3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.6. Mối quan hệ giữa Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan đăng ký đất
đai và các cơ quan có liên quan
hợp với VPĐKQSDĐ cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức việc đăng ký biến động, chỉnh lý đồng bộ hồ sơ địa chính ở các cấp đối với trường hợp biến động đất đai nhưng chưa đăng ký biến động. VPĐKQSDĐ phải giữ mối liên hệ với các phòng ban trong cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp và các đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ hoạt động như cơ quan thuế, tài chính, cơ quan quản lý về xây dựng... để thực hiện tốt chức năng theo quy định (Quốc hội nước CHXH CNVN, 2003).
Tuy nhiên, sự phối hợp giữa VPĐKQSDĐ cấp tỉnh với VPĐKQSDĐ cấp huyện (hoặc phòng TNMT) còn lỏng lẻo, nhiều nơi còn lúng túng do chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cấp trong việc lập HSĐC ban đầu hoặc lập bổ sung HSĐC; giải quyết thủ tục chuyển quyền giữa cá nhân với tổ chức; việc tổ chức chỉnh lý biến động HSĐC chưa được thường xuyên, nguyên nhân do hệ thống hồ sơ địa chính được lưu ở 3 cấp, VPĐKQSDĐ cấp tỉnh chỉnh lý hệ thống hồ sơ gốc, VPĐKQSDĐ cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã chỉnh lý hệ thống hồ sơ do mình quản lý. Việc chỉnh lý biến động vào hệ thống hồ sơ địa chính không đồng bộ và kịp thời, do đó hệ thống HSĐC thiếu tính thống nhất.
Sự phối hợp hoạt động giữa VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và VPĐKQSDĐ cấp huyện thiếu chặt chẽ. VPĐKQSDĐ cấp tỉnh không thể hiện được vai trò tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra đối với các VPĐKQSDĐ cấp huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đăng ký, cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý HSĐC và thống kê, kiểm kê đất đai (do VPĐKQSDĐ ở cấp huyện trực thuộc cơ quan TNMT cấp huyện, không trực thuộc VPĐKQSDĐ cấp tỉnh); các VPĐKQSDĐ cấp huyện không trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ.
Hình 1.1. Vị trí của VPĐKQSDĐ trong hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam (theo quy định của Luật Đất đai 2003)
Nay, Luật Đất đai 2013 đã quy định thành lập hoặc tổ chức lại các VPĐKĐĐ trên cơ sở hợp nhất VPĐKQSDĐ trực thuộc Sở TNMT và các VPĐKQSDĐ trực thuộc Phòng TNMT hiện có ở địa phương, nhằm khắc phục các hạn chế của mô hình VPĐKQSDĐ hai cấp nêu trên (Quốc hội nước CHXH CNVN, 2013), tuy nhiên đến ngày 04/4/2015 mới có Thông tư hướng dẫn nên các tỉnh, thành phố đang triển khai thực hiện.
Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau: a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống
Chính phủ UBND cấp Tỉnh UBND cấp Huyện UBND cấp Xã Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện Cán bộ địa chính xã, phường, T.trấn
nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch; b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo; c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện quy định. (Điều 5, Thông tư liên tịch số 15, 2015).