Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động củaVăn phòng đăng ký đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức (Trang 31 - 34)

1.4.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính.

Thực hiện Hiến pháp năm 2013. Đảng nhà nước ta đã ban hành các nghị quyết, chủ trương lớn về cải cách hành chính nhất là trong công tác quản lý đất đai. Nhằm tháo gỡ nhứng khó khăn trong công tác quản lý c ng như tao cơ chế chính sách thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

1.4.3.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai

a) Pháp luật đất đai

* Luật Đất đai 2003

- Luật Đất đai 2003 quy định: "Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại trong các trường hợp: Người đang sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtđược cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi đường ranh giới thửa đất; người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành’’.

"Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có VPĐKQSD đất là cơ quan dịch vụ công, thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ".

b) Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở TN&MT và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn quyết định thành lập văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng TN&MT.

Như vậy, Nghị định đã quy định rất rõ sự phân cấp trong việc thành lập cơ quan thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính về đất đai, giảm bớt những ách tắc trong quản lý Nhà nước về đất đai.

- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất có quy định:

“VPĐKQSDĐ cấp tỉnh thuộc Sở TN&MT, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở TN&MTvà Giám đốc Sở Nội vụ; chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở TN&MT.

VPĐKQSDĐ cấp huyện thuộc Phòng TN&MT, do UBND cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Trưởng Phòng TN&MT, Trưởng Phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Phòng TN&MT theo phân cấp quản lý của UBND cấp huyện.

VPĐKQSDĐ hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành”.

- Luật Đất đai 2013 quy định: Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, tạiĐiều 5 quy định: Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai có VPĐKĐĐ với quy định:

“VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở TN&MT do UBND cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất VPĐKQSDĐ trực thuộc Sở TN&MT và các VPĐKQSDĐ trực thuộc Phòng TN&MT hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

VPĐKĐĐ có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất HSĐC và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

VPĐKĐĐ có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh VPĐKĐĐ được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VPĐKĐĐ theo quyết định của UBND cấp tỉnh;

luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.

- Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến VPĐKĐĐ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiều nhưng được xem là tương đối đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để thành lập và đưa các VPĐK đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy liên quan đến VPĐKĐĐ còn những hạn chế như:

+ Thiếu các quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động của VPĐKĐĐ và việc phổ biến, tổ chức tập huấn cho công tác này chưa được tiến hành đồng bộ do vậy tình trạng hoạt động chồng lấn hay phụ thuộc vào Phòng TN&MT là cơ bản.

+ Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và tác dụng của tổ chức này đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai.

Tình hình trên cho thấy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đưa VPĐKĐĐđi vào hoạt động hiệu quả là nhiệm vụ bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

* Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

- Thông tư 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 Thông tưliên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hường dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)