- Về không gian: địa bàn huyện Mỹ Đức.
- Về thời gian: Đánh giá tình hình hoạt động của văn phòng giai đoạn 2015-2018.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức:
+ Công tác lập quản lý HSĐC. + Công tác chỉnh lý biến động.
+ Công tác đăng ký QSDĐ và cấp GCN. + Công tác cung cấp thông tin đất đai.
- Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Văn phòng đăng đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức.
- Những người đến giao dịch tại Văn phòng đăng đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Mỹ Đức 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Mỹ Đức
2.3.3. Hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức giai đoạn 2015 – 2018 Mỹ Đức giai đoạn 2015 – 2018
Căn cứ vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của chi nhánh văn phòng, chúng tôi tập trung vào đánh giá một số nhiệm vụ nổi bật sau:
1- Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện; gửi thông báo chỉnh lý biến động cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4- Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
2.3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập tại: Các trường Đại học, viện nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan;
Tại các cơ quan quản lý trực tiếp như: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức; chi cục thuế huyện Mỹ Đức; bộ phận tiếp nhận một cửa một cửa liên thông UBND huyện Mỹ Đức; Văn phòng đăng ký đất đai chi Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức. Bằng hình thức hỏi trực tiếp ý kiến của cán bộ, phỏng vấn và phát phiếu điều tra.
2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
(a) Phương pháp chọn đối tượng điều tra và tính toán dung lượng mẫu cần điều tra
- Đối tượng điều tra:
+ Hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch tại văn phòng đăng ký đất đai chi Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức;
- Phương pháp tính dung lượng mẫu:
+ Đối tượng là Cán bộ chuyên môn: điều tra tất cả cán bộ làm việc tại chi nhánh văn phòng, 3 cán bộ chi cục thuế, 50% cán bộ địa chính cấp xã.
+ Đối tượng là cá nhân, hộ gia đình đến giao dịch tại chi nhánh: dung lượng mẫu được tính như sau:
Căn cứ số lượng cá nhân hộ gia đình đến giao dịch tại Chi nhánh văn phòng trong thời gian 2015-2018, tính số lượng mẫu cần điều tra theo phương pháp sau:
Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức theo Công văn số 1159/BNV-CCHC ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nội vụ như sau:
Trong đó:
n: Tổng số phiếu điều tra
N: Tổng số trường hợp đến giao dịch tại Văn phòng giai đoạn 2015-2018 e: Là sai số cho phép (5-15%)
Ta có: N = 9441; e = 8 (%) do đó số lượng phiếu cần điều tra n =150(phiếu).
Trên cơ sở số lượng các trường hợp đến giao dịch để xác định dung lượng mẫu cần thiết để điều tra đảm bảo độ tin cậy cho phương pháp xử lý thống kê. Như vậy, số lượng phiếu phát tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng đăng đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức là 75 phiếu và 75 phiếu điều tra phát cho cán bộ chi nhánh văn phòng, cán bộ địa chính xã, chi cục thuế và các cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động của văn phòng.
- Chọn mẫu điều tra: theo phương pháp ngẫu nhiên. (b). Phương pháp điều tra
dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: tên đối tượng sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính, phương pháp phối hợp trong chỉnh lý... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức.
2.4.3. Phương pháp thống kê
Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo.
2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu với tình hình thực tiễn của địa phương, để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Mỹ Đức bằng phương pháp thống kê. Sử dụng bảng tính Excel để nhập, xử lý số liệu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Mỹ Đức là huyện nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 09 xã trung du và 01 xã miền núi. Trung tâm huyện cách thành phố Hà Nội 54km về phía Tây; nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 20035’40 đến 200
43’40 vĩ độ Bắc và từ 105038’44 đến 1050
49’33 kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của thị xã giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ.
- Phía Đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hòa. - Phía Nam giáp huyện Kim Bảng ( tỉnh Hà Nam).
- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy ( tỉnh Hòa Bình). So với một số huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Mỹ đức không có nhiều ưu thế về hệ giao thông: đường bộ chỉ có 3 tuyến tỉnh lộ đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhỏ, các tuyến liên huyện, xã còn nhiều hạn chế đặc biệt với các phương tiện có trọng tải lớn; đường thủy chủ yếu có sông Đáy, Thanh Hà nhưng ít được nạo vét luồng lạch, càng nhỏ mực nước càng hạn chế.
Huyện Mỹ Đức có ưu thế về du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và năm trong vùng quy hoạch phát triển vành đai thực phẩm và vành đai xanh của thành phố Hà Nội.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Mỹ Đức nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, nên huyện có hai dạng địa hình chính:
Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá từ 150m đến 300m. Do phần lớn là núi đá vôi, qua quá trình bị nước xâm thực, nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các Động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn...
+ Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các đồng lúa thâm canh. Độ cao trung bình dao động trong khoảng từ 3,8 đến 7m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ, tiêu biểu là Đầm Lai, Thài Lài.
Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là v ng úng trũng: v ng này có nhiều khu vực địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước khá lớn như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng suối, Thung Cấm... với diện tích hàng ngàn ha. Khu vực này có nhiều lợi thế phát triển du lịch, nuôi thả thủy sản kết hợp trồng một số loại cây ăn quả...
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 m a khá rõ nét với đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,1C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,6C ( vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,2C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, m a nóng từ tháng 4 đến tháng 10.
- Lượng mưa và bốc hơi:
+ Lượng mưa bình quân năm là 1520,7 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2 % tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhát có thể tới 336,1 mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2mm.
+ Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 859 mm, bằng 56,5 % so với lượng mưa trung bình năm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 – 89 %, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
- Sương muối hầu như không có, mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát có mưa đá một lần.
3.1.1.4. Thủy văn
Trên đại bàn huyện có 2 sông chính chảy qua:
- Hệ thống sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng, đoạn sông chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức dài khoảng 42 km. Độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô, nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ. Tuy nhiên, lưu lượng đủ cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Sông Thanh Hà bất nguồn từ vùng núi đá huyện Lương Sơn, Kim Bôi ( Hòa Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa cầu Hội Xá xã Hương Sơn. Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực 390 km2. Do không có đê nên sông thường gây ngập úng cho các khu vực 2 bên bờ trong m a mưa.
Ngoài ra trên địa bàn của huyện còn có sông Mỹ Hà và các kênh lớn như Kênh tiêu 7 xã, kênh Ph Đổng dọc trục huyện.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện có các loại đất chính như sau: - Đất ph sa được bồi hàng năm
- Đất ph sa không được bồi - Đất phù sa gây
- Đất ph sa úng nước
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng - Đất đỏ vàng trên đá sét
- Đất nâu vàng trên đá ph sa cổ - Đất đỏ nâu trên đá vôi
- Đất than bùn
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat
Nhìn chung, tài nguyên đất huyện Mỹ Đức khá đa dạng, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau nên tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông, lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm còn chưa hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức,... nên một số nơi tình trạng suy thóai chất lượng đất vẫn còn xảy ra.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Diện tích rừng của Mỹ Đức không lớn, trong đó 87% là rừng đặc dụng thuộc khu thắng cảnh Hương Sơn, khu vực cảnh quan này đã được bảo tồn tốt trong thời gian qua nhằm giữ gìn môi trường phát triển du lịch tại đây.
a) Môi trường đất
Do địa hình không đồng nhất nên chất lượng đất ở các khu vực trên địa bàn huyện có sự khác biệt lớn. Các xã ngoài đê như Đốc Tín, Vạn Kim, Bột Xuyên do có một phần diện tích đất bị ngập nước vào m a mưa, được phù xa bồi lắng nên đất tốt, độ phì thực tế cao. Các xã v ng Trũng, khó thoát nước như Đồng Tâm, Hợp Tiến, Hương Sơn đất có hàm lượng lân từ trung bình đến nghèo, độ Ph = 4,5-5. Các xã trong đê như Thượng Lâm, Mỹ Thanh, Tuy Lai đất có độ chua trung bình, hàm lượng lân, kali từ trung bình đến khá. Hàm lượng thuốc trừ sâu trong đất hiện may vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, đất nông nghiệp huyện Mỹ Dức hiện nay chưa bị ô nhiễm nhiều.
b) Môi trường nước
- Chất lượng của các dòng chảy chính trên địa bàn huyện như sông Đáy, sông Thanh Hà, suối Yến hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và các hóa chất, phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, mức độ chưa trầm trọng.
- Môi trường nước tại các ao đầm nhỏ hiện đã bị ô nhiễm khá nặng do hàm lượng BOD5, COD cao nhất là ở các ao cá nhỏ. Đồng thời tại các làng
Xá, nước có phản ứng kiềm với độ màu trung bình lớn gấp 2,3 lần, nồng độ COD vượt 5-6 lần, BOD5 vượt 3,8 đến 7 lần tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 5945-2005.
- Về nước ngầm, nhìn chung chất lượng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt.
c) Môi trường không khí
Nhìn chung môi trường không khí huyện Mỹ Đức chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm hiện nay chủ yếu do khói bụi từ khai thác nguyên vật liệu xây dựng và hoạt động giao thông vận tải, lễ hội. Tại các xã Hợp Tiến, An Phú, Đồng Tâm... Môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ do khí thải từ các lò gạch thủ công và các cơ sở sản xuất nhỏ. Tại khu vực thị trấn Đại Nghĩa, đặc biệt tại vị trí ngã tư giao cắt giữa 2 đường TL 429 và TL 419, môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm ( bụi) do nhiều xe tải chạy qua, đặc biệt là các xe tải chở vật liệu ( đất, đá) với tốc độ lớn kéo theo một lượng bụi lớn hòa vào không khí.
d) Hoạt động thu gom rác thải
Hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã có điểm tập kết, chôn lấp rác thải. Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu là chôn lấp, tẩy vôi một cách thủ công, chưa có biện pháp xử lý theo đúng quy định.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tếvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Trong 4 năm qua kinh tế của huyện đã có bước phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất các ngành (GTSX) tăng từ 6267,8 tỷ đồng năm 2015 lên 8326,8 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015 - 2018 đạt 8,21%/năm; trong đó:
- GTSX ngành nông nghiệp và thủy sản tăng từ 2228,2tỷ đồng năm 2015 lên 2573,7 tỷ đồng năm 2018.