Các mối đe dọa đến loài Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustal

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu​ (Trang 43 - 46)

Bourret,1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

- Mất sinh cảnh sống: Do ảnh hưởng của việc khai thác du lịch làm mất

đi sinh cảnh sống của loài Cá cóc tam đảo như việc khai thác các tuyến du lịch, và cáp treo… Hiện nay trên địa bàn VQG Tam Đảo rất nhiều các khe suối có khai thác du lịch, nhiều quán xá mọc lên ngay ở điểm vào suối để mua bán đồ ăn uống phục vụ các đoàn du lịch. Hàng ngày nhiều đoàn khách vào

9 19 40 Vị trí bắt gặp Cá cóc so với mặt nước >0,25m 0,25-0,30m <0,30m

nghỉ ngơi vui chơi, ăn uống ở các bãi tắm nhỏ trong các khe suối là môi trường sinh sống của Cá cóc xả rác ra môi trường sinh sống của loài Cá cóc.

Hình 4.8. Hoạt động du lịch gây tác động đến môi trường

Hoạt động phát triển du lịch gây nhiều tác động đến môi trường của vườn quốc gia nói chung cũng như tác động đến sinh cảnh sống của Cá cóc: Tuyến đường xuyên qua vườn quốc gia đã gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt tuyến đường này đi qua đầu nguồn của rất nhiều khe suối như suối Tây Thiên, suối chảy ra Tam Quan…

Hình 4.9. Hoạt động mở đường làm tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia

- Xâm lấn và chiếm dụng đất lâm nghiệp: Là hoạt động xảy ra khá phổ biến dọc theo vùng ranh giới VQG với vùng đệm, kể cả những nơi ranh giới đã được xác định. Tại những nơi dân còn ở lại hay nương rẫy của họ còn ở bên trong Vườn, họ thường xuyên đi lại để sản xuất và thu hoạch sản phẩm chè, cây công nghiệp v.v. Lấn đất rừng tại những nơi đó là hoạt động tinh vi, khó kiểm soát.

- Săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép sản phẩm các loài hoang dã và khai thác nguồn tài nguyên phi gỗ (củi, dược liệu,...): Đây là áp lực xẩy ra thường xuyên và khắp các vùng ở trong và xung quanh VQG.

H

Hình 4.10. Ảnh người dân vào khai thác củi và lâm sản ngoài gỗ

- Một số loài bò sát ếch nhái bị săn bắt, sử dụng và buôn bán tương đối phổ biến bao gồm: Tắc kè, Rắn ráo thường, Rắn sọc dưa, Rắn hổ mang, Rùa đất spengle, Rùa sa nhân và Cá cóc tam đảo.

Hình 4.11. Ảnh buôn bán Cá cóc làm thuốc

(Nguồn: Nguyễn Xuân Tân)

- Tác động của du lịch và thiếu sự quản lý phát triển du lịch sinh thái bền vững giữa các bên liên quan: Thị trấn Tam Đảo là trung tâm du lịch nghỉ ngơi được xây dựng lâu đời, do địa phương quản lý nhưng nằm ngay trong VQG, bên cạnh Tam Đảo là các khu du lịch khác như Tây Thiên,… Trong nhiều năm qua tại các điểm du lịch này cũng là nơi xẩy ra các hoạt động săn bắt và buôn bán Cá cóc cũng như một số loài động, thực vật khác.

- Nhận thức về bảo tồn và đa dạng sinh học của các cộng đồng địa phương nói chung và loài Cá cóc tam đảo nói riêng, đặc biệt là các cộng đồng

người dân tộc thiểu số bị hạn chế: Các hoạt động khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên trước hết là do đời sống và phong tục tập quán lạc hậu của người dân ở địa phương, song bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết về bảo tồn của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số chiếm 30% số dân vùng đệm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

- Sử dụng kích điện để đánh bắt cá: Trong quá trình điều tra, bắt gặp người dân tại xã Ninh Lai và Sơn Sơn Dương vào KVNC để khai thác nguồn tài nguyên như đánh bắt cá, người dân dùng kích điện để bắt cá. Hoạt động này làm ảnh hưởng mạnh đến nguồn tài nguyên dưới nước đặc biệt là tôm, cá… Cá cóc cũng là loài động vật nằm dưới nước nên chịu sự ảnh hưởng rất lớn, kích điện không chỉ huỷ diệt và làm cạt kiệt nguồn tôm, cá mà còn có thể làm cho các loài cá cóc sinh sống ở vùng này biến mất theo như lời người dân ở KVNC.

Hình 4.12. Hoạt động dùng kích điện đánh bắt cá của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)