Xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn Cá cóc tam đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu​ (Trang 46 - 88)

(Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Theo ước tính hiện nay có gần 1.556 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc có thể gần tuyệt chủng cần được bảo vệ. Có đến gần 1/2 sinh vật trên trái đất cư trú và sinh trưởng ở những khu rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, hàng năm diện tích rừng nhiệt đới dần bị thu hẹp đến hàng trăm nghìn héc-ta và nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Do đó, việc bảo vệ động vật hoang dã là vấn đề cấp bách hiện nay. Sự biến mất của một số loài động vật hoang dã không chỉ do môi trường sống bị phá hủy mà còn do con người trực tiếp gây ra. Hoạt động

săn bẫy thú rừng làm cho số lượng động vật hoang dã bị giảm nhanh chóng. Bảo vệ động vật hoang dã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường sống trong lành, mang giá trị kinh tế, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện phát triển ngành y học.

Ngày nay khi tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày càng nhanh, nhu cầu thực phẩm ngày càng cao dẫn đến các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt. Các cá nhân, tổ chức đang có xu hướng tập khai thác các nguồn tài nguyên, làm giàu từ nguồn tài nguyên, cũng như dựa vào nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cũng như một số hoạt động khác. Nhưng các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, thiếu những quy hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể; cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.

Căn cứ vào mật độ, phân bố, số lượng cá thể qua điều tra thống kê và phỏng vấn cho thấy số lượng Cá cóc tam đảo phân bố chủ yếu ở các khu vực ít bị tác động như khu vực Vĩnh Phúc và Tuyên Quang chính vì thế đưa ra một số giải pháp bảo tồn như sau:

- Giải pháp về quản lý:

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói chung và loài cá cóc nói riêng của cán bộ cấp quản lý cũng như lục lượng kiểm lâm; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đặc biệt là loài cá cóc.

Tăng cường tuần tra, giám sát nhằm giảm bớt các áp lực đe dọa đối với quần thể Cá cóc Tam Đảo trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, Vườn Quốc gia Tam Đảo đặc biệt là vào mùa lễ hội và du lịch.

Hạn chế tối đa các hoạt động du lịch xung quanh các suối còn phân bố của Cá cóc tam đảo khu vực Tây Thiên. Tăng cường lực lượng cán bộ quản lý.

Tăng cường hoạt động truy quét, xử lý kiên quyết nạn khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên nói chung và nạn khai thác động vật rừng nói riêng và đặc biệt là loài Cá cóc, nhanh chóng lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực quản lý tài nguyên trên địa phận VQG.

+ Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép nói chung và buôn bán Cá cóc nói riêng. Xóa bỏ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

+ Có biện pháp răn đe hiệu quả: Trừng trị thích đáng đối tượng vi phạm vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nhằm răn đe hiệu quả những đối tượng khác.

+ Nghiêm cấm buôn bán các loài động vật hoang dã nói chung và buôn bán Cá cóc nói riêng

- Giải pháp kinh tế

Vườn Quốc gia cần đầu tư vốn để nâng cao công tác bảo vệ và bảo tồn loài Cá cóc tam đảo.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và dụng cụ quan sát, điều tra phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn.

Tạo sinh kế cho người dân địa phương sống xung quanh Vườn Quốc gia. Ví dụ trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

- Giải pháp về pháp luật

Để đạt được hiệu quả, mục tiêu bảo tồn và bảo vệ Cá cóc trước hết các cán bộ Vườn Quốc gia phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế tối đa việc đánh bắt Cá cóc tam đảo vì mục đích thương mại. Tịch thu các tang vật có liên quan tới các hoạt động đánh bắt, đồng thời sử phạt nghiêm minh đối với các hoạt động săn bắt, mua bán trái phép.

- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân

cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển loài cá cóc Tam Đảo; Tuyên truyền để người dân thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, cũng như thấy được tầm quan trọng của đa dạng sinh học để người dân hiểu rõ được vì sao phải bảo vệ loài Cá cóc tam đảo này. Từ đó tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng như bảo vệ, quản lý Cá cóc tam đảo cho người dân địa phương.

Xây dựng các chương trình về thông tin giáo dục truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển loài Cá cóc tam đảo. Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin.

Vận động các hộ dân trong rừng và gần rừng cam kết bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên rừng cũng như bảo vệ Cá cóc tam đảo.

Cộng đồng dân cư trong khu vực chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ là một trong những thành phần quan trọng có ảnh hưởng đến sự biến động của tài nguyên rừng và ĐDSH. Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối đời sống sinh hoạt của người dân. Vì thế, để làm tốt công tác bảo tồn ĐDSH việc phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập thay thế, ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu vực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên rừng là hết sức cần thiết.

- Giải pháp nghiên cứu khoa học:

Tiến hành giám sát lặp lại cho loài để hiểu rõ hơn về sinh thái, tập tính, nguồn thức ăn… nhằm đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường sống của loài. Trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu càng đặc biệt phải hiểu rõ hơn về loài để từ đó phát triển và bảo tồn loài cá cóc được hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Trong nghiên cứu này 6 tuyến điều tra bắt gặp Cá cóc tam đảo với 68 cá thể, trong đó tuyến số 14 ghi nhận nhiều nhất với 33 cá thể, tiếp đến tuyến 1 với 19 cá thể, thuộc khu vực Tây thiên tỉnh Vĩnh Phúc, tuyến số 7 ghi nhận 5 cá thể thuộc khu vực Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, 2 tuyến ghi nhận 4 cá thể gồm tuyến số 2 và tuyến số13.

- Mật độ trung bình trên toàn khu vực điều tra: Ptb=3,35 (cá thể/ha). Mật độ quần thể trên toàn khu vực điều tra: Dtb=2,38 cá thể/ha. Hiệu suất tìm kiếm trung bình tại khu vực nghiên cứu Xtb= 0,022 cá thể/giờ. Cá cóc phân bố chủ yếu từ độ cao từ 200-400m so với mực nước biển, tiếp đến là đai độ cao từ 0-200m.

- Các mối đe dọa đến loài Cá cóc tam đảo được ghi nhận gồm có: Mất sinh cảnh sống, săn bắt, buôn bán, nhận thức của người dân địa phương đến bảo tồn.

- Có 05 nhóm giải pháp bảo tồn và quản lý Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934), gồm: Giải pháp về quản lý; Giải pháp kinh tế; Giải pháp về pháp luật; Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và Giải pháp nghiên cứu khoa học.

- Trong nghiên cứu này, khu vực Tây Thiên bắt gặp số lượng cá thể nhiều nhất, chất lượng sinh cảnh tốt và các tác động của người dân đến khu vực ít hơn so với các khu vực như Tuyên Quang và Thái Nguyên. Vì vậy, khu vực này được ưu tiên cho bảo tồn.

2. Kiến nghị

Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn, trình độ chuyên môn chưa sâu về lĩnh vưck nghiên cứu nên tôi có một số kiến nghị như sau:

tam đảo tại khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu về đánh giá hiện trạng và giám sát quần thể Cá cóc tam đảo ở khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu nhân nuôi và tái thả lại tự nhiên.

- Xây dựng các trương trình về thông tin giáo dục truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển loài Cá cóc tam đảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I - Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Bour R., Ohler A., Dubois A (2009), The onomatophores of Paramesotriton deloustali (Bourret, 1934) (the seven errors game).

ISSCA.Alytes26 (2009) (1-4): 153-166.

3. Bain, R.H. & Hurley, M.M. (2011), A biogeographic synthesis of the

amphibians and reptiles of Indochina, Bulletin of the American museum of Natural history, 360,1-138.

4. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2019), Nghị Định 06/2019/NĐCP Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

5. Hồ Thu Cúc, Nikolai Orlov, Army Lathrop (2000), Góp phần nghiên cứu khu hệ Bò sát, Ếch nhái VQG Tam Đảo, Hội thảo đa dạng sinh học

VQG Tam Đảo. 16tr.

6. Dự án Quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm (2004), Báo cáo

khảo sát và tập huấn giám sát các loài bò sát và ếch nhái quan trọng ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

7. Forst, D.R. (22-10-2020), Amphibian Species of the World: an Online Reference Version 6.0 Electronic Database accessible at http://reseach.amnh.org/vz/hepetology/amphibian/, American Museum of Natural History, New York, USA.

8. An Thị Hằng (2011), Nghiên cứu phân loại các loài thuộc Họ Cá cóc Salamandridae ở Việt Nam. Trương Đai hoc Sư phạm Hà Nội 2.

9. IUCN (2020), The IUCN Red List of Threatened Species, Version

10. Lê Vũ Khối (2008), Động vật học có xương sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

11. Lê Nguyên Ngật, Đoàn Thị Phương Ly (2000), Dẫn liệu bổ sung về một số đặc điểm sinh học sinh thái của loài cá cóc bụng hoa trong điều kiện nuôi, Tạp chí Sinh học.

12. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2000), Về thành phần loài của 2

lớp Ếch nhái (Amphibia) và Bò sát (Reptilia) ở Tam Đảo, Hội thảo đa dạng sinh học VGQ Tam Đảo, trang 16.

13. Phạm Nhật và CS (2003), Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. SPAM / WWF - Indochina, Nhà XB Giao thông vận tải.

14. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng Việt Nam, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Nội, trang 39 - 42.

15. Quyết định 136 - TTg - phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo.

16. Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Hồ Thu Cúc (1994), Hiện trạng ếch nhái của rừng Tam Đảo, Thông báo khoa học của các trường đại

học, Chuyên đề Sinh học Nông Nghiệp. Tr 20 - 25.

17. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Nghiên cứu sinh thái học Cả

cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) nhằm bảo vệ và phát triển loài đặc hữu của Việt Nam, Báo cáo đề tài KT 02.08: 22tr.

18. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh

lục Bò sát Ếch nhái Việt Nam, 180tr.

19. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2009),

Herpetofauna of Vietnam. Published Franfurt, 768tr.

20. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Trọng Đạt (2003), Bò sát và Lưỡng cư VQG Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp. 121tr.

tác bảo tồn Bò sát và ếch nhái ở một số KBTTN ở Việt Nam, Bản tin của Bộ NN và TPNP số 3.

22. Nguyễn Văn Sáng, Trần Kiện (1975), Bò sát và ếch nhái miền Bắc Việt Nam, Báo cáo KH 60 tr.

23. Nguyễn Văn Sáng, Trương Văn La, Lê Xuân Huệ (1997), Bảo cáo Đánh giá hiện trạng nguồn lợi động vật VQG Tam Đảo: 55tr.

24. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981), Báo cáo kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam.

25. Đào Văn Tiến (1978), Về định loại ếch nhái Việt Nam, Tạp chí Sinh vật - Địa học, XV (2), tr. 33 - 40.

26. Nguyễn Quảng Trường (2000), Báo cáo Nghiên cứu phân bố, đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng loài Cả cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali), 17tr. 20. WAR.

27. Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thị Loan, Lê Khắc Quyết, Nguyễn Thiên Tạo (2009), Quan hệ di truyền và định loại các loài thuộc họ cá cóc Salamandridea (Amphibia: Caudata) ở Việt Nam,

Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3): 325-333, 2009.

28. Lưu Quang Vinh (2017), Cập nhật thành phần loài bò sát và lưỡng cư

tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Tạp

chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 3-2017.

29. Wildlife at Risk (2005), Nhận dạng một số loài bò sát - Ếch nhái ở Việt Nam, Nxb NN, Tp HCM. 100tr.

30. Zhang P., Papenfuss T.J., Wake M.H., Qu L., Wake A.B (2008),

Phylogeny and biogeography of the family Salamandridae (Amphibia: Caudata) inferred from complete mitochondrial genomes, Molecular Phylogenetics and Evolution 49 (2008): 586-597.

1. http://tamdaonp.com.vn/, (19/03/2019). 2. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=6347, (05/05/2019). 3. https://sonduong.gov.vn/DetailView/401/25/Gioi-thieu-chung.html/, (05/05/2019). 4. https://tamdaoblog.wordpress.com/, (05/05/2019). 5. https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/phat-hien-them-mot-loai-ca-coc-o- viet nam-11620.html, (09/05/2014).

PHỤ LỤC I. Phụ lục hình ảnh

II. Phụ lục số liệu

2.1. Phụ lục số liệu thô

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁ CÓC TAM ĐẢO THEO TUYẾN

Tuyến số: 1 Khu vực điều tra: Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Tọa độ điểm đầu: 563382/2376365 Tọa độ điểm cuối: 558633/2373728 Sinh cảnh chủ yếu: Khe suối

Ngày điều tra: 13/05/2020 Thời tiết: Nắng

Người điều tra: Nguyễn Xuân Tân, Hà Văn Ngoạn+ Kiểm Lâm Thời gian bắt đầu: 7h00 Thời gian kết thúc: 15h00 Thời gian Tọa độ Độ cao(m) Số lượng cá cóc Tam Đảo Tuổi cóc Vị trí cá cóc khi quan sát Đặc điểm sinh cảnh 9h00 563164 2375961 393 1 Nằm dưới đáy khe suối Khe suối, ở những vũng nước sâu 9h25 563178 2375947 356 3 nt nt 9h25 563178 2375947 366 1 nt nt 9h33 563127 2375433 306 6 nt nt 9h37 563115 317 4 nt nt

Thời gian Tọa độ Độ cao(m) Số lượng cá cóc Tam Đảo Tuổi cóc Vị trí cá cóc khi quan sát Đặc điểm sinh cảnh 2375929 9h45 563090 2375905 321 2 nt nt 9h50 563079 2375862 286 1 nt nt 10h06 562741 2375764 279 1 nt nt

PHIẾU ĐIỀU TRA PHÂN BỐ CÁ CÓC TAM ĐẢO NGOÀI TỰ NHIÊN

Tuyến số: 1 Khu vực điều tra: Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Tọa độ điểm đầu: 563382/2376365 Tọa độ điểm cuối: 558633/2373728 Sinh cảnh chủ yếu: Khe suối

Ngày điều tra: 13/05/2020 Thời tiết: Nắng

Người điều tra: Nguyễn Xuân Tân, Hà Văn Ngoạn + Kiểm Lâm Thời gian bắt đầu: 7h00 Thời gian kết thúc: 15h00 Khoảng cách 0- 200m 200- 400m 400- 600m 600- 800m 800- 1000m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu​ (Trang 46 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)