Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên đến năm 2030​ (Trang 76 - 77)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất:

- Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại.

- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu).

- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.

* LUT 2 Lúa: Cần có nhiều chính sách đầu tư thích hợp, xây dựng kế hoạch

thâm canh lúa lai, bao thai có giá trị kinh tế cao. Mở rộng hệ thống kênh mương thủy lợi cho đồng ruộng để mở rộng diện tích LUT này từ LUT 1 lúa - 1 màu.

* LUT chuyên màu và cây công nghiệp hằng năm: gồm cây chè, ngô, rau

và khoai lang. Diện tích này trồng chủ yếu ở trên nương rẫy cần có những biện pháp giảm sự xói mòn khi gặp trời mưa và cũng cần có những giải pháp cải tạo đất cụ thể để trên một diện tích đất có thể sử dụng lâu dài. Tránh tình trạng người dân canh tác 1, 2 năm lại bỏ đất hoang.

* LUT cây ăn quả (cây cam, quýt): Mở rộng diện tích trồng lê, quýt tại các xã đang phát triển mạnh loại cây này. Đồng thời nhân rộng diện tích trồng lê trên toàn địa bàn huyện. Tổ chức hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cho người dân để thu lại lợi nhuận cao hơn. Cải tạo các vườn tạp để trồng cây ăn quả có giá trị theo định hướng. Cùng với đó nên phát triển thêm một số loại cây ăn quả khác như lê, chanh, hồng… Hiện đang được trồng nhỏ lẻ trong các vườn tạp của hộ gia đình phát triển mạnh như lê, quýt. Ngoài ra, với khu vực đất trồng cây ăn quả trong những năm đầu có thể kết hợp trồng xen các cây hằng năm như ngô, khoai lang để góp phần cải tạo đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên đến năm 2030​ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)