Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng hệ thống rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
4.1.3.1. Sinh trưởng của rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu
Sinh trưởng của rừng trồng đầu nguồn được đánh giá dựa vào kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn. Kết quả cụ thể được tổng hợp vào bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tình hình sinh trưởng của cây rừng cho vị trí D1.3 và Hvn
Khu vực
Trạng
thái OTC N/ha
Tỷ lệ CS(%)
D1.3 Hvn
Tb Max Min Tb Max Min
Núi sáng RT 1996 1 430 53,75 20,75 30 11,5 17 20 14 2 460 57,5 20,5 30 11 16,5 20 13 1998 M+L 3 480 60,0 15,25 20,5 10 16 19 13 4 489 61,13 15,75 20,5 11 16 20 12 2002 M 5 550 68,75 15,25 21,5 10 16 20 12 6 580 72,5 14,75 20 9,5 16,5 20 13 2006 M+K 7 1200 75,0 14,5 20 9 16,5 21 12 8 1210 75,63 14,5 20 9 16 20 12 2012 L+K 9 1400 87,5 3,25 4,5 2 2,75 4 1,5 10 1400 87,5 3,25 4,5 2 3,5 5 2 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cm max min TB OTC
Hình 4.3. Sinh trưởng rừng trồng đầu nguồn theo cấp đường kính
0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 m max min TB OTC
D1.3 là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong điều tra rừng. Việc xác định D1.3 giúp đánh giá trữ lượng, sản lượng, năng suất và sức sản xuất của lâm phần. Mặt khác, D1.3 còn là một chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá ảnh hưởng của trạng thái rừng trồng đến sinh trưởng cũng như khả năng tận dụng không gian dinh dưỡng của cây rừng. Từ đó tìm ra các các loài cây thích hợp cho từng loại rừng phát triển, đem lại hiệu quả cao.
Đánh giá sinh trưởng D1.3 của rừng trồng trồng trên các mô hình khác nhau tại khu rừng phòng hộ được ghi trong Hình 4.3
Từ bảng trên cho thấy, mật độ cây trồng còn lại trên lô tại khu vực nghiên cứu từ 445 cây đến 1400 cây/ha. Khu vực rừng trồng năm 2006 mật độ hiện còn từ 1200 cây trong đó còn khoảng 600 cây Muồng đường kính D1,3 từ 9cm đến 12 cm, mật độ cây phù trợ (Keo tai tượng) còn khoảng 605 cây, D1,3 trung bình 15 cm chiều cao Hvn trung bình 16,5 m, rừng trồng theo DA 327 + 661 đã được khai thác cây phù trợ hiện tại mật độ trên lô còn từ 445 cây đến 560 cây, D1,3 từ 12 cm cho đến 30 cm, chiều cao từ 12 cho đến 21m. Sinh trưởng đường kính bình quân hàng năm của từng mô hình cụ thể là: Mô hình 1 = 1,13 cm/măm. Mô hình 2 = 1,53 cm/năm. Mô hình 3 = 1,625 cm/năm. Từ mô hình sinh trưởng hàng năm cho thấy cây sinh trưởng mạnh nhất ở thời điểm cây non ở mô hình 3, chận nhất là cây ở mô hình 1 (cây gần đến tuổi thành thục công nghệ).
Chiều cao của cây rừng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường xung quanh, nó phản ánh khả năng cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với cây bụi thảm tươi. Do đó, nó cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sinh trưởng của cây rừng cũng như của lâm phần.
Kết quả đánh giá sinh trưởng Hvn của mô hình rừng trồng trên được thể hiện trong bảng 4.4.
Sinh trưởng theo chiều cao Hvn: khu vực nghiên cứu có mức độ biến động thấp, trong 8 OTC từ ô số 1 đến ô số 8 rừng trồng năm 2006 đến 1996 sinh trưởng cây trồng tương đối đồng đêu theo cấp tuổi và thời gian trồng, chiều cao vút ngọn từ 10m đến 21m, mức độ phân hóa một tầng cây cao ở khu vực nghiên cứu.
Sinh trưởng của rừng trồng năm 2012 loài cây Lát + Keo tai tượng, rừng phát triển tương đối tốt, Hvntb = 3,5 m, đường kính tại vị trí D1,3 là 3,25 cm, như vậy rừng trồng năm 2012 tỷ lệ sống đạt 87,5%, số cây còn lại trên ha khoảng 1400 cây/ha.
Phân bố số cây theo đường kính của toàn khu vực rừng trồng 1996 cho đến 2006 tương đối đồng đều tập trung phân bố số cây tập trung nhiều ở một số cỡ kính nhất định như cỡ kính 14cm, 16cm, 18cm.
Phân bố số cây theo chiều cao cũng có dạng mặt phẳng tập chung chiều cao từ 14m đến 18 m, rừng trồng năm 1996 đến 2006 cây rừng đã tham gia vào tầng tán chính.
Từ những kết quả trên, sinh trưởng bình quân theo chiều cao của từng mô hình là: Mô hình 1 = 0,96 m/năm. Mô hình 2 = 1,69 m/năm. Mô hình 3 = 1,56 m/năm. Từ những mô hình trên cho thấy thời điểm sinh trưởng mạnh nhất là mô hình 2 (năm 2006), thời điểm này cây Keo đã đến tuổi thành thục.
Như vậy ở khu vực rừng trồng từ 1996 cho đến 2002 đã bị tác động nhiều bởi các hoạt động khai thác cây phù trợ có quy luật làm cho cấu trúc rừng không bị phá vỡ cây rừng tham gia vào tầng tán chính, rừng phát triển theo quy luật nên cần có những biện pháp lâm sinh hợp lý để dẫn rừng đến phát triển ổn định bền vững, rừng trồng năm 2006 và 2012 cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, rừng trồng 2006 đã đến tuổi khai thác cây phù trợ, cây rừng đã tham gia vào tầng tán chính, rừng trồng 2012 sinh trưởng và phát triển tốt, cây đang trong thời kỳ phát triển.
Từ các mô hình trên, trữ lượng Mô hình 1 = 55,6 m3/ha, Mô hình 2 = 68,1 m3/ha, Mô hình 3 khối lượng dự tính là 70 m3/ha (Cây non chưa có trữ lượng). Từ đó cho thấy trữ lượng mô hình 2 cao hơn mô hình 1, do mật độ cây dầy hơn và cách chăm sóc cho từng mô hình khác nhau. Tại mô hình 2 (rừng trồng năm 2006) trữ lượng gỗ Keo đã đạt 68,1 m3.
Như vậy các mô hình trồng rừng đều sinh trưởng và phát triển tốt, các mô hình về sau được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và suất đầu tư do đó nó đem lại hiệu quả càng cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
4.1.3.2. Đặc điểm độ tàn che tầng cây cao
Độ tàn che của rừng biểu thị mức độ che kín mặt đất của tầng cây gỗ là nhân tố quan trọng trong việc hoàn thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng đặc biệt là lớp cây tái sinh.
Kết quả tổng hợp ảnh hưởng độ tàn che cho từng năm trồng đến cây rừng được ghi ở bảng sau:
Bảng 4.4. Độ tàn che tại khu vực nghiên cứu
Khu vực Trạng thái OTC Năm
trồng Độ tàn che N/ha Núi sáng RT M+L 1 1996 0,8 430 2 1996 0,7 460 M+L 3 1998 0,7 480 4 1998 0,7 489 M 5 2002 0,7 550 6 2002 0,8 580 M+K 7 2006 0,8 1200 8 2006 0,8 1210 L+K 9 2012 0,5 1400 10 2012 0,5 1400
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 Độ tàn che Năm trồng
Hình 4.5. Biến đổi của độ tàn che theo tuổi rừng trồng.
Nhìn vào bảng 4.4 cho kết quả thấy khu vực nghiên cứu có độ tàn che khá cao trung bình lớn hơn 0,7, khu vực. Rừng trồng năm 2006 có độ tàn che cao nhất khu vực mô hình 2, do khu rừng còn cả cây phù trợ, thấp nhất ở khu vực mô hình 3. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy những khu vực có độ tàn che cao thì thường có mật độ rừng thấp hơn. Nguyên nhân là do khu vực có độ tàn che thấp, thường có nhiều loài cây tiên phong ưa sáng, những cây gỗ nhỏ.
4.1.3.3. Đặc điểm của tầng cây bụi, thảm tươi
Mặc dù cây bụi thảm tươi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của độ tàn che nhưng chúng lại là nhân tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đặc biệt sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển, thuận lợi cho cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Lớp cây bụi thảm tươi sẽ chèn ép, cạnh tranh, bóp nghẹt những cây tái sinh.
Xác định đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi chúng ta có thể xác định được số cây tái sinh có triển vọng (những cây có chiều cao lớn hơn chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi) để từ đó có các biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế những thiệt hại gây ra cho lớp cây tái sinh.
Kết quả tính toán ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi đến tái sinh tự nhiên của 2 khu vực được thể hiện trong bảng 4.5.
Qua kết quả ở bảng 4.5. cho thấy: Trạng thái rừng trồng cây bụi thảm tươi phát triển tốt nhất do cây gỗ bị khai thác mạnh, tầng tán phá vỡ có nhiều khoảng trống trong rừng ánh sáng giành cho cây bụi thảm tươi nhiều nên chúng phát triển tốt.
Cây bụi thảm tươi phát triển kém hơn trạng thái rừng trồng năm 2006 và 2012 do đây là trạng thái rừng có cấu trúc 1 tầng tán ánh sáng chiếu xuống đất ít nên cây bụi không có điều kiện phát triển.
Bảng 4.5. Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu
Khu vực
Trạng
thái OTC Htbcb
Độ che
phủ Loài cây chủ yếu
Núi Sáng
RT 1996 M+L+K
1 1,19 0,7 Dong riềng, Xẹ, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
2 1,18 0,65 Dong riềng, Xẹ, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
1998 M+L
3 0,99 0,65 Dong riềng, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
4 1,24 0,7 Dong riềng, Xẹ, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
2002 M
5 1,00 0,7 Dong riềng, Xẹ, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
6 1,12 0,7 Dong riềng,Xẹ, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
2006 M+K
7 0,5 0,75 Xẹ, Dong riềng, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
8 0,54 0,7 Xẹ, Mua, Dong riềng, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
2012 L+K
9 0,43 0,45 Xim, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
10 0,54 0,5 Xim, Mua, Dương xỉ, lau nem, cỏ ba cạnh, tế guột
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Htbcb(m) Độ che phủ(1;0) 1996 1996 1998 1998 2002 2002 2006 2006 2012 2012 m
Hình 4.6. Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu.
Chiều cao bình quân ở khu vực rừng trồng năm 1996, 1998, 2002 lớn hơn so với rừng trồng năm 2006 và 2012. Thành phần loài chủ yếu ở tầng cây bụi của khu vực nghiên cứu là Xẹ, xim, Mua, Dương xỉ, cỏ 3 cạnh, lau nem, cỏ lách, tế guột... những loài cây bụi này cho thấy hoàn cảnh rừng đã bị các hoạt động khai thác và hạn chế cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.
4.1.3.4. Một số đặc điểm của cây tái sinh trong rừng trồng phòng hộ
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính chất đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện một hệ thống cây con của những loài cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, nơi trống trong rừng, rừng sau khai thác,... Tái sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây già cỗi hay cây đã mất bằng thế hệ cây con theo luật sinh tồn và diệt vong của tự nhiên. Cây rừng tái sinh phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài, điều kiện địa lý, tiểu hoàn cảnh rừng,... Từ việc nghiên cứu tái sinh có thể đề xuất các biện pháp phục hồi rừng và đưa ra các phương án bảo vệ, bảo tồn hợp lý.
4.1.3.5. Độ dày của tầng thảm khô, thảm mục
mục còn có tác dụng giữ nước, ngăn cản dòng chảy vì cứ 1g thảm mục có thể giữ được 3 - 50g nước tuỳ theo mức độ phân giải và chất lượng thảm mục, được xác định cao nhất là 1;0.
Kết quả điều tra thảm mục ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong biểu sau:
Bảng 4.6. Mật độ cây và năm trồng ảnh hưởng thảm khô thảm mục
Địa điểm Trạng thái
Năm trồng OTC Năm trồng
Tỷ lệ cây sống(%) N/ha TM,TK Núi Sáng RT 1996 M+L 1 1996 53,75 430 0,95 2 1996 57,5 460 0,8 1998 M+L 3 1998 60,0 480 0,9 4 1998 61,13 489 0,85 2002 M 5 2002 68,75 550 0,8 6 2002 72,5 580 0.8 2006 M+K 7 2006 75,0 1200 0,85 8 2006 75,63 1210 0,8 2012 L+K 9 2012 87,5 1400 0,6 10 2012 87,5 1400 0,65 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 (1=100%) 1996 1996 1998 1998 2002 2002 2006 2006 2012 2012
Từ bảng và hình trên ta thấy: sự ảnh hưởng của khối lượng thảm mục, thảm khô đến sinh trưởng và phát triển cây rừng, khối lượng thảm mục thấp nhất ở mô hình 3 thảm mục 0,6, khu vực trồng rừng năm 2012, khu vực có khối lượng thảm mục cao là 0,95 ở mô hình 1 và mô hình 2 cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nhận xét chung:
Các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu đều có tốc độ sinh trưởng tốt cả về chiều cao, đường kính và sinh khối hàng năm;
Tỷ lệ cây sống của mô hình 1 giao động từ 53,75% đến 61,13%. Mô hình 2 giao động từ 68,75% đến 75,63%. Mô hình 3 đạt 87,5%. Trong cả 3 mô hình rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Các chỉ tiêu cấu trúc như tàn che, phe phủ, thảm mục trong các mô hình đều tương đối cao. Đây là tiêu chí quan trong đảm bảo khả năng phòng hộ bảo vệ đất, chống xói mòn và điều tiết nước của các mô hình rừng trồng.