Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bắc ninh​ (Trang 55 - 57)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.7.5. Giải pháp về kỹ thuật

Sử dụng các chế phẩm sinh học để quá trình phân hủy kị khí của vi sinh vật diễn ra hiệu quả, sinh ra nhiều khí đốt hơn. Ngoài ra, về vận hành các hầm Biogas sau khoảng 3 năm hoạt động thường sinh váng cần tháo nắp để lấy váng, phá váng định kỳ đồng thời cũng định kỳ nạo vét hầm Biogas, dọn sạch sẽ rồi mới nạp nguyên liệu đầu vào.

Xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau Biogas bằng công nghệ như:

Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải

Là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước vi sinh vật dính trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó.

Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau. Nếu vật liệu lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 0,6 - 1cm. Bể lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng hạt tròn. Nước thải được phân phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối.

Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo có thể có dạng tròn, vuông, hoặc nhiều dạng khác với chiều cao biến đổi từ 1 - 4m. Ba loại vật liệu bằng chất dẻo thường dùng là: vật liệu với dòng chảy đứng, vật liệu với dòng chảy ngang, vật liệu đa dạng.

Chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi quần thể sinh vật dính kết hợp trên vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp thụ vào màng vi sinh vật dày 0.1-0.2mm và bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật trưởng thành và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kị khí được hình thành ngay sát bề mặt vặt liệu lọc. Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hóa chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả là vi sinh vật ở đây bị phân hủy nội bào, không có khả năng dính bám lên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi.

Phương pháp sục khí luân phiên (Intermittent Aeration methods)

Là một dạng công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính theo mẻ. Thiết bị giống quá trình bùn hoạt tính, tuy nhiên chế độ sục khí không liên tục mà theo chu kỳ, bao gồm các chu trình sục khí (hiếu khí)/ngừng sục khí (thiếu khí) luân phiên nhau. Hệ thống sục khí luân phiên là hệ thống được áp dụng để xử lý nước thải chứa chất hữu cơ và Nitơ cao mà không cần phải bổ sung cơ chất cho quá trình khử nitrat.

Xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau Biogas bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt

Nước thải từ hệ thống bể Biogas được tách ra một phần (3 - 5 m3/ngày) đưa về bể thu gom kết hợp bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng, thời gian lưu nước tại ngăn thiếu khí khoảng 4 giờ. Nước sau bể này được bơm lên bể lọc sinh học nhỏ giọt, diện tích bể lọc 1m2; Nước sau lọc sinh học nhỏ giọt được tuần hoàn khoảng 20 - 30% lưu lượng về bể lắng. Nước thải còn lại sau lọc sinh học nhỏ giọt tự chảy sang ao sinh học dạng tùy tiện và được xử lý bởi các quá trình thủy sinh học tự nhiên (thời gian lưu nước khoảng 10 ngày).

Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ hệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau Biogas bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bắc ninh​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)