Khảo nghiệm giống mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của bạch đàn lai up (eucalyptus urophylla x e pellita) tại yên bình, yên bái và hữu lũng, lạng sơn​ (Trang 40 - 44)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây của các dòng vô

3.1.1. Khảo nghiệm giống mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái

Kết quả đánh giá khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sinh trưởng của các dòng Bạch đàn lai ở giai đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái (trồng 06/2018 - đánh giá 06/2020)

TT Dòng D1.3 (cm) Hvn (m) V (dm3) TLS (%) TB V% TB V% TB V% 1 UP164 6,7 17,6 7,2 10,5 14,5 27,0 91,8 2 UP95 6,5 16,3 7,1 8,1 13,3 26,4 95,4 3 UP223 6,4 15,8 7,0 8,6 12,8 27,4 88,8 4 UP171 6,3 18,5 7,2 10,8 12,4 30,7 92,4 5 UP99 6,2 20,6 7,1 11,4 12,4 31,0 92,4 6 DH32-29 6,4 15,0 6,8 10,2 12,2 26,0 95,9 7 CT3 6,1 14,2 7,1 19,2 10,9 29,3 97,5 8 UP97 6,0 17,1 6,6 7,0 10,5 29,5 95,4 9 UP35 5,7 18,8 7,0 8,6 9,7 32,7 87,8 10 UP72 5,7 17,1 6,9 7,8 9,6 30,5 91,8 11 UP54 5,5 17,2 7,0 9,0 9,4 32,4 92,9 12 U6 4,3 22,0 5,0 19,5 4,4 50,7 92,4 TB 5,97 6,83 10,99 92,9 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 0,474 Lsd 0,709 0,646 4,126 8,219

Kết quả ở bảng trên cho thấy, khảo nghiệm có tỷ lệ sống rất cao (trung bình đạt 92,86 %), các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình về đường kính ngang ngực đạt 5,97 cm, chiều cao vút ngọn đạt 6,83 m và thể tích thân cây đạt 10,99 dm3/cây; giữa các dòng vô tính trong thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây (Fpr < 0,001).

Kết quả phân tích sai khác có ý nghĩa thống kê nhỏ nhất (Lsd) cho thấy, nhóm các dòng Bạch đàn lai UP164, UP95, UP99, UP171, UP223 và DH32- 29 là những dòng thể hiện rõ ưu thế lai và có sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm (D1,3 = 6,2 - 6,7 cm, Hvn = 6,8 - 7,2 m, thể tích V = 12,2 - 14,5 dm3/cây). Dòng Bạch đàn U6 làm đối chứng có sinh trưởng thấp hơn so với các dòng Bạch đàn lai khác trong khảo nghiệm với các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích thân cây lần lượt là: D1,3 = 4,27 cm, Hvn = 5,03 m, thể tích V = 4,39 dm3.

Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây như độ thẳng thân, phát triển ngọn, độ nhỏ cành và sức khỏe là các chỉ tiêu có nhiều ý nghĩa trong chọn giống cây rừng. Chất lượng hình thái thân cây có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chế biến gỗ và ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ lợi dụng của gỗ, tức là cây càng thẳng và tròn thì tỷ lệ lợi dụng gỗ trong công nghiệp chế biến gỗ càng cao. Trong khuôn khổ đề tài, đã tiến hành thu thập đánh giá bằng phương pháp cho điểm đối với chỉ tiêu độ thẳng thân và sức khỏe của tất cả các cây trong toàn bộ khảo nghiệm. Kết quả phân tích về chất lượng thân cây đối với dòng Bạch đàn lai tại Yên Bình, Yên Bái được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu chất lượng của các dòng vô tính Bạch đàn lai ở giai đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái

TT Dòng Dtt (điểm) Sk (điểm) Icl (điểm)

TB V% TB V% TB V% 1 UP164 4,5 4,9 4,7 3,6 4,6 3,2 2 UP171 4,4 7,0 4,6 6,0 4,5 5,1 3 CT3 4,4 7,2 4,5 5,7 4,5 4,5 4 UP95 4,3 6,1 4,6 4,7 4,4 3,8 5 UP99 4,4 7,4 4,4 6,5 4,4 4,9 6 UP97 4,3 8,7 4,4 5,7 4,4 4,5 7 UP223 4,3 6,9 4,4 7,3 4,4 4,9 8 DH32-29 4,3 7,4 4,4 7,9 4,3 6,1 9 UP72 4,2 7,1 4,4 5,6 4,3 4,0 10 UP54 4,2 8,3 4,4 5,9 4,3 5,2 11 UP35 4,1 9,1 4,4 7,5 4,2 5,5 12 U6 3,7 12,5 3,9 14,9 3,8 12,2 TB 4,3 4,1 4,3 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 Lsd 0,299 0,256 0,244

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các dòng Bạch đàn trong khảo nghiệm mở rộng dòng vô tính Bạch đàn lai tại Yên Bình, Yên Bái cho thấy, có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng Bạch đàn lai về các chỉ tiêu chất lượng thân cây (Fpr < 0,001). Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp (Icl) được dùng làm tiêu chí đánh giá chất lượng cho các dòng tham gia khảo nghiệm. Với sai khác có ý nghĩa thống kê nhỏ nhất (Lsd = 0,244), nhóm các dòng có có chỉ tiêu Icl cao nhất trong khảo nghiệm gồm UP164, UP171, CT3, UP95, UP99, UP97 và UP223. Có thể thấy, đa số các dòng có chất lượng thân cây tốt thuộc nhóm có sinh trưởng nhanh, gồm các dòng UP164, UP171, UP95, UP99 và UP223. Bên cạnh đó, một số dòng có sinh trưởng ở mức trung bình như CT3,

UP97 cũng có chỉ số chất lượng thân cây cao, giống Bạch đàn DH32-29 mặc dù có sinh trưởng trong nhóm tốt nhất của khảo nghiệm nhưng chỉ tiêu chất lượng tổng hợp chỉ ở mức trung bình, dòng Bạch đàn U6 vừa có sinh trưởng kém lại vừa có chất lượng thân cây thấp nhất trong khảo nghiệm.

Các kết quả đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây trong nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Võ Đại Hải và cộng sự, 2018, nghiên cứu đánh giá khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai và Bạch đàn urô tại Yên Bình, Yên Bái đã chỉ ra rằng, các dòng Bạch đàn lai UP có sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cao hơn so với các giống đối chứng (U6, PN14).

Hình 3.1. Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai giai đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái

Như vậy, từ kết quả đánh giá về sinh trưởng và chất lượng thân cây tại khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai tại Yên Bình, Yên Bái ở giai đoạn 24 tháng tuổi cho thấy, nhóm các dòng Bạch đàn lai UP gồm UP164, UP95, UP99, UP171, UP223 có sinh trưởng nhanh và có chỉ tiêu chất lượng thân cây cao nhất trong khảo nghiệm, cao hơn so với trung bình khảo nghiệm và vượt trội so với giống Bạch đàn U6 làm đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của bạch đàn lai up (eucalyptus urophylla x e pellita) tại yên bình, yên bái và hữu lũng, lạng sơn​ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)