- Active menu:
Tỷ Lệ chuyển giao thành công
3.5.4. Triển khai phương án
Chỉnh tilt của cell B ta có cách tính:
Dựa vào độ cao anten và khoảng cách cần phủ tới để tính góc tilt
Tilt 90 – arccotang(H) R
(3.1)
H: Độ cao anten.
Hình 3.22: Khoảng cách UE đến trạm
Trong thực tế, thông thường chỉnh tilt dao động tối đa 30 cho 1 lần chỉnh. Và khi chỉnh mở rộng vùng phủ phải chú ý đến bài toán lưu lượng. Chỉ tăng vùng phủ khi vẫn đảm bảo được không bị nghẽn lưu lượng. Có thể tăng khả năng đáp ứng lưu lượng của trạm bằng cách tăng cấu hình trạm, và tăng công suất cho trạm. Các bước chỉnh góc tilt: Cách chỉnh Tilt: * Anten Kathrein 739630, 739636 – GSM900. Hình 3.23: Vẽ búp sóng chính của Anten. - Góc Tilt ảnh hưởng rất lớn đến bán kính phủ của cell, vì vậy việc thực hiện thay đổi giá trị góc tilt cần cân nhắc, ghi chép và kiểm tra vùng phủ trước và sau khi chỉnh tilt. Các thay đổi phải được cập nhật vào data base.
- Anten 739630, 739636 có kích thước (dài 2,6m, nặng 19kg)
- Bước 1: Sử dụng KLÊ 13 nới lỏng các ốc ở 4 vị trí (1,2,3,4).
- Bước 2: điều chỉnh độ mở rộng (kéo vào hoặc đẩy ra) vị trí số 2 để xác định góc nẩng tilt. Với 1 vạch tại vị trí 02 là tương ứng với 1 độ (có 8 độ có thể điều chỉnh).
- Bước 3: Sau khi điều chỉnh góc ngẩng tilt xong. Thực hiện siết chặt ốc ở 4 vị trí (1,2,3,4) đảm bảo Anten cố định.
* Anten Kathrein 739496 – GSM1800.
- Anten 739496 dành cho dải tần số GSM1800 nên thiết bị nhẹ hơn và kích thước nhỏ hơn (dài 1,3m; nặng 6kg)
- Các bước điều chỉnh anten 739496 tương tự Anten739630, 739636.
Cách chỉnh azimuth:
- Azimuth là góc phương vị, là hướng búp sóng chính nên nó quyết định vùng phủ của cell. Ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu, chất lượng tín hiệu, khả năng chuyển giao đến các cell lân cận. Do vậy khi điều chỉnh azimuth cần được ghi chép, đo kiểm trước và sau khi thực hiện và các giá trị thay đổi phải cập nhật vào data base.
- Cách chỉnh azimuth áp dụng cho các loại anten kathrein, andrew, ...
- Dụng cụ chuẩn bị: La bàn, kle 19.
- Bước 1: Sử dụng La bàn xác định góc azimuth mới của cell cần điều chỉnh.
- Bước 2: Điều chỉnh nới lỏng các ốc ở các vị trí 5,6.
- Bước 3: Dùng tay xuay anten về phía cần điều chỉnh, trùng hướng của la bàn (để điều chỉnh thuận lợi phải có 2 người. 1 phía trên 1 phía dưới anten)
- Bước 4: Sau khi xoay anten về góc azimuth mới xong vặn chặt các ốc ở vị trí 5,6.
Triển khai repeater:
Hình 3.24: Sơ đồ mô hình tính toán cự li vùng phủ của repeater Công thức tính cự li vùng phủ của repeater như sau:
tx a c P G L Rx 69.5 26.16lg(f) 13.82lgH C lg(D) 44.9 6.55lg h (3.2) Với:
Ptx: Công suất phát cực đa ̣i của repeater (đơn vi ̣: dBm). Ga: Độ tăng ích của anten (đơn vi ̣: dBi).
Lc: Tổn hao trên feeder và đấu nối connector (đơn vi ̣: dB). Rx: Mứ c thu ta ̣i khoảng cách D so với repeater (đơn vi ̣: dBm). F: Tần số làm viê ̣c của repeater (đơn vi ̣: MHz).
H: Độ cao của anten service (đơn vi ̣: m). h: Độ cao của anten máy di đô ̣ng (đơn vi ̣: m). C: Hệ số hiê ̣u chỉnh do môi trường.
Và D là khoảng cách repeater có thể phủ được, tính bằng Km Với địa hình kháo sát được, ta có thể chọn vị trí đặt repeater:
Hình 3.25: Dự định đặt repeater
Lí do đặt vị trí của repeater: Khảo sát địa hình ta thấy có ngọn đồi cao chắn sóng từ cell B sang khu vực đang xét, và đây là ngọn đồi cao nhất, khi đặt repeater trên nó,với việc bắt sóng của cell B và khuếch đại nó lên, sóng có thể bao phủ toàn khu có sóng yếu đang xét.