháng tuổi, h=40-50cm, D0=0.4-0.5cm, không bị sâu bệnh.
Bạch đàn trồng bằng cây con thực sinh, tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con có bầu, kích thước bầu 8*15cm, 4-5 tháng tuổi, h=40-45cm, D0=0.4-0.5cm. Cây con được mua ở Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh - Phú Thọ .
Hai dòng bạch đàn E.urophylla PN14, U6 và bạch đàn E.urophylla hạt được trồng ở nơi có điều kiện khí hậu, đất tương đồng, có cùng một loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng chỉ trừ giống và nguồn gốc vật liệu giống là khác nhau.
Biện pháp làm đất: Thực bì xử lý theo hố, đào đất theo hố, kích thước hố: 40*40*40cm.
Bón lót phân NPK: 320kg/ha. Đào hố trước khi trồng 1 tháng, lấp hố, bón lót trước khi trồng 2-3 tuần.
Mật độ trồng: 2000 cây/ha, cự ly trồng: Cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2.5m
Năm trồng và thời vụ trồng: Năm 2001, tháng 4, 5.
Chăm sóc, bảo vệ 7 năm. Từ năm thứ nhất đến năm thứ 3: làm cỏ, xới đất, vun gốc, phát cây bụi, dây leo mỗi năm 2 lần. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 7 mỗi năm phát dây leo, cây bụi 1 lần.