Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 77)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.1. Các giải pháp chung

- Thực hiện hiệu quả Đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định của UBND tỉnh.

- Triển khai thực hiện Dự án xây dựng phƣơng án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để thực hiện cắm mốc hành lang

bảo vệ nhằm quản lý, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm dòng chảy, sử dụng đất trái phép thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc của tỉnh, từng bƣớc cập nhật các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu điều tra cơ bản và dữ liệu bổ sung phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc.

- Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các Dự án theo lộ trình quy hoạch tài nguyên nƣớc tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ngay sau khi có Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của UBND tỉnh.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các ngành, UBND huyện, thành phố trong quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, rà soát, cập nhật nắm chắc các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc trên địa bàn.

- Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm trong việc khoan thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Đặc biệt là các trƣờng hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc không đƣợc cấp giấy phép và không nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nƣớc theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ việc hành nghề khoan nƣớc dƣới đất, trám lấp giếng khoan, đăng ký sử dụng nƣớc dƣới đất đối với các trƣờng hợp không phải lập hồ sơ cấp phép nhƣng phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Tăng cƣờng nguồn kinh phí cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý hiệu quả nguồn nƣớc dƣới đất.

- Đẩy mạnh công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc và xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc; kiểm tra việc chấp hành các quy định trƣớc và sau khi đƣợc cấp giấy phép; thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

- Yêu cầu tất cả các chủ công trình khai thác NDĐ phải thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc giám sát trong quá trình khai thác sử dụng nƣớc và xả nƣớc

thải vào nguồn nƣớc, kết nối thông tin trực tiếp và báo cáo định kỳ về cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật

3.2.2. Một số giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề còn t n tại

* Giải pháp tăng cƣờng nguồn lực cho công tác quản lý tài nguyên nƣớc

- ối với nguồn nhân lực:

Nhƣ đã nêu ở trên, cán bộ chuyên trách quản lý tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh và thành phố Tuyên Quang còn thiếu. Cùng với khối lƣợng công việc nhiều, việc tiếp cận các thông tin và đào tạo kiến thức chuyên môn mới, hiện đại còn hạn chế; bộ máy quản lý tài nguyên nƣớc ở cấp xã chƣa có. Ở một số địa phƣơng, cán bộ Địa chính - Xây dựng của xã thực hiện kiêm nhiệm công tác quản lý môi trƣờng và tài nguyên nƣớc tại xã.

Để quản lý hiệu quả tài nguyên nƣớc đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thành phố Tuyên Quang, đội ngũ cán bộ cần đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng cũng nhƣ tăng cƣờng mở các lớp đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao năng lực quản lý và tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và hiện đại.

Đối với cán bộ kiêm nhiệm cấp xã: Cần có chƣơng trình, kế hoạch đào tạo thƣờng xuyên để tăng cƣờng năng lực của cán bộ, đặc biệt là kỹ năng quản lý và giải quyết các vấn đề về tài nguyên nƣớc và nƣớc dƣới đất trong thực tiễn.

- ối với nguồn lực tài chính:

Cần tăng cƣờng nguồn kinh phí cho các công tác quản lý nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Có kế hoạch và giải pháp hỗ trợ kinh phí các doanh nghiệp khai thác nƣớc dƣới đất để hoàn thiện hệ thống khai thác, dẫn nƣớc, cung cấp cho ngƣời dân, nhằm mục tiêu đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc cấp, hạn chế thất thoát lãng phí nƣớc do vỡ ống, sự cố rò rỉ...

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, cấp quyền và giấy phép khai thác nƣớc dƣới đất nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn lực tài chính tái đầu tƣ cho công tác quản lý.

* Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng

- Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tƣợng trong xã hội. Phát huy vai trò các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật về tài nguyên nƣớc. Hàng năm, thành phố phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi sáng tác nghệ thuật về nƣớc và cuộc sống.

- Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nƣớc, trƣớc hết ở các phƣờng thành phố Tuyên Quang, các khu dân cƣ tập trung và các khu vực nguồn nƣớc có nguy cơ ô nhiễm. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát bảo vệ tài nguyên nƣớc, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nƣớc. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cƣ điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nƣớc.

- Đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng. Trong đó về đào tạo cần phải rà soát đánh giá lại trình độ, năng lực cán bộ có liên quan tới quản lý tài nguyên nƣớc để có chƣơng trình đào tạo thích hợp.

- Cần xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của Tài nguyên nƣớc dƣới đất đối với cuộc sống, sinh hoạt của chính ngƣời dân, của cộng đồng và toàn xã hội.

- Xây dựng quy chế, quy định các địa phƣơng, cơ quan trong thành phố hoạt động tuyên truyền - giáo dục đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lƣới đài truyền hình, phát thanh, báo chí ở địa phƣơng, các đoàn thể xã hội, nhà trƣờng và mạng lƣới tuyên truyền viên tại cơ sở, tối thiểu 1 tháng hoặc 1 quý 1 lần.

- Tuyên truyền trong cộng đồng về Luật Tài nguyên nƣớc, Luật Môi trƣờng nhằm làm cho mọi ngƣời dân tự giác tham gia vào công tác quản lý tài nguyên nƣớc và bảo vệ môi trƣờng. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận

thức môi trƣờng cho mọi tầng lớp nhân dân. Làm chuyển biến và thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp chính quyền từ tỉnh đến làng xã về bảo vệ môi trƣờng nƣớc, chú trọng vào vấn đề môi trƣờng nƣớc sạch thông qua tổ chức những hội nghị, hội thảo định hƣớng phân công trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, cùng cam kết thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng nƣớc vì sự phát triển bền vững. Xây dựng các chƣơng trình môi trƣờng qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

- Tăng cƣờng các buổi phát thanh, truyền hình tầm quan trọng về bảo vệ tài nguyên nƣớc. Tăng cƣờng tuyên truyền trên các báo chí, ấn phẩm thông tin (mỗi tháng hoặc quý 1 lần) nhằm tạo điều kiện và khuyến khích để ngƣời dân thƣờng xuyên nhận đƣợc các thông tin về môi trƣờng nƣớc nhƣ một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tiếp, gây ấn tƣợng (đội tuyên truyền, câu lạc bộ thanh niên). Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, sáng tác, thi vẽ tranh, ảnh, phim, văn nghệ có chủ đề về bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng các phong trào hoạt động: ngày môi trƣờng thế giới, chiến dịch bảo vệ tài nguyên

- Tổ chức sự tham gia của cộng đồng nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên nói chung và tài nguyên nƣớc nói riêng, đa dạng hoá các mô hình đầu tƣ, tạo điều kiện thuận tiện cho các thành phần kinh tế để hộ gia đình, các nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nƣớc; tham gia vận hành, bảo dƣỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nƣớc sạch.

- Tạo ra một sự cam kết mạnh mẽ, hành động thống nhất trong giới phụ nữ, kêu gọi phụ nữ hƣởng ứng và thực hiện tốt tuần lễ nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng quốc gia không chỉ một tuần mà trở thành công việc thƣờng xuyên ở mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa hội liên hiệp phụ nữ với các cấp chính quyền, các ngành y tế, xây dựng trung tâm nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, các đoàn thể trong bảo quản, sử dụng, duy tu những nguồn nƣớc, quản lý vốn vay, thu tiền nƣớc, lệ phí vệ sinh.

- Nâng cao năng lực kỹ thuật và kỹ năng huy động cộng đồng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, hội bằng các khóa huấn luyện dài ngày, huấn luyện đầu bờ, tham quan những mô hình thành công, trao đổi kinh nghiệm theo từng vùng, miền. Tổ chức hội nghị bàn về các biện pháp huy động sự tham gia của cộng đồng. Xây dựng một đội ngũ tuyên truyền viên gồm cán bộ phụ nữ, cán bộ địa phƣơng, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội cựu chiến binh

Ngoài việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ, việc cung cấp tài liệu tuyên truyền nhƣ panô, áp phích, tờ rơi, video cũng đƣợc coi trọng và đƣợc hiệu chỉnh, sửa đổi hàng năm cho phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế.

- Tạo nguồn kinh phí cho vay vốn: hội phụ nữ vay vốn, ngân hàng giải ngân cho phụ nữ, phải tổ chức nhóm phụ nữ tiết kiệm cho nhau vay luân chuyển để khai thác và sử dụng nguồn nƣớc đạt tiêu chuẩn, phát triển kinh tế gia đình, hạn chế phá rừng. Lồng ghép các hoạt động truyền thông, huy động cộng đồng vào chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng của hội với các hoạt động tăng thu nhập, vay vốn tạo việc làm, chăm sóc sức kho bà m tr em, nâng cao kiến thức phụ nữ, truyền thông dân số. Phối hợp truyền thông tại cộng đồng với việc tuyên truyền trong trƣờng học, trong hội phụ huynh học sinh. Trồng cây quanh nhà, khu dân cƣ, đƣờng làng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh nơi công cộng, đảm nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Phát hiện, đấu tranh và tham mƣu với các cơ quan chức năng giám sát và xử phạt các trƣờng hợp vi phạm Luật Bảo vệ Môi trƣờng, Luật tài nguyên nƣớc.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ chủ chốt kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch tổ chức đào tạo lại về thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trƣờng nƣớc và hành động bảo vệ môi trƣờng xanh - sạch - đ p và phát triển.

- Giáo dục môi trƣờng đƣợc đẩy mạnh thông qua các chƣơng trình lồng ghép trong nội khoá ở các lớp học, thông qua việc nâng cao kiến thức môi trƣờng bằng nhiều hình thức khác nhau cho giáo viên theo các chủ đề về thức ăn, nƣớc sinh hoạt, năng lƣợng, rác thải sinh hoạt, sức kho cộng đồng. Nâng

cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng nƣớc thông qua chƣơng trình về tiếp cận tổng thể cộng đồng đối với từng địa phƣơng nơi học sinh ở, đặc biệt là: Phƣơng pháp tiếp cận tổng thể trong giáo dục môi trƣờng nƣớc. Xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng nƣớc và nâng cao nhận thức đa dạng sinh học trong học sinh.

- Xây dựng nhà trƣờng theo quan điểm sinh thái, có khu thiên nhiên, có vƣờn trƣờng, có vƣờn thực vật. Xây dựng nhà trƣờng xanh - sạch - đ p. Xây dựng nhà trƣờng có nề nếp vệ sinh học đƣờng.

- Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá: Các cơ quan của tỉnh trong phạm vi quyền hạn của mình cần sớm ban hành các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nƣớc theo định hƣớng của Nhà nƣớc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thành phố Tuyên Quang có tiềm năng nƣớc dƣới đất khá phong phú. Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang chỉ có các giếng khai thác nƣớc dƣới đất của Công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc Tuyên Quang đang hoạt động gồm 11 giếng với tổng lƣu lƣợng khai thác lớn nhất là 15.172 m3/ngày (theo giấy phép là 16.100 m3/ngày). ƣợng khai thác hiện tại đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân và hoạt động sản xuất. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khác cũng đang khai thác nƣớc dƣới đất bằng các giếng khoan đƣờng kính nhỏ để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Chiều sâu của các giếng này dao động từ 40-50m, lƣu lƣợng khai thác mỗi giếng khoan <10 m3

/ngày.

Hoạt động khai thác nƣớc dƣới đất tại bãi giếng của nhà máy nƣớc Công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc Tuyên Quang có chế độ phù hợp nên trong 10 năm khai thác, mực nƣớc của tầng chứa nƣớc khai thác khá ổn định. Hoạt động khai thác có mức độ ảnh hƣởng tới nguồn tài nguyên nƣớc dƣới đất và môi trƣờng trong giới hạn cho phép (hiện chƣa có rủi ro, sự cố nào liên quan đến các hoạt động khai thác này).

Công tác quản lý quản lý, thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc nói chung và nƣớc dƣới đất nói riêng, xả thải vào nguồn nƣớc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật và đạt hiệu quả nhất định, đảm bảo nguồn thu ngân sách, phòng chống các rủi ro, sự cố môi trƣờng, cung cấp đủ nhu cầu nƣớc cho ngƣời dân và sản xuất.

Quá trình khai thác, quản lý nƣớc dƣới đất còn một số vƣớng mắc tồn tại nhƣ nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và nƣớc dƣới đất do lƣợng nƣớc thải tăng, chƣa đƣợc xử lý triệt để trƣớc khi thải vào môi trƣờng; nguồn lực cho công tác quản lý còn hạn chế, thiếu nhân lực và kinh phí.

Đề tài đã đƣa ra một số giải pháp chung và tập trung phân tích sâu các giải pháp về tăng cƣờng nguồn nhân lực cũng nhƣ giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng

cao hiệu quả công tác khai thác, quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

2. Kiến nghị

Để đảm bảo hiệu quả công tác khai thác và quản lý nƣớc dƣới đất tại thành phố Tuyên Quang, tác giả đề tài đề xuất một số kiến nghị sau:

- Tăng cƣờng toàn diện nguồn nhân lực, tài chính cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý hiệu quả nguồn nƣớc dƣới đất.

- Quản lý chặt chẽ các nguồn thải, đề phòng nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc dƣới đất.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc dƣới đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Tuyên Quang, 2019. Báo cáo hiện tr ng khai th c nước ưới đất bãi giếng công ty cổ phần cấp tho t nước Tuyên Quang, thành phố Tuyên Quang, công suất 9 500 m3/ng y đ m.

2. Bộ i nguy n v i trường, 2008. Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 về Bảo vệ t i nguy n nước ưới đất;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)