Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của bạch đàn lai up (eucalyptus urophylla x e pellita) tại yên bình, yên bái và hữu lũng, lạng sơn​ (Trang 31 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm

2.5.1.1. Khảo nghiệm giống

a. Thiết kế thí nghiệm:

Các khảo nghiệm mở rộng được xây dựng theo TCVN 8761-1:2017, thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hàng cột, sử dụng chương trình phần mềm Cycdesign 2.0 cụ thể như sau:

Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai tại Yên Bình, Yên Bái:

- Bố trí thí nghiệm: 12 công thức, 4 lần lặp, 49 cây/ô (7 cây x 7 cây). - Thời gian trồng: năm 2018.

Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai tại Hữu Lũng, Lạng Sơn:

- Bố trí thí nghiệm: 15 công thức, 4 lần lặp, 49 cây/ô (7 cây x 7 cây). - Thời gian trồng năm 2017.

b. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: - Mật độ trồng: 1.660 cây/ha (3m x 2m).

- Phân bón: Bón lót 500g Phân hữu cơ vi sinh + 200g NPK/hố, chăm sóc và bón thúc năm thứ hai và năm thứ ba: 200gNPK/cây.

2.5.1.2. Thí nghiệm lâm sinh

a. Thiết kế thí nghiệm:

Thí nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thiết kế khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần lặp, 4 công thức thí nghiệm, sử dụng chương trình phần mềm Cycdesign 2.0:

TN1 (S1): Dọn sạch vật liệu sau khai thác: Lấy đi hết vật liệu hữu cơ trên mặt đất bao gồm vật liệu sau khai thác, phát dọn thực bì toàn diện và đốt trên toàn bộ diện tích.

TN2 (S2): Để lại vật liệu sau khai thác: Chỉ lấy đi phần gỗ thương phẩm, giữ lại toàn bộ vật liệu sau khai thác gồm vỏ, cành nhỏ, lá, cỏ dại. Phát dọn thực bì toàn diện và xử lý phun thuốc diệt cỏ.

TN3 (F1): Bón phân: Phân hữu cơ vi sinh 500g/cây + 200g lân, chăm sóc năm 1 sau trồng bón thúc 100g đạm 46% N/cây. Bón thúc khi chăm sóc năm 2 và năm 3: 100g đạm/cây.

TN4 (F2): Bón phân: Phân hữu cơ vi sinh 500g/cây + 200g đạm/cây, chăm sóc năm 1 sau trồng bón thúc 200g NPK/cây. Bón thúc khi chăm sóc năm 2 và năm 3: 200g NPK/cây.

b. Kỹ thuật trồng cho thí nghiệm 1 và 2:

+ Dọn thực bì theo nội dung thí nghiệm, phun thuốc diệt cỏ theo nội dung thí nghiệm, để lại vật liệu hữu cơ theo nội dung thí nghiệm, cuốc hố (40 x 40 x 40 cm), mật độ trồng 1.660 cây/ha.

+ Bón phân cho thí nghiệm 1 và 2: phân hữu cơ vi sinh 500g/cây, phân NPK 200g/cây, chăm sóc 3 năm mỗi năm 02 lần, bón thúc vào lần chăm sóc thứ nhất của năm thứ hai và năm thứ 3, với lượng phân bón là 200g NPK/cây.

c. Kỹ thuật trồng cho thí nghiệm 3 và 4:

+ Phát dọn thực bì toàn diện, xử lý bằng thuốc diệt cỏ, cuốc hố (40 x 40 x 40 cm), mật độ trồng 1.660 cây/ha.

+ Bón phân cho thí nghiệm 3 và 4: phân bón theo nội dung của từng thí nghiệm.

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu * Các chỉ tiêu sinh trưởng: * Các chỉ tiêu sinh trưởng:

- Các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành được đo theo các phương pháp thông dụng trong điều tra rừng, thu thập số liệu của các chỉ tiêu của tất cả các cây trên toàn thí nghiệm.

- Thể tích thân cây được tính bằng công thức:

f x H x D V 12,3 vn 40   (2.1)

Trong đó: - V là thể tích thân cây (dm3)

- D1.3 là đường kính ngang ngực (cm) - Hvn là chiều cao vút ngọn (m)

- f là hình số (giả định 0,5) - Năng suất (NS) được tính theo công thức:

(m3/ha/năm) (2.2)

* Các chỉ tiêu chất lượng thân cây được xác định như sau:

- Đánh giá độ thẳng thân (Dtt) được cho điểm theo TCVN 8755:2017:

+ Điểm 1: Cây rất cong + Điểm 2: Cây cong

+ Điểm 3: Cây hơi cong và thân không tròn đều

+ Điểm4: Cây hơi cong, thân tròn đều không xoắn vặn + Điểm 5: Cây thẳng, thân tròn đều không xoắn vặn - Chỉ tiêu sức khoẻ (Sk) được cho điểm theo TCVN 8755:2017:

+ Cây rất phát triển (Cây một ngọn, ngọn phát triển tốt, cành nhánh rất nhỏ, tán lá rất cân đối): 5 điểm.

+ Cây phát triển khá (cây một ngọn, ngọn phát triển khá, cành nhỏ, tán lá cân đối: 4 điểm.

+ Cây phát triển trung bình (ngọn chính phát triển bình thường, tán lá vừa phải): 3 điểm.

+ Cây kém phát triển (ngọn chính cong, 2 ngọn, cành to, tán lá thưa): 2 điểm.

+ Cây rất kém phát triển (ngọn khô, hoặc mất ngọn chính, tán rất thưa): 1 điểm.

* Phương pháp xác định gián tiếp khối lượng riêng gỗ bằng pilodyn:

Nhằm nghiên cứu xác định khối lượng riêng gỗ thông qua phương pháp đánh giá nhanh bằng chỉ số pilodyn. Toàn bộ số liệu thu thập pilodyn về cá thể của các cây đưa vào lấy mẫu tính khối lượng riêng được ghép nối và tính toán.

Chỉ số pilodyn được xác định ngay tại hiện trường điều tra thông qua thiết bị Pilodyn (hình 2.1). Chỉ số pilodyn là độ sâu mà mũi kim của thiết bị Pilodyn đi vào trong gỗ dưới tác động của một lực cố định, gỗ càng nhẹ thì chỉ số pilodyn càng cao và ngược lại.

Đối với các loài cây có gỗ cứng như Bạch đàn, đường kính kim pilodyn sử dụng là Φ 2 mm. Trước khi bấm pilodyn, tiến hành mở hai cửa sổ nhỏ theo hai hướng Đông Tây - Nam Bắc ở vị trí 1,3 m với kích thước 2,5 x 5 cm bằng cách đục bỏ vỏ cây. Bấm pilodyn tại hai cửa sổ này và xác định độ sâu của kim tiến vào thân cây, rồi tính trị số trung bình của hai lần đo (Greaves và công sự, 1996; Wang và cộng sự, 1999).

* Phương pháp chọn lọc các dòng vô tính ưu trội:

Việc chọn lọc các dòng vô tính trong nghiên cứu này được tiến hành đánh giá thông qua các chỉ tiêu thể tích thân cây, năng suất, độ thẳng thân, sức khoẻ và khối lượng riêng gỗ.

- Trước hết tiến hành chọn lọc các dòng vô tính có thể tích thân cây và năng suất cao nhất.

- Tiếp theo tiến hành rà soát các dòng vô tính đã được chọn theo các chỉ tiêu bổ sung liên quan (độ thẳng thân, sức khoẻ và khối lượng riêng gỗ). Những dòng vô tính được chọn là những dòng đạt trên mức trung bình toàn khảo nghiệm theo tất cả các chỉ tiêu liên quan này.

2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu- Mô hình xử lý thống kê: - Mô hình xử lý thống kê:      m a Y (2.3) Trong đó:

- là trung bình chung toàn thí nghiệm

m- là ảnh hưởng của khối và ô thí nghiệm

a- là ảnh hưởng của CT thí nghiệm (dòng hoặc gia đình)

So sánh sai dị giữa các trung bình mẫu được tiến hành theo tiêu chuẩn Fisher (tiêu chuẩn F):

Nếu Fpr (xác suất tính được) < 0,001 và < 0,005 thì sự sai khác giữa các trung bình mẫu là hết sức rõ rệt với mức tin cậy tương ứng 99,9% hoặc 95%.

Nếu Fpr (xác suất tính được) > 0,005 thì sự sai khác giữa các trung bình mẫu là không rõ rệt.

- Hệ số biến động (V%) được tính theo công thức:

100 % x X Sd V (2.4)

Sau khi xác định được mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm, đề tài sử dụng tiêu chuẩn khoảng cách để xác định sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất giữa các công thức thí nghiệm bằng công thức:

Lsd = Sed x t.05(k) (2.5)

Trong đó:

+ Lsd : Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất.

+ Sed (Standard error difference): Sai tiêu chuẩn của các trung bình mẫu. + t.05(k) giá trị t tra bảng ở mức xác suất có ý nghĩa 0,05 với bậc tự do k. - Xử lý số liệu theo các phương pháp của Williams và cộng sự (2002) sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 12 (CSIRO).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của bạch đàn lai up (eucalyptus urophylla x e pellita) tại yên bình, yên bái và hữu lũng, lạng sơn​ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)