Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để triển khai một số dự án trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội giai đoạn 2016 2019​ (Trang 52 - 53)

3.1.3.1. Những mặt mạnh và lợi thế

Thạch Thất có vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông và giao lưu thương mại ở cửa ngõ phía tây thành phố, có một hệ thống giao thông quan trọng chạy qua.

Thạch Thất là huyện có tiềm năng thế mạnh về quỹ đất đai, với sự điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích tự nhiên của Thạch Thất hiện nay là 18.459,05 ha, trong đó diện tích có thể chuyển đổi để xây dựng các khu đô thị mới, trường học, bệnh viện...

Về mặt sinh thái, Thạch Thất là vùng có thời tiết thuận lợi, khí hậu ôn hòa, thảm thực vật phong phú rất phù hợp cho cuộc sống của dân cư. Đặc biệt, Thạch Thất có nhiều loại đất nên thuận lợi trong việc đa dạng hóa các loại cây trồng. Đất phù sa vùng đồng bằng có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp và trồng rừng.

Thạch Thất là vùng giao thoa giữa các nền văn hóa: văn hóa xứ Đoài, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Thăng Long-Hà Nội, do vậy Thạch Thất có điều kiện kế thừa và nâng cao tinh hoa văn hóa dân tộc cũng như dung nạp có chọn lọc những tinh hoa văn hóa qua các thời đại...

Thạch Thất có nguồn lao động dồi dào với sức trẻ, có truyền thống, thông minh sáng tạo, có tinh thần cộng đồng gắn bó và có truyền thống văn hóa lâu đời.

Bên cạnh lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cùng với sự quyết tâm kiên định đường lối đổi mới của Đảng Bộ, chính quyền các cấp và nhân dân huyện Thạch Thất, tạo nên một sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá huyện Thạch Thất nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung trong kỳ quy hoạch.

3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

Thạch Thất là huyện có tỷ lệ dân sống ở nông thôn cao và nằm trong vùng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho đất nông nghiệp bình quân lao động giảm đi nhanh

chóng, trong khi đó việc chuẩn bị để thay đổi nghề nghiệp cho lao động nông nghiệp còn rất hạn chế. Trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo hoặc chỉ được học qua các lớp đào tạo ngắn hạn, cơ cấu lao động còn mất cân đối, tỷ lệ chưa có việc làm còn cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn thiếu đồng bộ. Các trục giao thông chính, giao thông nội bộ vùng, khu vực chưa hoàn chỉnh, nên việc lưu thông qua lại trên địa bàn còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu giao lưu hàng hóa và thu hút các cơ sở đầu tư từ bên ngoài.

Làng nghề trên địa bàn huyện phát triển không đồng đều, chỉ phát triển mạnh ở một số xã. Đặc biệt, các xã nằm trong vùng quy hoạch khu công nghệ cao Hòa Lạc, đều không có nghề phụ, khi bị thu hồi đất sẽ gặp khó khăn lớn về đời sống cũng như việc làm cho người lao động.

Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế – xã hội nhìn chung còn thấp, nhất là các khu vực có nhiều lợi thế cho phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ, công nghiệp...

Tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất và của người dân chưa cao... đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để triển khai một số dự án trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội giai đoạn 2016 2019​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)