THI CÔNG CỐNG TRÒN BTCT CÁC LOẠI (D400, D600, D800, D1000):

Một phần của tài liệu TM BPTC QL21B (Trang 49 - 51)

(D400, D600, D800, D1000):

II.1. Kiểm tra chất lượng ống cống, đế cống trước khi lắp đặt.

Ống cống BTCT được đúc tại công trường hoặc được nhà thầu thi công đặt mua tại các cơ sở sản xuất uy tín trong tỉnh hay ở các địa bàn lân cận.

Chất lượng ống cống thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 9113 – 2012. Các loại ống cống đảm bảo đúng tương ứng với bản vẽ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công về chủng loại, kích cỡ.

Tiến hành thí nghiệm ép 3 cạnh (theo AASHTO T280) với tải trọng cực hạn để xác định khả năng chịu lực của ống cống khi có yêu cầu của Chủ đầu tư và Kỹ sư TVGS và phải thực hiện ít nhất bằng 3% số ống cống đã đúc.

Các dụng cụ thí nghiệm nhà thầu đều chuẩn bị sẵn sàng để khi có yêu cầu thì ngay lập tức tiến hành thí nghiệm.

Phải kiểm tra bề mặt của bê tông ống cống và lập các biên bản nghiệm thu ống cống để xác định được.

a/ Sự thực hiện công tác ẩn dấu (gia công lắp đặt cốt thép, chất lượng cốt thép, vị trí cốt thép, chiều dày tầng phủ ...) phù hợp với yêu cầu thiết kế của công tác đó.

b/ Chất lượng của vật liệu dùng cho bê tông theo các tài liệu thí nghiệm các loại vật liệu đó phù hợp với yêu cầu thiết kế.

c/ Chất lượng bê tông về phương diện cường độ và các chỉ tiêu khác theo kết quả các mẫu kiểm tra.

d/ Độ chính xác của các kích thước hình học của các ống cống so với thiết kế, chất lượng của bề mặt bê tông theo số liệu qua sát và kiểm tra các kích thước tại chỗ.

e/ Đặc tính chống thấm của bê tông ống cống.

Các thông số sau được ghi rõ trên mỗi ống cống đúc sẵn : - Loại ống cống và đường kính trong.

- Ngày đúc.

- Tên hoặc nhãn hiệu của chủ xưởng sản xuất. - Số lô của sản phẩm.

- Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm.

- Tên và ký hiệu bản vẽ điển hình các cấu kiện cống tròn áp dụng .

Về chất lượng vật liệu, tiến trình sản xuất và những ống cống thành phẩm được kiểm tra thí nghiệm và phải có đầy đủ các phiếu kiểm tra, chứng chỉ được chấp thuận tại chỗ ở xưởng sản xuất. Nhà thầu sẽ có bản kế hoạch và những thu xếp cần thiết để bố trí tại khu vực riêng tất cả những ống cống chờ được Kỹ sư TVGS chấp thuận.

Khi được sự đồng ý của Kỹ Sư TVGS và Chủ đầu tư mới được đưa ống cống vào sử dụng.

Việc nâng hạ ống cống lên và xuống các phương tiện vận chuyển được thực hiện bằng cần cẩu để hạn chế tối đa và hầu như không để xẩy ra các động tác va đập mạnh gây ra các vết nứt trên thân cống, miệng cống.

II.2 Trình tự thi công lắp đặt :

- Định vị phạm vi thi công.

- Đào hố móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Thi công lớp đệm móng cống (bê tông lót, đá dăm đệm)

- Thi công đúc các đế cống và lắp đặt đế cống vào hố móng đã được Tư vấn giám sát nghiệm thu và cho chuyển bước thi công.

- Thi công lắp đặt đốt cống vào móng cống đã được Tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu.

- Thi công mối nối cống và làm lớp phòng nước theo đúng quy định kỹ thuật. - Thi công các kết cấu hố ga thu và ga thăm.

- Hoàn thiện cống và nghiệm thu.

a. Định vị phạm vi thi công :

Định vị chính xác vị trí xây dựng cống: bằng máy cao đạc, chuyển sang các mốc phụ ở hai đầu cống để tiện cho việc thi công cũng như kiểm tra.

b. Đào móng cống :

+ Đào móng cống bằng máy xúc và thủ công đến cao độ thiết kế. Hố móng được đào rộng ra mỗi bên 50cm để lấy diện thi công. Hố móng phải đảm bảo đúng cao độ, đúng hướng, đảm bảo đúng tim cống, độ dốc dọc của cống.

+ San sửa hoàn thiện hố móng bằng thủ công.

+ Sau khi đã đào móng cống đến cao độ thiết kế tiến hành kiểm tra tình trạng địa chất hố móng cùng Kỹ sư Tư vấn giám sát để kết luận cao độ đáy móng trên thực tế, có nên đào tiếp nữa hay tiến hành đặt cao độ móng cống tại đây.

Sau khi đã kiểm tra xong cùng Tư vấn giám sát, nhà thầu sẽ cho đầm lại hố móng bằng đầm cóc đến độ chặt K95 theo quy định.

c. Lắp đặt đế cống, ống cống :

+ Vận chuyển đế cống, ống cống đã được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận cho thi công đưa đến vị trí lắp đặt.

Khi đáy móng được Tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu và cho chuyển bước thi công, nhà thầu tiến hành lắp đặt đế cống vào đúng vị trí bằng cần cẩu (hoặc máy xúc) kết hợp nhân công để chỉnh sửa và kê chèn đế cống đảm bảo độ dốc, hướng và tim cống phù hợp thiết kế.

Việc hạ ống cống vào vị trí lắp đặt chỉ được thực hiện khi được phép của Kỹ sư TVGS và Chủ đầu tư. Quá trình hạ chỉnh ống cống bằng cẩu vào vị trí, có kết hợp với máy cao đạc và máy kinh vĩ để đảm bảo độ chính xác và kích thước hình học, độ dốc dọc,....theo yêu cầu.

+ Sau khi hạ chỉnh ống cống hoàn thiện, được Chủ đầu tư cùng Tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu, Nhà thầu tiến hành công tác làm mối nối và lớp phòng nước.

Thi công mối nối ống cống bằng sợi gai tẩm nhựa, sơn bi tum, bi tum nóng và vữa XM M150.

+ Sau khi thi công hoàn chỉnh mối nối và lớp phòng nước, được sự đồng ý của Tư vấn giám sát nhà thầu tiến hành đắp đất chèn móng cống và đắp đất mang cống. Đất được đắp xung quanh cống thành từng lớp có chiều dày 20 - 25 cm sau đó dùng đầm cóc đầm chặt đến K> 0,95.

Một phần của tài liệu TM BPTC QL21B (Trang 49 - 51)