Xuất một số biện pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển bắc bộ (Trang 64)

Trên cơ sở tổng hợp đánh giá các kết quả nghiên cứu của đề tài và tham khảo ý kiến chuyên gia. Đề tài đƣa ra một số giải pháp làm cơ sở để phục hồi rừng ngập mặn ven biển nhƣ sau:

Giải pháp về quy hoạch phát triển RNM

Giải pháp về quy hoạch cần tập trung vào rà soát và hoàn thiện quy hoạch rừng phòng hộ ven biển trên cơ sở xem xét, lồng ghép các kịch bản BĐKH và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

- Trong quy hoạch RNMPHVB cần chỉ rõ những hoạt động nào đƣợc phép thực hiện và hoạt động nào không đƣợc phép thực hiện, ở đâu, khi nào.

- Việc rà soát quy hoạch lập kế hoạch bảo vệ và phát triển RNM ven biển phải đƣợc thực hiện định kỳ 5 năm.

- Cần quy định thực hiện kiểm kê rừng 5 năm một lần, đồng thời quy định cơ quan công bố kết quả thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xem xét lại quy định cấp xã báo cáo theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Quy định cụ thể công tác giám sát rừng hàng năm do các chủ rừng thực hiện nhằm đánh giá đúng chất lƣợng và diễn biến diện tích rừng, nhất là những vùng bờ biển xói lở, tài nguyên rừng bị tác động nghiêm trọng.

- Cần bãi bỏ quy định trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp xã để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, bổ sung các quy định về vai trò của cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp trong việc lập, quyết định quy hoạch, kế hoạch BV&PTR, xác lập các khu rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đồng thời nhấn mạnh sự phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT trong việc lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, kiểm kê, thống kê rừng và đất lâm nghiệp.

Giải pháp về khoa học và kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn

+ Về điều tra và xây dựng bản đồ lập địa

- Xác định đƣợc tiêu chí phân chia điều kiện lập địa theo mức độ quan trọng tại mỗi địa phƣơng làm cơ sở cho việc xác định cơ cấu cây trồng, biện pháp kỹ thuật gây trồng, phƣơng thức trồng, cũng nhƣ các giải pháp bảo vệ và phát triển RNM ven biển.

- Dựa trên các các tiêu chí phân chia lập địa cụ thể cho từng địa phƣơng, từng loại đối tƣợng, cần xây dựng, hoàn thiện bản đồ phân chia theo các dạng lập địa khác nhau.

- Những diện tích RNM ven biển sử dụng hoặc chuyển đổi sai mục đích phải đƣợc thu hồi để khôi phục và trồng lại rừng. Các dự án đã chuyển đổi mục đích sử dụng RNM ven biển phải thực hiện trồng bù lại theo quy định của pháp luật.

- Cần lựa chọn loài cây trồng thích hợp với vùng sinh thái, lập địa của các địa phƣơng và trồng rừng bằng cây con có bầu, đủ lớn để có thể sống đƣợc ở vùng ngập nƣớc nhƣ Đƣớc vòi, Vẹt dù, Mấm biển…kết hợp trồng bổ sung theo đám lỗ trống nhằm tạo nên rừng nhiều tầng để nâng cao hơn nữa tác dụng và hiệu quả phòng hộ của rừng.

- Trồng thuần loài theo hàng hoặc hỗn loài theo băng ở những nơi rừng tự nhiên bị suy thoái do bị chặt, khai thác quá mức không còn tầng cây cao và cây tái sinh nhƣng còn tính chất đất rừng. Một số loài cây trồng nhƣ Bần/Trang/Đƣớc/Vẹt.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung ở những nơi rừng ít bị suy giảm, điều kiện tự nhiên chƣa bị thay đổi nhiều. Phục hồi lại rừng chủ yếu dựa vào khả năng tái sinh tự nhiên.

- Đối với RPH chắn sóng cần phải trồng hỗn giao tối thiểu 2 loài cây trở lên để tạo nhiều tầng tán, đảm bảo hiệu quả chắn sóng bảo vệ đê.

+ Về kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn đối với rừng trồng tại Quảng Ninh và Thái Bình

- Chọn loài cây trồng thích hợp với vùng sinh thái, lập địa tại địa phƣơng (Trang, Bần chua tại Thái Bình, Đƣớc, Vẹt dù tại Quảng Ninh). Trồngbổ sung hỗn loài theo đám lỗ trống ở nơi đã có rừng hoặc theo băng ở nơi trồng mới với mật độ cao hơn để tạo thành rừng ít nhất là có 2 tầng.

- Trồng lại rừng ở các đầm nuôi tôm bỏ hoang, có chế độ ngập triều trung bình. - Cải thiện giống cây trồng RNM. Hiện nay tại Thái Bình đã có rừng giống chuyển hóa các loài cây nhƣ Trang, Bần chua, tại Quảng Ninh đã có rừng giống chuyển hóa cây Đƣớc vòi, Vẹt dù tiếp tục xây dựng, mở rộng diện tích rừng giống, vƣờn giống phù hợp với nhu cầu sản xuất tại từng địa phƣơng nhằm đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng giống.

- Mỗi địa phƣơng cần xây dựng tối thiểu một vƣờn ƣơm giống cây RNM, lựa chọn và bảo vệ cây mẹ, rừng giống có phẩm chất tốt tại địa phƣơng để cung cấp nguồn giống ổn định, chất lƣợng tốt và thích hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng.

- Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đặc biệt là kỹ thuật tỉa thƣa và hoàn thiện quy trình trồng các loài cây ngập mặn theo các tiểu vùng sinh thái và trên các dạng lập địa khác nhau. Có quy trình chăm sóc, điều chế rừng phù hợp với cấp tuổi, cấp đất và điều kiện sinh thái cho từng loại cây rừng vùng ngập mặn.

Giải pháp về đầu tư

- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ ngƣời dân và cụm dân cƣ tham gia BVR nhƣ đƣờng xá, trƣờng học, nhà ở, nhà công vụ, điện nƣớc...

- Đầu tƣ nghiên cứu khoa học tập trung vào các phƣơng thức trồng RNMPH hiệu quả (các đai rừng, hỗn giao, chống hà phá hoại) hoặc trồng rừng trên các lập địa khó khăn, các lập địa bị ảnh hƣởng BĐKH, xói lở bờ...; thí điểm chi trả dịch vụ HST và DVMT; nghiên cứu cơ chế chính sách cho RNM...

- Về đầu tƣ trồng và bảo vệ RNM hiện nay thƣờng có suất đầu tƣ thấp, mang tính hỗ trợ ngƣời trồng rừng là chính. Do đó, hiệu quả trồng RNM không cao, tỷ lệ cây sống và tỷ lệ thành rừng thấp. Để tăng hiệu quả trồng và khôi phục RNM thì tăng suất đầu tƣ trồng rừng là một trong những giải pháp quan trọng. Mức đầu tƣ cho trồng và phục hồi rừng ngập mặn cần căn cứ vào điều kiện lập địa.

Giải pháp về cơ chế chính sách

- Các diện tích RNMPH ven biển hầu hết do Nhà nƣớc quản lý thông qua các Ban QLPRH, UBND xã, vv. Ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ hầu nhƣ chƣa tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng do chƣa có các cơ chế và quy định cụ thể nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và ngƣời dân. Dựa trên các bất cập nêu trên, chính sách về cơ chế đồng quản lý RNMPH ven biển cần đƣợc xây dựng và đảm bảo lý của cộng đồng và ngƣời dân khi thực hiện đồng quản lý RNM; Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và ngƣời dân trong quá trình xây dựng các quy định về đồng quản lý RNMPH;

- Bên cạnh đó các chính sách phù hợp, thu hút với ngƣời dân địa phƣơng nhƣ chính sách về chia sẻ lợi ích và phát triển sinh kế trong đồng quản lý RNMPH ven biển. Tạo điều kiện để ngƣời dân và cộng đồng đƣợc tham gia vào các hoạt động

trồng rừng và bảo vệ rừng. Hỗ trợ khoa học kỹ thuật về nuôi thủy sản bền vững, kỹ thuật trồng rừng, tỉa thƣa; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật; Tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định cuộc sống HGĐ.

- Chính sách về đất đai dựa trên hiện trạng và quy hoạch RNMPH ở địa phƣơng tiến hành rà soát và giao khoán cho cá nhân, HGĐ nhận bảo vệ phát triển RNMPH lâu dài ổn định bằng cơ sở pháp lý để họ yên tâm. Đó là cơ sở rất quan trọng tạo sinh kế cho họ. Cần minh bạch, công khai và xử lý nghiêm các vi phạm trong sử dụng đất sai mục đích. Cần có các quy định phù hợp về tiền thuê đất, thuê rừng và các loại thuế phí liên quan nhằm thúc đẩy đầu tƣ của khối tƣ nhân đối với vùng ven biển.

- Chính sách xã hội hóa đầu tƣ bảo vệ phát triển RPHVB Quản lý và phát triển RNM nói chung và RNMPHVB nói riêng chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nƣớc. Với nhu cầu lớn về nguồn vốn, cần xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ bảo vệ phát triển RPHVB. Một số hoạt động cần đƣợc xã hội hóa mạnh nhƣ khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tƣ BVR, trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông lâm kết hợp và nuôi trồng thủy sản dƣới tán rừng trong khu vực có rừng.

Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn không chỉ là vấn đề cấp thiết của riêng một tỉnh, một quốc gia nào mà đó còn là vấn đề ang tính toán cầu. Chúng ta phải lỗ lực hơn nữa trong tiến trình hợp tác quốc tế nhằm quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM.

- Tăng cƣờng vận động, thu hút đầu tƣ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA nhằm khôi phục và phát triển RNM, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế của ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Về hiện trạng rừng ngập mặn ở vùng ven biển Bắc Bộ

Bắc Bộ có tổng diện tích rừng ngập mặn là 28.695,8 ha trong đó, Quảng Ninh và Thái Bình là hai tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất lần lƣợt là 19.820 ha và 3.209,2 ha. Diện tích chủ yếu là rừng ngập mặn phòng hộ do các Ban quản lý rừng phòng hộ là chủ quản lý. Tổng trữ lƣợng rừng ngập mặn ở vùng Bắc Bộ là 395.577,6 m3. Quảng Ninh (255.932 m3) và Thái Bình (74.547 m3) là hai tỉnh có trữ lƣợng rừng ngập mặn lớn nhất vùng Bắc Bộ. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn đang bị suy giảm do một số nguyên nhân nhƣ khai thác không hợp lý, lập địa không phù hợp, nạo vét đắp bờ các vùng trồng rừng ngập mặn dẫn đến diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị suy giảm.

2. Về đặc điểm đất dƣới tán rừng ngập mặn tại một số địa điểm ở vùng ven biển Bắc Bộ

- Đất rừng ngập mặn tự nhiên tại Quảng Ninh có thể nền sét cứng và độ lún 10cm cao hơn so với rừng trồng có thể nền sét chặt, độ lún từ 5 - 10cm. Đất rừng tự nhiên có hàm lƣợng mùn, hàm lƣợng đạm tổng số, hàm lƣợng kali dễ tiêu là những yếu tố cần cho sự phát triển của rừng luôn cao hơn so với đất rừng trồng ngập mặn. Các yếu tố hạn chế nhƣ Cl-, SO42-,tổng số muối tan cao hơn so với rừng trồng. Tỷ lệ hạt cát chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổ thành cấp hạt.

- Đất rừng trồng tại Thái Bình hơi chua. Hàm lƣợng mùn ở mức thấp tới trung bình, đạm tổng số ở mức trung bình các chất dễ tiêu nhƣ lân, Kali từ mức ở mức trung bình đến giàu hệ số. Các yếu tố nhƣ Cl-, SO42- ở mức cao. Tỷ lệ hạt cát chiếm tỷ lệ cao trong thành phần cấp hạt.

3. Về đặc điểm rừng ngập mặn

 Rừng ngập mặn tự nhiên tại một số địa điểm ở vùng ven biển Bắc Bộ

- Tổ thành tầng cây cao của rừng ngập mặn ở các địa điểm nghiên cứu tại huyện Tiên Yên và thị xã Quảng Yên có mật độ tƣơng đối cao, chủ yếu gồm 3 loài

là: Đƣớc vòi, Vẹt dù và Mấm biển. Cây tái sinh chủ yếu là Đƣớc vòi và Vẹt dù, mật độ cây tái sinh thấp. Chiều cao đa số nhỏ hơn 0,5 m.

- Rừng ngập mặn tự nhiên tại huyện Tiên Yên và thị xã Quảng Yên đang bị suy giảm bởi một số nguyên nhân nhƣ rừng tái sinh trên đầm bỏ hoang, nạo vét đắp bờ dẫn đến hệ thống lƣu thông dòng chảy của thủy triều không ổn định, cây ngập mặn không có môi trƣờng sống thích hợp.

 Về rừng trồng cây ngập mặn tại một số địa điểm ở vùng ven biển Bắc Bộ

- Rừng trồng ngập mặn tại Quảng Ninh có các loài cây chủ yếu là Đƣớc Vòi và Vẹt dù. Rừng trồng có mức độ suy giảm về chất lƣợng thấp hơn rừng tự nhiên, nguyên nhân suy giảm chủ yếu là do điều kiện lập địa bị thay đổi, không phù hợp với đặc tính sinh trƣởng của loài.

- Rừng trồng ngập mặn tại Thái Bình chủ yếu là Trang và Bần chua. Rừng bị suy giảm về chất lƣợng cũng nhƣ diện tích chủ yếu là do tác động của kỹ thuật tỉa thƣa chƣa hợp lý và trồng ở những nơi không có điều kiện lập địa phù hợp.

5. Đề xuất một số biện pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển Bắc Bộ - Giải pháp về quy hoạch cần tập trung vào rà soát và hoàn thiện quy hoạch rừng phòng hộ ven biển trên cơ sở xem xét, lồng ghép các kịch bản BĐKH và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

- Giải pháp về khoa học và kỹ thuật gây trồng: xác định và xây dựng các tiêu chí phân chia lập địa cho RNM, phân vùng phòng hộ cho RNM phù hợp với thực tế từng vùng, tiểu vùng. Lựa chọn loài cây trồng thích hợp với vùng sinh thái, lập địa của các địa phƣơng, chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với từng điều kiện nơi trồng.Cải thiện nguồn giống, xây dựng các rừng giống, vƣờn giống.

- Giải pháp về đầu tƣ cần chú ý tới ba nội dung chủ yếu là Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng; Đầu tƣ trồng và BVR và Đầu tƣ phát triển sinh kế; Đầu tƣ nghiên cứu khoa học.

- Giải pháp về cơ chế chính sách: có các chính sách phù hợp với ngƣời dân địa phƣơng về việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

- Giải pháp về hợp tác quốc tế: tăng cƣờng vận động, thu hút đầu tƣ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA nhằm khôi phục và phát triển RNM

5.2. Tồn tại

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại nhất định sau: - Do thời gian có hạn, nên đề tài chỉ nghiên cứu đƣợc 2 tỉnh và số lƣợng ô tiêu chuẩn của mỗi tỉnh còn hạn chế. Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu những địa điểm điển hình, không đi sâu vào từng huyện.

- Chƣa nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa đất và sinh trƣởng của cây.

5.3. Khuyến nghị

- Nên tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, và mở rộng địa điểm nghiên cứu.

- Vận dụng các đề xuất vào thực tiễn để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tại hai tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Quyết định 3158/QĐ-BNN- TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2016 về việc công bố hiện trạng rừng giai đoạn 2012-2015, tính đến ngày 31/12/2015.

2. Bộ Lâm nghiệp (1984), Quy phạm kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng Đước (QPN7-84).

3. Lƣu Thị Bình, 2007, Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên Tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc sỹ Môi trƣờng. ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Bình, 1999, Trồng rừng ngập mặn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Thiện Cƣờng (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng ven biển bắc bộ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)