Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 48 - 58)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

-Nhóm chỉ tiêu về danh tính của hộ: Tuổi, giới tính, quan hệ với chủ hộ, học vấn, phân loại kinh tế, trình độ của hộ, nhân khẩu...

-Nhóm các chỉ tiêu về lao động: số lượng lao động, chất lượng lao động (được đào tạo, chưa đào tạo, đạo tạo nghề...)

-Nhóm chỉ tiêu về việc làm: việc làm theo ngành nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp), việc làm phi nông nghiệp (thương mại, làng nghề, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, làm thuê...), việc làm theo thời gian làm việc (toàn bộ thời gian, một phần thời gian),

-Nhóm chỉ tiêu về giải quyết việc làm: số lao động được tạo việc làm mới, lao động làm đúng ngành nghề sau đào tạo...

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

3.1.1.Một số chính sách giải quyết việc làm của Trung ương và thành phố

-Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động 2016 -2020

Mục tiêu chung: Hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và phòng ngừa tai nạn lao động.

-Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cáu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

- Ngày 26/01/2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có kế hoạch số 185/KH-SLĐTBXH triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Mục đích tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở dạy nghề để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả hoạt động dạy nghề đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Kế hoạch số 08/KH-UBND, ngày 9/1/2020, UBND thành phố Hà Nội về việc giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020

Với mục tiêu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng,

lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập, làm giàu cho người lao động, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tăng cường an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố.

Yêu cầu: Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội các cấp phải xác định giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ trọng tâm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động.

3.1.2.Thực trạng việc làm của người lao động huyện Ba Vì

Theo kết quả điều tra lao động việc làm của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2019 thì tỷ trọng lao động có việc làm trong tổng số lực lượng lao động tương đối cao, sự biến động qua các năm ít. Tỷ lệ bán thất nghiệp năm 2017 là 11% đã giảm dần qua các năm và đến năm 2019 chỉ còn 8%. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Tình trạng việc làm của huyện Ba Vì giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân (%) Tổng số lao động Người 170.711 172.297 173.601 100,84

Lao động không có việc làm Người 18.779 17.230 13.889 86,00

Lao động đang làm việc Người 151.932 155.067 159.712 102,53

Tỷ lệ bán thất nghiệp % 11 10 8

Thất nghiệp hoàn toàn % 0,5 0,45 0,4

Nguồn: phòng LĐTB&XH Huyện Ba Vì

Số liệu trên cũng cho thấy lao động đang àm việc của huyện có xu hướng tăng lên qua các năm và tăng ở mức độ ổn định, gần như sự biến động không nhiều. Lao động có việc làm năm 2017 là 151.932 người và đến năm 2019 là

159.712 người. Tương ứng lực lượng lao động của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã có nhiều biến động trong giai đoạn 2017 – 2019 lực lượng lao động năm 2017 của huyện Ba Vì là 170711 người đến năm 2019 đã tăng lên là 173.601 người tăng 2890 người. Như vậy qua bảng ta thấy trong giai đoạn 2017 – 2019 huyện Ba Bì thành phố Hà Nội tỷ lệ lao động nông thôn không có việc làm còn khá cao và chủ yếu là lao động nông nghiệp. Nguyên nhân là do tỷ lệ lao động nông thôn chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật còn cao nên khả năng tìm kiếm việc làm cũng như tạo việc làm còn hạn chế

3.1.2.1.Việc làm phân theo khu vực và giới tính

Trong giai đoạn vừa qua, số lao động có việc làm theo khu vực có sự biến động rõ nét giữa hai khu vực thành thị và nông thôn của huyện Ba Vì được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm chia theo khu vực và giới tính của huyện Ba Vì giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân(%) Số lao động có việc làm 151.932 155.067 159.712 102,53

I. Phân theo khu vực (người)

1. Thành thị 11.938 11.725 12.092 100,64

2. Nông thôn 139.994 143.342 147.620 102,69

Cơ cấu lao động có việc làm theo

khu vực (%) 100 100 100

1. Thành thị 7,86 7,56 7,57

2. Nông thôn 92,14 92,44 92,43

II. Phân theo giới tính (người )

1. Nam 30.190 32.960 34.884 107,49

2. Nữ 121.742 122.107 124.828 101,26

Cơ cấu lao động có việc làm theo

giới tính (%) 100 100 100

1. Nam 19,87 21,26 21,84

2. Nữ 80,13 78,74 78,16

Nguồn: Phòng LĐTB&XH Huyện Ba Vì

Số lao động có việc làm ở khu vực thành thị và số lao động có việc làm của nông thôn tăng rong giai đoạn này, cụ thể: Năm 2019 số lao động có việc làm ở khu vực thành thị chiếm 7,57 % là 12.092 người tăng 154 người so với năm 2017. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, dân cư sống ở khu vực nông thôn có xu hướng chuyển dần ra sinh sống và làm việc ở đô thị. Hơn nữa, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thành lập và phát triển ở các khu đô thị hoặc ven đô nhiều hơn là ở các khu vực nông thôn do thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và giao thông đi lại.

Trong giai đoạn vừa qua, lao động là nữ giới vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động là nam giới. Năm 2017, số lao động nữ cao hơn lao động nam là 91552 người; sự chênh lệch này đã giảm hơn những năm sau đó. Và cho đến năm 2019, số lao động nữ cao hơn lao động nam giới là 89944 người. Nhìn chung, lao động nữ luôn cao hơn lao động nam. Nguyên nhân là do dân số của huyện vẫn tiếp tục tăng cao và do sự mất cân bằng giới tính. Sự chênh lệch giữa lao động nam và nữ ở huyện cũng là do nam giới huyện có xu hướng đi xuất khẩu lao động nhiều hơn nữ giới, hoặc làm việc ở các khu công nghiệp ngoài địa bàn huyện.

3.1.2.2.Việc làm phân theo ngành kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành kinh tế của huyện qua bảng 3.3 cho thấy cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Sự chuyển dịch lao động có biến động lớn nhất ở hai ngành nông nghiệp và CN - XD. Đây là một xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện trong những năm qua. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2017 có 117.699 lao động nông thôn làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm 84,07% tổng số đến năm 2019

giảm xuống còn 112.329 lao động nông thôn có việc làm chiếm tỷ lệ 76,09%.

Bảng 3.3: Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn làm việc theo ngành kinh tế của huyện Ba Vì giai đoạn 2017 – 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân (%) I

Lao động nông thôn làm việc trong các

ngànhkinh tế Người

139.994 143.342 147.620 102,69

1 Nông nghiệp Người 117.699 111.557 112.329 97,69

2 CN - XD Người 12.103 20.610 23.779 140,17

3 Dịch vụ Người 10.192 11.175 11.512 106,28

II Cơ cấu lao động nông

thôn theo ngành % 100 100 100

1 Nông nghiệp % 84,07 77,83 76,09

2 CN - XD % 8,65 14,38 16,11

3 Dịch vụ % 7,28 7,8 7,8

Nguồn: Phòng LĐTB&XH Huyện Ba Vì

Công nghiệp là ngành ngày càng thu hút lao động huyện làm việc đồng nghĩa với việc ngày càng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới. Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng khá nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2017 là 12.103 người đến năm 2019 là 23.779 người chiếm 16,11% so với tổng số lao động có việc làm. Đây là ngành thu hút và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động do huyện đã thực hiện rất nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cơ cấu việc làm đã có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ sang ngành công nghiệp xây dựng, điều đó được giải thích bởi chính sách thu hút đầu tư của thành phố. Dịch vụ là ngành có đóng góp số lao động làm việc là thấp nhất. Song số liệu cho thấy số lao động làm việc trong ngành này là tăng qua các năm và tăng với tốc độ chậm nhất so với hai ngành kia, chỉ tăng 0,52% trong giai đoạn 3 năm 2017 - 2019. Cụ thể năm 2017 số lao động làm việc trong ngành này là 10.192 người (chiếm

7,28% tổng số lao động có việc làm) đến năm 201 là 11.512 người (chiếm 7,8% tổng số lao động có việc làm). Qua đây ta thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm cho người lao động của huyện trong thời gian tới.

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động không nhỏ tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Ba Vì trong thời gian qua. Số lao động được tạo việc làm trong toàn huyện có sự biến động không đồng đều giữa các năm nhưng có thể nói đây là sự biến động theo chiều hướng tích cực và cần phải được phát huy nhiều hơn nữa.

3.1.2.3.Việc làm lao động nông thôn phân theo thành phần kinh tế:

Huyện Ba Vì là một huyện mà lao động chủ yếu lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Những năm gần đây do huyện chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần – từ đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng được nâng cao. Mà chủ yếu những ngành này thuộc thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước nên lao động thuộc thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể. Bảng 3.4 thể hiện rõ hơn thực trạng việc làm của lao động huyện theo thành phần kinh tế.

Số liệu cho thấy về quy mô số lao động nông thôn làm việc trong các thành phần kinh tế có sự tăng giảm khác nhau. Cụ thể, số lao động làm việc trong thành phần kinh tế khu vực trong nhà nước năm 2017 là 2.625 người (1,88% so với tổng số lao động có việc làm), từ các năm 2018 đến 2019 số lao động làm việc trong khu vực này giảm đi 47 người tương ứng giảm 47 chỗ việc làm. Điều này là do cơ hội việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước không nhiều.

Bảng 3.4: Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn có việc làm

qua các năm chia theo thành phần kinh tế của huyện Ba Vì Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân (%) Số lao động nông thôn có

việc làm người 139.994 143.342 147.620 102,69

Kinh tế nhà nước người 2.625 2.558 2.578 99,10

Kinh tế ngoài nhà nước người 134.968 138.178 142.397 102,72

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài Người 2.401 2.606 2.645 104,96

Cơ cấu lao động nông thôn có việc làm theo thành phần kinh tế

% 100 100 100

Kinh tế nhà nước % 1,88 1,78 1,75

Kinh tế ngoài nhà nước % 96,41 96,4 96,46

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài % 1,72 1,82 1,79

Nguồn: phòng LĐTB&XH Huyện Ba Vì

Đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước, hàng năm số lao động làm việc trong khu vực này không ngừng tăng lên, số lao động được tạo việc làm ở khu vực ngoài nhà nước là chủ yếu chiếm đến hơn 95% tổng số người có việc làm. Cụ thể năm 2017 số lao động làm việc trong khu vực này là 134.968 lao động đến năm 2019 là 142.397 người, tăng 7429 người. Nhìn chung, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này so với tổng số lao động có việc làm cũng ổn định và không đổi trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp được hình thành và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng thu hút lao động hơn, năm 2019 tăng 0,07% so với năm 2017, tương ứng tăng 244 người. Sự gia tăng trong khu vực này không những góp phần tạo việc làm cho NLĐ địa bàn mà còn giúp NLĐ có trình độ, tay nghề tìm kiếm được việc làm, tăng thu nhập hơn so với trước đây. Theo số liệu thống kê về số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp của chi cục thống kê huyện Ba Vì trong những năm qua cho biết các doanh nghiệp ngoài

nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thu hút nhiều lao động trên địa bàn làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà cụ thể là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong khi lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi. Điều này chứng tỏ rằng huyện đã thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, có thể khẳng định rằng lực lượng lao động địa phương đã và đang đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn như: mây tre đan,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)