4. Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 2
2.1. Khái niệm chung về độ tin cậy
Trong sự phát triển về khoa học và kỹ thuật, độ tin cậy đã trở thành chỉ tiêu then chốt, đặc biệt đối với những hệ có cấu trúc phức tạp nhằm hoàn thành những chức năng quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Các phương pháp nghiên cứu về độ tin cậy theo những hướng như sau:
- Nghiên cứu cơ sở toán học về độ tin cậy: nhằm đưa ra quy luật và những tính toán định lượng về độ tin cậy. Đây là hướng xuất phát để tạo nên khoa học về độ cậy.
- Nghiên cứu thống kê về độ tin cậy: nhằm thu thập xử lý số liệu và đưa ra những đặc trưng thống kê về những chỉ tiêu độ tin cậy. Dựa trên tính chất đám đông của số liệu thông kê, nhằm đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến những chỉ tiêu cơ bản về độ tin cậy. - Nghiên cứa bản chất vật lý về độ tin cậy: nhằm khảo sát nguyên nhân của sự cố, hiện tượng già cỗi, điều kiện môi trường, độ bền vật liệu v.v... ảnh hưởng đến độ tin cậy trong các quá trình vật lý và hoá học khác nhau.
Độ tin cậy bao gồm các vấn đề về lý thuyết và thực tế nhằm nghiên cứu những nguyên nhân, quy luật của sự cố, những phương pháp tính toán và biện pháp nâng cao độ tin cậy. Ngoài ra khi lựa chọn độ tin cậy của hệ phải quan tâm đến hành vi kinh tế để đạt được lời giải tối ưu tổng thể.
Mô hình toán học đánh giá định lượng độ tin cậy dựa trên nền tảng lý thuyết xác suất vì các sự cố xảy ra là một sự kiện ngẫu nhiên, cũng như khoảng thời gian làm việc, khoảng thời gian cần thiết để sửa chữa sự cố v.v... đều là những đại lượng ngẫu nhiên.
Như vậy nghiên cứu về độ tin cậy cung cấp điện là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của hệ thống điện. Mô tả, đánh giá và điều khiển hành vi đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu khi thiết kế và điều khiển hệ thống điện.