CÔNG TÁC THI CÔNG CẮM BẤC THẤM: 1.Khái quát về công việc:

Một phần của tài liệu TM BPTC QL21B (Trang 39 - 42)

1. Khái quát về công việc:

Hạng mục này bao gồm công việc cung cấp vật liệu nhân công và máy móc để xây dựng bấc thấm trong phạm vi được thiết kế như một phần của nền đường, trong phạm vi xử lý nền đất yếu.

2. Khối lượng công việc:

Cung cấp vật tư, thiết bị máy móc đồng bộ để thi công 381.994 (m) bấc thấm.

3. Tổ chức thi công:

Tiến hành thi công bấc thấm theo 4 mũi. Máy móc thiết bi chủ yếu của một mũi bao gồm

+ Máy cắm bấc thấm: 01 máy; + Máy toàn đạc điện tử: 01 cái; + Máy thủy bình; 01 cái;

3.1. Yêu cầu kỹ thuật của vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị đưa vào thi công

3.1.1. Vật liệu bấc thấm:

Bấc thấm (PVD) phải có hai bộ phận - lõi và vỏ lọc. Vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt phải vừa có hệ số thấm cao hơn hệ số thấm của đất kề nó 3- 10 lần, nhưng vẫn ngăn được các hạt nhỏ chui qua.

Vỏ và lõi của bấc thấm phải đảm bảo không bị vỡ khi chịu ứng suất trong quá trình vận chuyển và đặt thiết bị.

Bấc thấm phải đạt các chỉ tiêu cơ lý sau:

- Cường độ chịu kéo (cặp hết chiều rộng bấc thấm): ≥ 1,6kN; - Độ dãn dài (cặp hết chiều rộng bấc thấm): ≥ 20%;

- Khả năng thoát nước với áp lực 10 kN/m2 với gradien thủy lực I=0,5 là (80- 140)x10-6 m3/s;

- Khả năng thoát nước với áp lực 400 kN/m2 với gradien thủy lực I=0,5 là (60- 80)x10-6 m3/s;

- Bề rộng của bấc thấm: 100 mm ± 0.05 mm. 3.1.2. Thiết bị thi công:

Thiết bị thi công bấc thấm phải có các đặc trưng kỹ thuật sau:

Trục tâm để lắp đặt bấc thấm có tiết diện 60mm x 120 mm, dọc trục có vạch chia đến cm để theo dừi chiều sâu ấn bấc và phải có dây dọi hoặc thiết bị con lắc để thường xuyên kiểm tra được độ thẳng đứng.

- Máy phải có lực ấn đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế. - Tốc độ ấn lớn nhất 65m/phút;

- Tốc độ kéo lên lớn nhất 105m/phút.

- Chiều sâu lớn nhất: đạt được độ sâu đặt bấc thấm theo yêu cầu thiết kế.

- Máy phải bảo đảm vững chắc, ổn định khi làm việc trong mọi điều kiện có thể. - Máy phải có đủ bộ phận, thiết bị điều chỉnh tốc độ ấn bấc và rút cọc tiêm lên mà không làm tổn hại tới đất tự nhiên và với bấc thấm.

3.2. Trình tự thi công:

Nhà thầu phải thiết kế trước sơ đồ di chuyển làm việc của máy ấn bấc thấm trên mặt bằng của tầng đệm cát theo nguyên tắc:

- Khi di chuyển, máy không được đè lên những bấc thấm đó thi công. - Hành trình di chuyển của máy là ít nhất.

- Trước khi thi công chính thức, đơn vị thi công phải tổ chức thi công thí điểm trên một phạm vi đủ để máy di chuyển 2 - 3 lần khi thực hiện các thao tác ấn bấc thấm. Việc thí điểm phải có sự chứng kiến của Tư vấn giám sát và trong quá trình thí điểm phải có theo dõi, kiểm tra trong đó chú ý kiểm tra mỗi thao tác thi công và mức độ chính xác của việc ấn bấc thấm (độ thẳng đứng, vị trí trên mặt bằng và độ sâu).

- Thi công thí điểm đạt yêu cầu theo thiết kế thì mới được phép tiến hành thi công đại trà.

Các bước thi công chính sẽ như sau:

- Định vị tất cả các điểm sẽ phải cắm bấc thấm bằng các máy đo đạc thông thường theo hàng dọc và hàng ngang đúng với đồ án thiết kế, đánh dấu vị trí định vị.

- Đưa máy ấn bấc thấm vào vị trí theo đúng hành trình đã được vạch ra ở sơ đồ di chuyển làm việc nói trên. Xác định vạch xuất phát trên trục tâm theo dây dọi treo hoặc thiết bị con lắc đặt trên giá.

- Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc. - Gắn đầu neo vào bấc thấm với chiều dài bấc được gấp lại tối thiểu là 30cm và được ghim bằng ghim thép.

- Ấn trục tâm đó được lắp bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều trong phạm vi 0,15 – 0,6m/giây. Sau khi cắm bấc thấm xong, kéo trục tâm lên (lúc này đầu neo sẽ giữ bấc thấm lại trong đất); khi trục tâm được kéo lên hết, dùng kéo cắt đứt bấc thấm sao cho còn lại 20cm đầu bấc nhô lên trên lớp đệm và di chuyển sang vị trí tiếp theo.

3.3. Các vấn đề cần lưu ý trước và trong quá trình thi công

3.3.1. Trước khi thi công

- Trước khi thi công Nhà thầu phải lấy mẫu vật liệu, thí nghiệm theo các yêu cầu kỹ thuật ở Điểm 2 đối với vật liệu dự kiến sử dụng, lập hồ sơ và trình TVGS xem xét chấp thuận. Chỉ sau khi có sự chấp thuận chính thức bằng văn bản của TVGS, thì mới được đưa vật liệu vào công trình để sử dụng.

- Phải ghi lại chiều dài mỗi cuộn bấc và quan sát xem bấc có bị gẫy lõi không. Kiểm tra kích thước các đầu neo, ghim thép và các thao tác thử dụng cụ ghim thép (mỗi ca máy kiểm tra một lần).

- Máy móc thiết bị và qui trình thi công: Máy ấn bấc thấm phải được thao tác thử và xác định góc quay, tầm với khi thi công và được kiểm tra năng lực máy móc đảm bảo có thể thi công đến chiều sâu thiết kế và đảm bảo các yêu cầu như ở Điểm 3.1.

3.3.2. Trong quá trình thi công

Trong quá trình thi công nhà thầu phải có biện pháp kiểm soát chiều dài bấc thấm, vị trí cắm bấc thấm.

- Vị trí đặt bấc thấm không được sai với thiết kế quá 15 cm.

- Phương thẳng đứng của bấc thấm : kiểm tra phương thẳng đứng của trục tâm so với dây dọi. Sai số cho phép theo phương thẳng đứng của trục là 5cm/1m.

3.4. Kiểm tra và nghiệm thu:

- Kiểm tra vị trí thi công và vị trí bấc thấm phù hợp với hồ sơ thiết kế. - Kiểm tra số lượng bấc thấm trên mặt bằng.

- Khi kết thúc một phân đoạn xử lý nền đất yếu như trong hồ sơ thiết kế, Nhà thầu nộp ngay báo cáo thi công với những thông tin sau:

- Vị trí thi công (sai số với vị trí thiết kế không đước quá 15cm); - Số lượng bấc thấm được thi công (đếm trên mặt bằng thi công); - Vị trí của bấc thấm và chiều dài bấc thấm;

- Số liệu được in từ thiết bị thi công bấc thấm;

Ngoài ra, tất cả những sự cố gặp phải trong thi công đều phải được báo cáo.

Một phần của tài liệu TM BPTC QL21B (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w