3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.2. Ðiều kiện kinh tế xãhội
Những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Ba Vì đã có mức tăng trưởng cao. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt 27.120 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ; Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất: Nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm 41,2%; Nông, lâm nghiệp chiếm 36,6%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 22,2%. Cụ thể:
Nhóm ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 9.940 tỷ đồng, bằng 103% KH, tăng 11% so với năm 2018;
Nhóm ngành dịch vụ - du lịch ước đạt 11.170 tỷ đồng, bằng 101% KH, tăng 17,6% so với năm 2018;
Nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng ước đạt 6.010 tỷ đồng, bằng 104% KH, tăng 19% so với năm 2018.
Mạng lưới chợ nông thôn được đầu tư phát triển rộng khắp ở các khu vực tập trung ở các khu đông dân cư ở các xã, đảm bảo nhu cầu giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Ba Vì giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng giá trị sản xuất % 100 100 100
Nông -lâm -ngư % 50,5 37,8 36,6
CN -xây dựng % 16,8 21,6 22,2
Dịch vụ % 32,7 40,6 41,2
GDP/người (giá thực tế) Tr.đồng 8,6
Nguồn: Báo cáo UBND huyện Ba Vì năm 2019
Từ năm 2017 -2019 Ba Vì đã tạo thêm bình quân khoảng 3.700 -4.800 việc làm mới. Nếu không tính những người không có khả năng lao động, đang đi học, nội trợ và không có nhu cầu lao động thì tỷ lệ lao động không có việc làm chỉ trên dưới 2%. Đây là chỉ tiêu khá tích cực đối với nền kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp như Ba Vì.
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,1 triệu đồng năm 2010 đến 30,1 triệu đồng năm 2018. Nhờ thu nhập tăng nên mức chi tiêu cho tiêu dùng bình quân tăng theo các năm, mức sống được cải thiện như tỷ lệ học sinh đến trường, tỷ lệ người lớn biết chữ, các chỉ tiêu về y tế, giáo dục, sức khỏe cộng đồng.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giải quyết việc làm cho lao động