Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Nghiên cứu thực trạng hệ thống rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Đặc điểm phân bố và biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc các mô hình rừng trồng phòng hộ tại địa điểm nghiên cứu được kế thừa từ. (Hồ sơ quản lý
của BQL DA rừng phòng hộ huyện Lập Thạch).
* Đặc điểm sinh trưởng của các mô hình rừng trồng
Để đánh giá đặc điểm sinh trưởng của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn, chúng tôi lần lượt thực hiện các bước nghiên cứu sau:
a. Phương pháp xác định vị trí nghiên cứu
Để xác định được vị trí nghiên cứu đề tài tiến hành một số biện pháp chính như sau:
- Tham khảo tài liệu của các đề tài nghiên cứu trước đó về địa điểm khu vực nghiên cứu, các số liệu và bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu.
- Phỏng vấn cán bộ BQL DA rừng trồng phòng hộ và nhân dân địa phương (30 người) tham gia vào việc trồng rừng phòng hộ ở các khu vực trong phạm vi nghiên cứu. Sau khi có thông tin sơ bộ về tình hình rừng trồng tiến hành điều tra sơ bộ để xác định thành phần rừng trồng. Cụ thể tại mỗi khu vực có sự phân bố của loài thì thiết kế theo tuyến điều tra theo hướng từ dưới chân lên trên đỉnh núi, từ trái sang phải.
- Căn cứ vào rừng trồng phòng hộ huyện Lập Thạch, vào hướng phơi chính của Sườn núi Sáng, trên cơ sở thu thập được thông tin. Đồng thời dựa vào sự phân chia đai cao của Thái Văn Trừng [6] làm cơ sở để phân chia đai cao cho khu vực nghiên cứu, đó là sự phân bố của thực vật rừng từ 300m trở xuống và từ 300m trở lên để chọn ra khu vực đại diện và cũng là đại diện cho sườn núi. Từ đó, thiết lập ô nghiên cứu cho từng trạng thái rừng.
b. Xác định đặc điểm sinh trưởng cuả các mô hình rừng trồng.
Sinh trưởng của cây được điều tra ngoài thực địa trên các ô tiêu chuẩn, phương pháp thực hiện có các bước cụ thể như sau:
*Lập ô tiêu chuẩn
Phương pháp lập OTC điển hình để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng.
- Ô tiêu chuẩn phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở các khu vực nghiên cứu. Địa hình trong ô phải tương đối đồng đều, các loài cây phân bố tương đối đều, cây sinh trưởng bình thường, ô tiêu chuẩn không đi qua các khe, qua đỉnh hoặc có đường mòn hay ô tô chạy qua.
- Phương pháp lập OTC: Theo phương pháp OTC đại diện điển hình, sử dụng địa bàn, thước dây, GPS để đo đạc và xác định OTC.
- Tổng số OTC là 10 ô đại diện cho khu vực nghiên cứu trong đó rừng 327 gồm 04 OTC (Muồng + Lát + Keo); rừng 661 gồm 04 OTC (Muồng + Keo). Rừng giai đoạn 2012 – 2020 gồm 02 OTC (Lát + Keo). Diện tích mỗi OTC là 1000m2 (40m x 25m).
Để thuận lợi cho việc đo đếm, chúng tôi tiến hành lập OTC với chiều dài song song với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức.
Sau khi lập OTC, đề tài tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của cây rừng, độ tàn che, che phủ của cây bụi, thảm tươi và độ che phủ của thảm mục, sẽ được lấy trung bình cho từng tiêu chí.
*Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng trong ô tiêu chuẩn.
- Trạng thái rừng trồng lập 10 OTC được trải đều từ chân cho lên đỉnh. - Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành các công việc sau:
+ Xác định tên loài cây.
+ Đo đếm các chỉ tiêu: đo đường kính ngang ngực (D1.3), đường kính gốc (D00) bằng thước đo vanh rồi xác định D1.3, D00, đơn vị tính là cm; đo chiều cao vút ngọn (HVN) bằng thước sào (hoặc bằng mục trắc) có khắc vạch đến cm, đơn vị tính là m.
+ Xác định tỷ lệ sống, tỷ lệ chết.
Kết quả được ghi vào mẫu bảng 2.5.1:
* Điều tra tầng cây cao.
Theo quan điểm lâm học, cây tầng cao là những cây có tán tham gia vào tầng chính (tầng A) và D1.3 ≥ 6cm.
Xác định tên cây: Tên cây được ghi theo tên phổ thông và tên khoa học, loài chưa biết tên được lấy tiêu bản giám định.
Đo HVN , D1.3, HDC phẩm chất cây. Công cụ đo đường kính là thước kẹp kính, đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành là thước Blumeleiss kết hợp với sào đo cao. Kết quả điều tra được ghi vào bảng 01 như sau:
Bảng 2.5.1: Bảng điều tra tầng cây cao
Địa điểm điều tra:………. Trạng thái rừng:………... Số hiệu OTC:……… Ngày điều tra:……….. Diện tích OTC:………. Người điều tra:……… Độ tàn che:………..
STT Tên loài cây H (m) D1.3 (cm) Dt (m)
Chất lượng sinh trưởng VN DC Đ-T N-B Đ-T N-B Tốt TB Xấu 1 2 3 …. Tổng