Đặc điểm rừng trồng tại Quảng Ninh và Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển bắc bộ (Trang 55 - 64)

Kết quả tính toán một số chỉ tiêu sinh trƣởng chiều cao, đƣờng kính tại các điểm khảo sát thuộc tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình đƣợc tổng hợp tại bảng 4.16.

Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng rừng trồng tại địa điểm nghiên cứu

OT C Địa điểm Loài cây Tuổi Mật độ D0 (cm) SD0 (%) ∆D0 (cm/n ăm) Hvn (m) SHvn (%) ∆Hvn (m/nă m) Dt (m) 10 Tiên yên Đƣớc vòi 3 4200 5,1 18,7 1,7 2,5 12,4 0,8 1,4 11 Tiên yên Đƣớc vòi 5 2280 4,8 19,9 0,9 2,5 12,8 0,5 1,5 12 Tiên yên Đƣớc vòi 7 2480 8,4 11,1 1,2 1,6 9,0 0,2 1,1 13 Quảng yên Vẹt dù 7 2500 8,0 9,8 0,8 1,5 9,1 0,1 1,1 14 Quảng yên Vẹt dù 10 2480 8,4 8,4 0,6 1,5 15,6 0,1 1,2 15 Quảng yên Vẹt dù 13 2520 8,4 8,4 0,6 1,5 15,6 0,1 1,2 16 Thái Thụy Trang 7 8400 6,6 10,2 0,9 3,1 6,6 0,57 1,1 17 Thái Thụy Trang 12 3020 9,2 11,1 0,8 3,0 9,73 0,2 1,3 18 Thái Thụy Trang 15 8000 9,6 18,1 0,6 5,9 15,2 0,4 1,4 19 Tiền Hải Bần chua 8 750 20,8 9,4 2,6 4,6 9,1 0,6 4,6 20 Tiền Hải Bần chua 12 1160 18,1 8,5 1,5 4,9 3,17 0,41 3,7 21 Tiền Hải Bần chua 20 980 27,3 10,7 1,4 5,9 12,8 0,3 5,5 Kết quả tại bảng 4.16 cho thấy :

Rừng Đƣớc Vòi (3, 5, 7 tuổi): Mật độ dao động từ 2.280 - 4.200 cây/ha. Rừng Đƣớc vòi ở 3 tuổi và 5 tuổi: có đƣờng kính từ 4,8 - 5,1 cm, tăng trƣởng đƣờng kính bình quân năm là 0,9 - 1,7 cm/năm, chiều cao trung bình 2,5 m, tăng trƣởng chiều cao bình quân năm là 0,5-0,8 m/năm, cây sinh trƣởng tốt do trồng ở nơi ngập triều sâu, độ mặn cao, phù hợp với các đặc tính sinh trƣởng của Đƣớc. Rừng Đƣớc vòi 7 tuổi: có đƣờng kính trung bình 4,7cm, chiều cao trung bình2,5m, tăng trƣởng đƣờng kính và chiều cao bình quân lần lƣợt là 0,6 cm/năm và 0,4 m/năm. Cây sinh

trƣởng kém do nền đất bồi lắng cao, dẫn đến chế độ ngập triều thay đổi, thời gian phơi bãi kéo dài, độ mặn không phù hợp.

Hình 4.8. Rừng Vẹt dù 7 tuổi tại Quảng Ninh

Hình 4.9. Rừng Bần chua 8 tuổi tại Thái Bình

Rừng Vẹt dù (7, 10, 13 tuổi): Mật độ dao động từ 2.480 - 2.520 cây/ha.Vẹt dù 7 tuổi có sinh trƣởng đƣờng kính trung bình 8,4 cm, chiều cao trung bình1,6 m, mức tăng trƣởng đƣờng kính, chiều cao bình quân lần lƣợt là 1,2 cm/năm và 0,2m/năm. Vẹt dù 10 tuổi và 13 tuổi, đƣờng kính trung bình từ 8,0 - 8,4 cm, mức tăng trƣởng đƣờng kính từ 0,6 - 0,8 cm/năm. Chiều cao bình quân 1,5 m, mức tăng trƣởng chiều cao 0,1m/năm. Hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao thấp. Chứng tỏ rừng đang bƣớc vào giai đoạn ổn định, phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn vùng cửa sông, ven biển. Rừng trồng tại huyện Tiên Yên có mức độ suy giảm về chất lƣợng thấp hơn rừng tự nhiên.

Tại Thái Bình

- Rừng trồng Trang (7 – 15 -12 tuổi). Mật độ dao động từ 3020 – 8400 cây/ha. Rừng Trang 7 tuổi, mật độ cao 8000 cây/ha, đƣờng kính trung bình 6,6 cm, chiều cao vút ngọn 3,01 m, hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 10,2 và 6,6%, mức tăng trƣởng bình quân về đƣờng kính và chiều cao là 0,94 cm/năm và 0,43 m/năm, đƣờng kính tán là 1,1m. Mật độ của cây tầng trên khá cao thể hiện rừng đang bƣớc vào giai đoạn ổn định, phát huy tốt chức năng

phòng hộ của rừng ngập mặn vùng ven biển hơn so với rừng trồng Trang 12 tuổi và Trang 15 tuổi.

Trang 15 tuổi: Loại rừng này đƣợc hình thành trên thể nền bùn chặt ở vùng ngập triều trung bình, mật độ trồng ban đầu 10.000 cây/ha, mật độ hiện còn 8.000 cây/ha. Đƣờng kính trung bình 9,6 cm, chiều cao vút ngọn 5,9 m, hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 18,1 và 15,2%, mức tăng trƣởng bình quân về đƣờng kính và chiều cao là 0,6 cm/năm và 0,4 m/năm, đƣờng kính tán là 1,4 m. Mặc dù Trang ở đây đã trồng đúng lập địa nhƣng với các kết quả đó cũng thể hiện rừng bị suy giảm do tác động kỹ thuật tỉa thƣa với cƣờng độ chƣa hợp lý.

- Rừng Trang trồng 12 tuổi trên thể nền sét chặt ở vùng ngập triều cao, trồng năm 2004, mật độ ban đầu 10.000 cây/ha, mật độ hiện còn 3020 cây/ha. Đƣờng kính trung bình 9,2 cm, chiều cao trung bình 3,0 m, hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 11,1% và 9,73%, mức tăng trƣởng bình quân bình quân về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 0,8cm/năm và 0,2 m/năm. Cây sinh trƣởng kém. Nguyên nhân chính là do trồng ở lập địa cao và ngập triều cao, không thích hợp với cây Trang. Bên cạnh đó do tác động của tỉa thƣa không hợp lý dẫn đến làm suy giảm về chất lƣợng của Trang. Ở Thái Thụy, việc trồng lại rừng Trang không đúng lập địa hay tác động kỹ thuật không đúng ít nhiều cũng có gây tình trạng suy giảm rừng nhƣng với tốc độ chậm hơn.

Rừng Bần chua: Rừng trồng Bần chua 8 tuổi: Mật độ ban đầu 830 cây/ha mật độ hiện tại 750 cây/ha, đƣờng kính trung bình 20,8 cm, chiều cao trung bình là 4,6 m, hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao 9,4% và 9,1%, không có sự phân hóa mạnh giữa các cây về đƣờng kính và chiều cao. Mức tăng trƣởng về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 2,6 cm/năm và 0,6 m/năm. Chứng tỏ rừng đang bƣớc vào giai đoạn ổn định, phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn vùng cửa sông, ven biển.

Rừng trồng Bần chua 12 tuổi: Loại rừng này đƣợc hình thành trên thể nền sét mềm ở vùng ngập triều thấp - trung bình, trồng năm 2003 (đến thời điểm điều tra rừng 12 tuổi), mật độ trồng ban đầu 1600 cây/ha, mật độ hiện còn 1160 cây/ha.

5,0 m, hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 8,5% và 3,2%. Mức tăng trƣởng bình quân của đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 1,5cm/năm và 0,4 m/năm. Rừng đang sinh trƣởng và phát triển.

Rừng Bần chua trồng 20 tuổi: rừng trồng trên thể nền bùn chặt ở vùng ngập triều trung bình. Mật độ ban đầu 1100 cây/ha, mật độ hiện tại 980 cây/ha. Đƣờng kính trung bình 27,3 cm, hệ số biến động về đƣờng kính và chiều cao lần lƣợt là 10,7% và 12,8%. Tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 1,4cm/năm và 0,3m /năm, tăng trƣởng thấp. Nguyên nhân dẫn đến suy giảm rừng ngập mặn là do trồng ở lập địa thấp không thích hợp với Bần chua (loài cây này có yêu cầu về nơi trồng trên thể nền sét mềm ở vùng có ngập chiều và độ mặn thích hợp). Điều đó thể hiện rừng bị suy giảm do chọn nơi trồng không phù hợp.

Từ thực trạng nêu trên cho thấy ở Tiền Hải, việc trồng lại rừng Bần chua không đúng lập địa hay tác động kỹ thuật không đúng ít nhiều cũng có gây tình trạng suy giảm rừng nhƣng với tốc độ chậm hơn.

b. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính

Quy luật phân bố N/Do rừng trồng cây ngập mặn theo hàm phân bố weibull đƣợc thể hiện tại bảng 4.17.

Bảng 4.17. Mô hình hóa quy luật phân bố N/Do rừng trồng ngập mặn

Loài cây Tuổi Khoảng phân

bố Phân bố tập trung Xtra bảng X tính H Đƣớc vòi 3 3,4 – 7,4 5,0 - 5,8 12,5 9,6 Ho + Đƣớc vòi 5 3,3 - 8,3 4,2 - 5,8 9,5 4,8 Ho + Đƣớc vòi 7 3,2 - 7,1 3,9 - 6,0 11,1 5,3 Ho + Vẹt dù 7 3,2 - 7,1 4,3 – 5,0 7,8 75,2 Ho - Vẹt dù 10 6,3 - 9,9 8,1- 8,7 7,8 2,5 Ho + Vẹt dù 13 7,3 - 10,2 7,8 - 8,8 7,8 17,1 Ho - Trang 7 5,2-8 6.4-7,3 5,99 3056,7 H0 - Trang 12 6,3-10,8 8,8-10,3 7,8 13,4 H0 - Trang 15 8,1-10,9 9,3-9,7 KXĐ 3331,7 H0 + Bần chua 8 18,1-26,9 19,2-22,5 KXĐ 18,06 Ho - Bần chua 12 16,3-21,9 19,5 12,6 24,8 Ho - Bần chua 20 23-34,2 25,8-27,2 3,8 4,9 Ho +

Bảng 4.17 cho thấy: Rừng Đƣớc vòi 3, 5,7 tuổi: phân bố N/Do của loài Đƣớc vòi có dạng phân bố Weibull một đỉnh lệch trái, số cây tập trung chủ yếu ở cỡ đƣờng kính 3,9- 6,0 cm, rừng đang phát triển và ổn định, ít bị tác động (bảng 4.17, phụ lục 11,12,13).

+ Rừng Vẹt dù 7,10,13 tuổi: phân bố N/Do có xu hƣớng tiến dần đến quy luật phân bố weibull. Ở tuổi 7, phân bố số cây không theo quy luật weibull, Vẹt dù tập trung ở cỡ đƣờng kính từ 4,3 – 5,0 cm. Đến tuổi 10, 13 Vẹt dù tập trung chủ yếu ở cỡ đƣờng kính 7,8 - 8,8 cm và bắt đầu tiến gần hơn tới quy luật phân bố weibull. Chứng tỏ, rừng có cấu trúc tƣơng đối ổn định và đang trong giai đoạn sinh trƣởng, phát triển (bảng 4.17, phục lục 14,15,16).

Hình 4.10. Phân bố lý thuyết và thực nghiệm N/Do của OTC 10 theo hàm weibull

+ Rừng Trang 7, 12, 15 tuổi, phân bố N/Do không tuân theo quy luật weibull. Trang 12 tuổi phân bố số cây theo đƣờng kính có xu hƣớng tiến gần tới phân bố Weibull có một đỉnh lệch trái. Ở tuổi 7 và tuổi 12, phân bố N/Do không tuân theo quy luật weibull. Chứng tỏ rừng chƣa đi vào ổn định (phụ lục 17,18,19)

+ Rừng Bần chua 8 – 12 – 20 tuổi, ở tuổi 8 và 12, phân bố số cây theo phân bố N/Do không theo quy luật weibull, đƣờng kính chủ yếu tập trung ở cỡ 19,5 – 22,5 cm. Rừng đang trong giai đoạn sinh trƣởng và phát triển, ở tuổi 20 phân bố N/Do tiến dẫn tới phân bố weibull có một đỉnh lệch trái, chứng tỏ rừng ít bị tác động (phụ lục 20,21,22).

c. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao N/Hvn

Quy luật phân bố N/Hvn tại các địa điểm nghiên cứu tại Quảng Ninh và Thái Bình đƣợc thể hiện tại bảng 4.18. 0 10 20 30 40 50 60 3,4 3,8 4,2 4,6 5 5,4 5,8 6,2 6,6 7 7,4 fi fl Do (cm)

Bảng 4.18. Mô hình hóa quy luật phân bố N/Hvn rừng trồng ngập mặn

Loài cây Tuổi Khoảng phân bố Phân bố tập

trung Xtra bảng X tính H Đƣớc vòi 3 2-3,5 2,6-2,9 11,1 31,2 Ho - Đƣớc vòi 5 2,1-3,5 2,5-2,9 5,9 6,0 Ho - Đƣớc vòi 7 2,1-3,7 2,5-2,9 7,8 6,1 Ho + Vẹt dù 7 0,9-1,8 1,5-1,7 9,5 36,1 Ho - Vẹt dù 10 1,3-1,9 1,6-1,7 7,8 7,6 Ho + Vẹt dù 13 1,1-2,1 1,2-1,8 11,1 7,5 Ho + Trang 7 2.6-3.5 2,75 – 3,35 7.8 2666,3 Ho - Trang 13 2,4-3,5 2,9-3,22 9,48 68,46 Ho - Trang 15 5,2-7,0 5,6-6,1 3,8 3178,3 Ho - Bần chua 8 4,1-5,6 4,3-4,8 KXĐ 11,43 Ho - Bần chua 12 4,55-5,25 4,9 - 5,1 5,99 6,35 Ho- Bần chua 20 4,95-7,35 5,9 -6,7 3,8 8,5 Ho-

Kết quả bảng 4.18 cho thấy: Rừng Đƣớc vòi 3 tuổi, phân bố N/Hvn không tuân theo quy luật phân bố Weibull, số cây tập trung ở cỡ chiều cao 2,6 - 2,9m, do điều kiện lập địa bị thay đổi nên cây không có môi trƣờng sống phù hợp. Khi Đƣớc vòi sang tới tuổi 5 và tuổi 7, phân bố N/Hvn tuân theo quy luật phân bố Weibull,có dạng đỉnh lệch trái, điều này chứng tỏ đa số cây trong rừng có chiều cao thấp, một số cây có chiều cao trội hơn. Rừng phát triển tƣơng đối ổn định, ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (bảng 4.18, phụ lục 11,12,13).

Hình 4.11. Phân bố lý thuyết và thực nghiệm N/Hvn của OTC 10 theo hàm weibull

0 10 20 30 40 50 2 2,175 2,325 2,475 2,625 2,775 2,925 3,075 3,225 3,375 3,525 fi fl N (cây/ha) Hvn (m)

+ Rừng Vẹt dù 7, 10, 13 tuổi, phân bố N/Hvn không tuân theo quy luật hàm phân bố weibull. Ở tuổi 7, Vẹt dù tập trung ở cỡ chiều cao từ 1,5 - 1,7m, rừng sinh trƣởng và phát triển không đồng đều. Đến tuổi 10, 13, Vẹt dù tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao 1,2 - 1,8 m và tuân theo quy luật phân bố weibull có dạng 1 đỉnh lệch trái tiến gần đến phân bố chuẩn, rừng đã bƣớc sang giai đoạn sinh trƣởng và phát triển ổn định, không bị phá vỡ cấu trúc (bảng 4.18, phụ lục 14,15,16).

+ Rừng Trang 7 – 12 – 15 tuổi, ở tuổi 7 phân bố N/Hvn không tuân theo quy luật weibull, rừng đang trong giai đoạn phát triển. Ở tuổi 13, 15 phân bố N/Hvn không tuân theo quy luật weibull, rừng đã bị tác động (bảng 4.18, phụ lục 17,18,19). + Rừng Bần chua 8 – 12 – 20 tuổi, ở tuổi 8, phân bố số cây theo phân bố N/Hvn không theo quy luật weibull, chiều cao chủ yếu tập trung ở cỡ 4,3 – 4,8 cm, ở tuổi 12 và tuổi 20 phân bố N/Hvn tiến gần tới quy luật phân bố weibull, chiều cao tập trung chủ yếu ở cỡ 4,9 – 6,7 m, rừng đã bƣớc dần vào giai đoạn ổn định và ít bị tác động (phụ lục 20,21,22).

c. Mối tương quan giữa sinh trưởng của cây đối với hàm lượng Cl-, SO42- và tỷ lệ hạt sét trong đất

Để đánh giá đƣợc mối quan hệ giữa TPCG, hàm lƣợng Cl-, SO42- của đất và sinh trƣởng của cây rừng đề tài tiến hành xác định hệ số tƣơng quan giữa tăng trƣởng đƣờng kính gốc, chiều cao vút ngọn trung bình năm (∆D0, ∆Hvn) của rừng trồng tại các điểm nghiên cứu với hàm lƣợng sét, Cl-, SO42-của đất.

+ Tăng trƣởng đƣờng kính gốc của rừng trồng với hàm lƣợng sét của đất. Kết quả xử lý chọn hàm bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC (phụ lục 23a). Sau khi phân tích hàm CUBIC cho thấy, giữa tăng trƣởng đƣờng kính và hàm lƣợng sét không tồn tại mối tƣơng quan (Sig = 0,617 >0,05).

+ Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn của rừng trồng với hàm lƣợng sét của đất. Kết quả xử lý chọn hàm bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC (phụ lục 23b). Sau khi phân tích hàm CUBIC cho thấy, giữa tăng trƣởng chiều cao và hàm lƣợng sét không tồn tại mối tƣơng quan (Sig = 0,244 >0,05).

+ Hàm lƣợng Cl- với tăng trƣởng đƣờng kính của cây. Kết quả xử lý chọn hàm bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC (phụ lục 24 a). Sau khi phân tích hàm CUBIC cho thấy, giữa tăng trƣởng đƣờng kính và hàm lƣợng Cl- tồn tại mối tƣơng quan (Sig = 0,043<0,05).

Phƣơng trình có dạng: Y = -0,148X3

+1,38X2-3,958X + 4,48 Trong đó: Y: Tăng trƣởng đƣờng kính trung bình năm của RT X: hàm lƣợng Cl-(tầng mặt)

Hệ số tƣơng quan R = 0,788 là tƣơng quan tƣơng đối chặt

Hình 4.12. Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng Cl - và ∆Do

+ Hàm lƣợng Cl- với sinh trƣởng chiều cao của cây. Kết quả xử lý chọn hàm bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC (phụ lục 24b). Sau khi phân tích hàm CUBIC cho thấy, giữa tăng trƣởng đƣờng kính và hàm lƣợng Cl- tồn tại mối tƣơng quan (Sig = 0,025 <0,05).

Phƣơng trình có dạng: Y = -0,57X3

+0,469X2-1,118X + 1,136 Trong đó: Y: Tăng trƣởng chiều cao trung bình năm của RT X: hàm lƣợng Cl -(tầng mặt)

Hình 4.13. Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng Cl- và ∆Hvn

+ Hàm lƣợng SO42- với sinh trƣởng đƣờng kính của cây. Kết quả xử lý chọn hàm bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC (phụ lục 25 a). Sau khi phân tích hàm CUBIC cho thấy, giữa tăng trƣởng đƣờng kính và hàm lƣợng SO42- không tồn tại mối tƣơng quan (Sig = 0,218 >0,05).

+ Hàm lƣợng SO42- với sinh trƣởng chiều cao của cây. Kết quả xử lý chọn hàm bằng phần mềm SPSS là hàm CUBIC (phụ lục 25 b). Sau khi phân tích hàm CUBIC cho thấy, giữa tăng trƣởng đƣờng kính và hàm lƣợng SO42- không tồn tại mối tƣơng quan (Sig = 0,206 >0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển bắc bộ (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)