Phân tích lựa chọn và đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mạng thông tin di động 3g tại chi nhánh viettel thái nguyên (Trang 39 - 44)

- Active menu:

Tỷ Lệ chuyển giao thành công

3.5.4. Phân tích lựa chọn và đề xuất các giải pháp

Muốn khắc phục các lỗi trên, ta phải làm sao cho vùng đo kiểm đó có một cell chính có cường độ tín hiệu lớn đạt ngưỡng thu của UE, để UE có thể bám vào cell đó. Như thế, khi các cell khác phát tín hiệu có lan đến đó, thì các tín hiệu ấy cũng rất nhỏ, coi như nhiễu nền và không thể là đối tượng để UE camp vào được. Vậy ta có thể lựa chọn các giải pháp cụ thể đặt ra như sau:

Xây dựng một trạm mới

Về phương diện kĩ thuật, xây dựng trạm mới là phương pháp tối ưu nhất. khi xây dựng một trạm mới ở vùng này, ta hoàn toàn có thể khắc phục các lỗi trên khi trạm đi vào hoạt động.

Hình 3.14. Dự định đặt cell

Tuy nhiên về mặt kinh tế, khảo sát dân cư ở đoạn này không nhiều (dưới 50 hộ dân), địa hình nhiều đồi núi. Vậy bài toán kinh tế là không khả thi. Biện pháp này không được sử dụng.

Sử dụng phương pháp chỉnh azimuth

Azimuth của cell gần đó sẽ làm cell phủ chính cho đoạn đường đó. Về mặt kinh tế: Việc điều chỉnh này không có ảnh hưởng gì đến kinh tế. Như vậy dự định nếu chỉnh azimuth sẽ như sau:

Hình 3.15: Dự định chỉnh azimuth

Gần vùng đo kiểm đó có 2 cell. Tạm đặt tên là cell A và cell B. Nếu chỉnh hướng cell để phủ chính tới vùng đo kiểm thì 2 cell này sẽ được chọn để thực hiện.

Cell A

B C

Nhưng khi xét, về mặt kĩ thuật, nhìn vào ảnh vệ tinh ta thấy rằng hướng phủ của cell A đang hướng về khu có dân số đông hơn. Vậy nếu chỉnh hướng cell A, sẽ gây ra mất vùng phủ mà hiện tại nó đang phủ. Như vậy phương án chỉnh azimuth cho cell A là không khả thi về mặt kĩ thuật. Tuy nhiên ta xem xét trường hợp cell B. Xoay cell B 300 ngược chiều kim đồng hồ, cell này sẽ phủ về hướng đang xét. Về mặt vùng phủ, cell B đang chồng lấn vùng phủ với cell kề nó. Và hướng của cell B đang phủ về vùng cũng có ít dân cư, vùng đó có thể đảm nhận bởi cell C. Nên khi xoay azimuth của cell B như thế, hướng của cell sẽ có thể là cell chính cho vùng đo kiểm trên. Tuy nhiên với khoảng cách từ cell B đến vùng đang xét là khoảng cách khá xa và nhiễu lớn do địa hình, như vậy chỉ chỉnh azimuth không thôi là không đủ trong trường hợp này.

Tăng công suất cho cell, ngẩn tilt

Ở hình trên, ta thấy có cell B đã hướng đúng phủ một phần vùng đo kiểm. Với đề xuất trên, xoay cell B hướng chính diện tới vùng đang xét. Tuy nhiên, vùng đó vẫn bị bắt tín hiệu không đúng vào cell B. Đó là do:

Cell B này chưa phủ tới vùng đo kiểm, ta kiểm tra công suất phát của cell B. Khi thấy nó chưa phát với công suất tối đa, thì tăng công suất phát của nó lên. Đồng thời chỉnh cho ngẩng góc tilt của anten của cell B lên để nó có thể phủ sóng tới nơi đang đo kiểm. Khi ấy cell B có thể làm cell chính để phủ sóng cho vùng đang xét, khắc phục được tính trạng lỗi vùng phủ nói trên.

Hình 3.16.Vùng phủ của cell B

Vòng tròn đỏ cho thấy cell B chưa phủ tới đường đang đo kiểm. Và hướng vùng phủ thể hiện bằng hình cánh quạt. Như vậy giải pháp này là hợp lí về mặt kĩ thuật.

Hình 3.17. Dự định vùng phủ của cell B khi chỉnh azimuth

Dự định khi chỉnh azimuth cho cell B, điều chỉnh công suất và góc tilt cho nó, cell B sẽ có thể phủ được đoạn đường như phần khoanh tròn màu đen trên hình.

Tuy nhiên do khoảng cách xa, và góc mở của cell là không đủ để bao phủ toàn vùng đang xét được. Phần còn lại của vùng đang xét bắt buộc phải dùng thêm repeater

Lắp đặt thêm repeater

Với đoạn đường còn lại của vùng đang xét. Ta không thể sử dụng các biện pháp như chỉnh tilt, azimuth của các trạm, không thể xử lí bằng tăng công suất, còn phương án dựng trạm thì không tối ưu về mặt kinh tế. Vậy đặt ra một phương pháp tối ưu vùng lõm này là đặt thêm repeater để phủ sóng cho toàn bộ vùng đo còn lại. Để giải quyết vấn đề về phủ sóng, đồng thời giúp tăng chất lượng ma ̣ng lưới, repeater là mô ̣t giải pháp hiê ̣u quả (về chất lươ ̣ng và tính kinh tế). Chức năng chính của repeater là: Thu tín hiê ̣u từ các tra ̣m gốc, sau đó khuếch đa ̣i rồi phát la ̣i giúp tăng đáng kể cường đô ̣ trường điê ̣n từ trong dải tần lựa cho ̣n trước ta ̣i các vùng lõm.

* Ưu điểm nổi bật của repeater so với các trạm BTS:

- Kinh phí rẻ hơn rất nhiều.

- Cột anten đơn giản, nhỏ như anten tivi, triển khai nhanh.

- Diện tích lắp đă ̣t nhỏ, giảm chi phí thuê nhà tra ̣m.

- Thiết bi ̣ nhỏ go ̣n, triển khai đơn giản, nhanh (trong vòng 1 ngày).

Hình 3.18. Sơ đồ khối của repeater

* Thành phần:

- Anten thu (Donor antenna).

- Anten phát (Service antenna).

- Thiết bi ̣ repeater.

- Nguồn điê ̣n (220V/50Hz).

* Nguyên tắc hoạt động:

Tín hiê ̣u đường xuống (downlink) thu đươ ̣c từ tra ̣m BS nhờ anten, đến repeater (cổng BS) qua bô ̣ ghép song công (duplexer), qua bô ̣ khuếch đa ̣i ta ̣p âm thấp (LNA), qua bô ̣ lo ̣c (FC) (đươ ̣c cho ̣n trước theo dải tần tín hiê ̣u đường xuống của nhà khai thác di ̣ch vu ̣ thông qua viê ̣c đă ̣t tần số nhờ vòng khoá pha PLL), sau đó được khuếch đa ̣i công suất (PA), qua bô ̣ ghép song công (duplexer) đưa ra cổng MS củ a repeater, tín hiê ̣u được đưa tới anten service truyền tới thiết bi ̣ đầu cuối di đô ̣ng.

Tín hiê ̣u đường lên cha ̣y tương tự nhưng theo chiều ngươ ̣c la ̣i, tín hiê ̣u đường lên (uplink) phát từ máy đầu cuối di đô ̣ng tới anten thu (anten service) đến repeater (cổng MS) qua bô ̣ ghép song công (duplexer), qua bộ khuếch đa ̣i ta ̣p âm thấp (LNA), qua bô ̣ lo ̣c (FC) (đươ ̣c cho ̣n trước theo dải tần tín hiệu đường lên của nhà khai thác di ̣ch vu ̣ thông qua viê ̣c đă ̣t tần số nhờ vòng khoá pha PLL), sau đó đươ ̣c khuếch đa ̣i công suất (PA), qua bô ̣ ghép song công (duplexer) đưa ra cổng BTS của repeater, tín hiệu đươ ̣c đưa tới anten donor truyền tới tra ̣m BTS.

Nguồn: Thường sử du ̣ng trực tiếp nguồn 220V~/50Hz hoă ̣c nguồn 1 chiều 9V nhờ bô ̣ adapter. Sau đây là một số hình ảnh cho bộ repeater:

Hình 3.19: Loại 30dBm

Hình 3.20: Loại 15dBm Và hình ảnh minh họa cho cách đặt repeater:

Hình 3.21. Minh họa cho cách đặt repeater

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mạng thông tin di động 3g tại chi nhánh viettel thái nguyên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)