STT Tên xã, thị trấn Diện tích (km2) Số thôn Dân số TB (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 TT Đu 9,359 12 9.328 997 2 TT Giang Tiên 3,781 8 3.521 931 3 Xã Cổ Lũng 16,827 18 8.889 528 4 Xã Phấn Mễ 21,237 24 9.571 451 5 Xã Vô Tranh 18,146 25 8.342 460 6 Xã Tức Tranh 25,372 24 8.698 343 7 Xã Phú Đô 22,636 22 5.387 238 8 Xã Yên Lạc 42,605 23 6.892 162 9 Xã Động Đạt 35,723 23 9.073 254 10 Xã Ôn Lương 17,078 10 4.192 245 11 Xã Phủ Lý 15,988 12 3.581 224 12 Xã Hợp Thành 8,951 10 3.516 393 13 Xã Yên Đổ 35,434 16 7.527 212 14 Xã Yên Ninh 47,519 16 9.397 198 15 Xã Yên Trạch 30,056 12 7.083 236 Tổng số 350,712 255 104.997 391
Hình 3.1. Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2018
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2018, dân số thường trú trên địa bàn huyện Phú Lương là 104.997 người, trong đó người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng 4,5%, người Sán Chày chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Hoa, Mông. Tỷ lệ các dân tộc được thể hiện qua hình 3.2: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%, mật độ dân số bình quân chung là 447 người/km2, Số người đang trong độ tuổi lao động là 61.986 người, chiếm 62% tổng dân số toàn huyện. Lực lượng lao động xã hội chiếm 89,9%, số hộ nghèo hiện còn 5.201 hộ nghèo, chiếm 18,9 % tổng số hộ của huyện. Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đường giao thông: Huyện có 38km đường quốc lộ 3 đi qua, chạy dài theo chiều dài của huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm của huyện. Toàn huyện có 136km đường liên xã và 448km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp thành đường nhựa và đường bê tông hoá theo tiêu chuẩn đường nông thôn cấp 6.
- Điện lưới: huyện Phú Lương có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh hoạt đạt 95%. Trong vài năm gần đây nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham gia tích cực vào chương trình Nhà nước và cùng làm để đầu tư xây dựng các trạm điện, các đường dây mới nên cơ bản huyện đã cải tạo được hệ thống điện trong vùng.
- Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng: Do đặc điểm địa hình miền núi chia cắt bởi nhiều thung lũng và đồi núi với những cánh đồng nhỏ hẹp nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Huyện có 29 trạm bơm điện, ngoài ra còn có các trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ của gia đình và các hồ, đập chứa nước đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai sử dụng đất đai
- Huyện có vị trí nằm ngay ở cửa ngõ của vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, địa bàn huyện có tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội cho huyện đón nhận đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
- Địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, môi trường trong lành là những lợi thế đáng kể để Phú Lương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
- Huyện đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế-xã hội. Trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở sản xuất lớn đang hoạt động, đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của huyện, tạo ra những thuận lợi cho việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời cũng gây áp lực không nhỏ đến việc sử dụng quỹ đất trên địa bàn.
- Đất đai phần lớn là diện tích đồi núi, nghèo dinh dưỡng, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn nhưng đã ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Sản xuất công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh chưa cao, tương lai cần thiết phải có hướng đầu tư trọng điểm, thiết thực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, đòi hỏi phải có quỹ đất thích hợp cho các hoạt động này.
- Tiềm năng đất đai của huyện có hạn, phần lớn là đất đồi núi, yêu cầu của công nghiệp hoá, đô thị hoá càng mạnh sẽ gây áp lực càng lớn lên quỹ đất nói chung và đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì vậy để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn huyện, xây dựng Phú Lương trở thành một khu kinh tế phát triển của tỉnh cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất và chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lý để vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá vừa đảm bảo nâng cao đời sống dân cư phát triển ổn định lâu dài.
3.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương
3.2.1. Hiện trạng quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương
3.2.1.1. Một số kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong năm 2018, sản xuất nông nghiệp gặp điều kiện tương đối thuận lợi, các mô hình hỗ trợ sản xuất được triển khai nhân rộng và hướng tới sản xuất nông sản an toàn như: Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, sản xuất chè theo hướng hữu cơ, chăn nuôi lợn VietGap, mô hình rau nhà lưới; qua đánh giá các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp đều cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 đạt 1120,4 tỷ đồng = 100% kế hoạch (KH) tỉnh, huyện; tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 38.028 tấn = 104,8% kế hoạch tỉnh, huyện; năng suất, sản lượng các loại rau, màu đều đạt trên 93% KH; diện tích chè trồng mới, trồng lại được 153 ha = 153% KH (trong đó: trồng theo dự án 100 ha, dân tự trồng 53 ha), sản lượng chè búp tươi cả năm ước đạt 44.014 tấn = 100% KH.
Tổng diện tích trồng rừng 839,84 ha (Trong đó, trồng theo dự án là 431,58 ha = 143,86% KH; trồng theo các chương trình khác là 408,26 ha); Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý khai thác, vận chuyển chế biến gỗ và lâm sản được tăng cường, đã xử lý 07 vụ vi phạm, tịch thu 9,339m3 gỗ; cấp 408 giấy phép khai thác lâm sản; sản lượng gỗ khai thác đạt 13.481m3.
Triển khai hiệu quả mô hình hỗ trợ giảm nghèo thuộc Chương trình xây dựng Nông thôn mới, công tác kiểm dịch, tiêm phòng được thực hiện tốt, toàn huyện có 32 hợp tác xã nông nghiệp (tăng 06 so với năm 2017); 40 trang trại, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 10.510 tấn = 103% KH.
3.2.1.2. Tình quản quản lý đất nông nghiệp
Hiện nay, huyện đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Kết quả đạt được thể hiện trên các mặt sau:
* Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đo đạc, lập bản đồ địa chính: Kết quả đến nay, toàn huyện đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính ở 15/15 xã, thị trấn với diện tích 35.071,2 ha (trong đó 38,45 ha đo tỷ lệ 1/500; 16387,76 ha đo tỷ lệ 1/1000; 14876,54 ha đo tỷ lệ 1/2000; 5591,90 ha đo tỷ lệ 1/5000).
- Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiến hành đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính tại các xã, các khu vực có biến động lớn về đất đất đai. Thực hiện quyết định số 3129/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật- dự toán đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính các xã, thị trấn huyện Phú Lương. Theo đó sẽ tiến hành đo đạc toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã, thị trấn: Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ và Đu, đồng thời đo đạc không tập trung tại các xã còn lại.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ dân. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.
Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều Dự án triển khai trên địa bàn với quy mô đáng kể.
Năm 2015 thực hiện thu hồi 14 dự án, quan trọng như: Dự án đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú; dự án khai thác mỏ đá Núi Chuông tại
xã Yên Lạc; dự án xây dựng công trình Trụ sở làm việc của chi cục Thuế huyện tại TT. Đu; dự án xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 272 Quang Sơn- Phú Đô- Núi Phấn, đoạn Km 12+264 đến Km 17+835 (tại xã Phú Đô) ; dự án khai thác mỏ chì kẽm Bo Cây xã Ôn Lương; dự án xây dựng khu dân cư Dương Tự Minh; dự án xây dựng nhà văn hóa xã Hợp Thành…
Năm 2016 thực hiện thu hồi được 7 dự án: Xây dựng bãi rác thải huyện tại xã Yên Lạc, xử lý điểm đen Km+900 đường Đu – Yên Lạc (tại xã Động Đạt); xây dựng khu dân cư Phân Bơi xã Yên Lạc; xây dựng bể nước sạch tại xóm Hoa 2 (xã Phấn Mễ); phục dựng nghi lễ rước nước, rước đất trong lễ hội đền Đuổm; quy hoạch khu trung tâm xã Động Đạt; mở rộng bắc khai trường giai đoạn 1- mỏ than Khánh Hòa đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75-Km100 theo hình thức BOT…
* Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng quy định.
Kết quả cấp và chỉnh lý giấy CNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân: - Kết quả cấp giấy CNQSDĐ lần đầu:
+ Tổng diện tích cần cấp: 29.084,60 ha + Diện tích đã cấp: 28.062,57 ha + Diện tích còn phải cấp: 1.022,02 ha
- Kết quả cấp đổi giấy CNQSDĐ theo bản đồ, địa chính, chính quy:Tính đến hết 31/12/2018 diện tích cấp đổi trên toàn huyện còn 6.757,06 ha.
- Kết quả cấp giấy CNQSDĐ cho tổ chức: Trên địa bàn huyện có 171 tổ chức sử dụng đất với diện tích 649,27 ha. Hầu hết trong số đó đã được cấp giấy CNQSDĐ, chỉ còn 09 tổ chức chưa được cấp.
- Công tác chỉnh lý giấy CNQSDĐ cho các hộ: Tính đến hết năm 2018 đã chỉnh lý được 1.039 hộ/1.257 hộ cần cấp, trong đó giấy chứng nhận quyền SD đất nông nghiệp chiếm đến 50%.
* Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện trên môi trường công nghệ hiện đại, khoa học thay thế cho phương thức quản lý truyền thống (quản lý trên giấy). Qua hệ thống việc quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên được thực hiện qua mạng máy tính sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đây là tiền đề quan trọng để hướng đến hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai hiện đại, minh bạch, phục vụ việc chia sẻ 5 thông tin nhanh cho các cơ quan nhà nước; đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin đất đai cho người dân và doanh nghiệp qua môi trường mạng máy tính.
* Quản lý tài chính về đất đai
Việc thực hiện các khoản thu liên quan đến đất đai đã được huyện căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của tỉnh để tổ chức thực hiện như khung giá đất trên địa bàn huyện Phú Lương hàng năm, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2017 trên địa bàn huyện đã thu được 251.860 triệu đồng thuế sử dụng đất nông nghiệp; 795 triệu đồng thuế nhà đất; 23.056 triệu đồng thu tiền sử dụng đất; 17.192 triệu đồng từ phí lệ phí trước bạ... Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Phòng Tài nguyên & Môi trường và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Phú Lương quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Năm 2018 vừa qua huyện Phú Lương, đã giải quyết 27 vụ vi phạm về đất đai trong đó có 9 vụ liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp. UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các xã để kịp thời giải quyết.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nữa thì cần sự quản lý, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo của các cấp quản lý (UBND huyện, UBND các xã, thị trấn…) trên địa bàn.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2018
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 35071,2 ha.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương Năm 2018 TT Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 35.071,2 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 29.814,2 85.01
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.953,5 34.08
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.139,8 14.65
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3.544,7 10.10
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.595,1 4.54
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.813,7 19.42
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17.058,0 48.63
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 15.557,5 44.36
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.500,6 4.27
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 801,7 2.28