ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI TRON GU NHÚ

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, điều trị u nhú thanh quản người lớn tại viện tai mũi họng trung ương (Trang 56 - 58)

THANH QUẢN NGƯỜI LỚN.

4.1.1. Đặc điểm nhúm bệnh nhõn nghiên c u

4.1.1.1. Tuổi và giới tính * Tuổi mắc bệnh:

Tuổi mắc bệnh ở đây là tuổi lần đầu tiên được chẩn đoán là bệnh UNTQ. Yếu tổ vể tuổi thường được đề cập trong một số nghiên cứu như là một yếu tố nguy cơ của bệnh UNTQ.

Qua nghiên cứu 32 BN, chúng tôi thấy tuổi mắc bệnh lần đầu gặp từ 15 đến 70 tuổi; thường gặp độ tuổi trung niên từ 36 – 45 tuổi 11/32 BN (43,75%) và từ 46- 55 tuổi 9/32 BN (28,12%); tuổi trung bình mắc bệnh là 44,5 tuổi.

Theo Derkay .C.S, UNTQ có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ 1 ngày tuổi đến người già 84 tuổi [28].

Theo báo cáo về dịch tễ học của Copez Amdo M và cộng sự trường đại học Tây Ban Nha thấy rằng tuổi bắt đầu phát bệnh UNTQ người lớn là 45 tuổi trong đó lớn tuổi nhất là 76 và nhỏ tuổi nhất là 20.

Theo Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Ngọc Dung [9], tuổi trung bình mắc bệnh UNTQ ở người lớn là 45.

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt không đáng kể so với các tác giả khác.

* Giới tính:

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy bệnh nhân nam gặp nhiều hơn bệnh nhân nữ; tỷ lệ nam /nữ là 25/7 (3,5:1). Sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê với p 0,05.

Tỷ lệ nam/nữ trong một số nghiên cứu khác như của Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Ngọc Dung [9] là 29/21 (1,3:1); của Nguyễn Thị Minh Tâm [14] là 28/17 (2,2 : 1). Như vậy, trong UNTQ người lớn số BN nam trong gặp nhiều hơn nữ, có thể do nam giới phải là những công việc nặng đồng thời có những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu....Đây cũng chính là nguy cơ gây ung thư thanh quản ở nam giới.

Yếu tố về giới từ lõu đó được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đa số cho thấy tỷ lệ nam : nữ mắc bệnh đối với UNTQ người lớn là 4: 1; còn với UNTQ trẻ em tỷ lệ này là ngang nhau [7],[21].

4.1.1.2. Yếu tố địa dư

Bệnh nhân UNTQ trong nghiên cứu có sự chệnh lệch rõ rệt về sự phân bố bệnh theo địa dư. Nhóm BN sống ở nông thôn 65,62% cao hơn nhóm BN sống ở thành thị 34,38%.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Shirley Pignatari [48]. Điều này có thể cho thấy điều kiện sinh hoạt, sự kém hiểu biết về bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường không được tốt; thiếu cán bộ y tế và trang thiết bị kỹ thuật...làm cho BN thường đến khám chữa bệnh ở giai đoạn nặng của bệnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng BN và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Như vậy, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cũng có những tác động nhất định với tỷ lệ mắc bệnh và tình trạng của bệnh UNTQ. Nhiều tác

giả cho rằng, điều kiện kinh tế xã hội thấp sẽ làm tăng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung và bệnh UNTQ nói riêng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, điều trị u nhú thanh quản người lớn tại viện tai mũi họng trung ương (Trang 56 - 58)