Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 42)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

* c điểm kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thành phố Tuyên Quang giữ đƣợc tốc độ ổn định, bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 11,5%/năm. Riêng năm 2018, tăng trƣởng kinh tế đạt 11,53% so với năm 2017. Thu ngân sách đạt 668,9 tỷ đồng;

chi ngân sách đạt 648,8 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 62,96 triệu đồng/ngƣời/năm.

Kinh tế nông - lâm nghiệp - thuỷ sản

Thành phố Tuyên Quang tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Năm 2018, sản lƣợng lƣơng thực đạt 16.880,4 tấn, trong đó thóc 13.225,4 tấn, ngô 3.655 tấn; tổng đàn trâu 2.574 con, đàn bò 1.610 con, đàn lợn 22.386 con, đàn gia cầm 297.000 con. Đến nay, thành phố cũng đã xây dựng đƣợc diện tích rau an toàn 36,7 ha; diện tích trồng cây ăn quả 167 ha; trồng hoa, cây cảnh 25,7 ha. Tập trung chỉ đạo thực hiện trồng rừng; đạt 103,2% kế hoạch.

Ngành kinh tế nông – lâm nghiệp – thủy sản tại thành phố Tuyên Quang đang dần dịch chuyển theo hƣớng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhƣ trồng lúa đặc sản, trồng rau an toàn, sản xuất lúa giống, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản.... Hiện nay, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã có những mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc thực hiện rộng rãi và có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất lƣơng thực và giá trị 1 ha canh tác tăng dần qua các năm. Đến năm 2015 đã có gần 700 máy cơ giới nông nghiệp, có trên 90.000 m kênh mƣơng nội đồng đƣợc kiên cố hóa.

Tuyên Quang cũng đang phát triển một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo quy mô tập trung, phƣơng pháp nuôi công nghiệp. Do đƣợc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lƣợng trâu, bò của thành phố có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây.

Trồng rừng hàng năm đều đảm bảo kế hoạch; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có (diện tích trồng rừng năm 2017 đạt 106,67/50 ha, đạt 213,3% kế hoạch); tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở chế biến nông lâm sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn. Tổng giá trị sản

xuất lâm nghiệp của thành phố năm 2017 đạt 19.622 triệu đồng, bằng 91,84% của năm 2016 và tăng gấp 1,08 lần so với năm 2015, trong đó:

Trồng và nuôi rừng: 1.821 triệu đồng, chiếm 9,28%

Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác: 17.801 triệu đồng, chiếm 90,72% Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã đƣợc chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của thành phố năm 2017 đạt 545 tấn, tăng gấp 1,09 lần so với năm 2016 và tăng gấp 1,28 lần so với năm 2015.

Kinh tế công nghiệp

Thành phố Tuyên Quang luôn quan tâm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại khu công nghiệp ong ình An, các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, gia dung; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.802 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ yếu: Thép cán 202.379 tấn, đạt 134,9% kế hoạch, chè chế biến các loại 800 tấn, đạt 100% kế hoạch. Trong năm thành lập mới 105 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã; cấp mới 468 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 889 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 6.546 hộ kinh doanh.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đƣợc khuyến khích, tạo điều kiện để xây dựng các dự án, vay vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thiết bị máy móc, chủ động liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, thị trƣờng... tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và ngƣời lao động.

hương m i, d ch vụ

Tổng mức bán l hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 đạt 4.189,43 tỷ đồng (chiếm tới 58,56% của toàn tỉnh), tăng gấp 1,22 lần so với năm 2016 và tăng gấp 1,63 lần so với năm 2015. Doanh thu từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du lịch lƣu trú năm 2017 đạt 31 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch (tăng 23% so với năm 2016).

Các chợ Tam Cờ, Phan Thiết, Trƣờng Tiến, Ỷ La và chợ Ruộc (xã An Khang) đƣợc nâng cấp; các trung tâm thƣơng mại, điểm chợ, buôn bán, kinh doanh ở các xã tiếp tục đƣợc quy hoạch, xây dựng. Tổng mức bán l hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20,6%/năm. Tăng cƣờng quảng bá, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách đến tham quan tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Tổng lƣợng khách du lịch trên địa bàn tăng, năm 2017 đạt 450.000 lƣợt ngƣời.

Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã đƣợc Nhà nƣớc, tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác nhƣ: thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thƣợng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, suối Đát, Núi Dùm, Chùa Hang là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ hội mỗi khi đến Tuyên Quang;

Những năm gần đây thành phố Tuyên Quang đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến qua lễ hội đƣờng phố diễn ra vào trung thu. Đây là một hoạt động văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội mới đƣợc hình thành và phát triển, xuất phát từ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đƣợc nhân dân thành phố Tuyên Quang yêu thích và hƣởng ứng.

c điểm n cư hội

Dân số của thành phố năm 2017 có 91.557 ngƣời, chiếm 12,46% dân số của cả tỉnh (thành phố có dân số lớn thứ 5 trong tỉnh, sau các huyện: Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dƣơng). Mật độ dân số chung của thành phố cao nhất trong tỉnh với 768 ngƣời/km2, cao gấp 6,14 lần mật độ dân số chung của cả tỉnh (125 ngƣời/km2). Phƣờng Phan Thiết có mật độ dân số cao nhất với 7.058 ngƣời/km2

, tiếp đến là phƣờng Tân Quang với 6.438 ngƣời/km2; xã Đội Cấn có mật độ dân số thấp nhất với 277 ngƣời/km2, tiếp đến là xã An Khang với 292 ngƣời/km2

. Mật độ dân số khu vực đô thị là 1.782 ngƣời/km2, cao gấp 4,24 lần so với mật độ dân số khu vực nông thôn (420 ngƣời/km2).

Dân số của thành phố phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Xã An Tƣờng có dân số lớn nhất với 11.484 ngƣời, chiếm 12,54% dân số toàn thành phố; xã An Khang có dân số thấp nhất với 3.899 ngƣời, chiếm 4,26% dân số toàn thành phố. Dân số khu vực đô thị của thành phố năm 2011 là 54.288 ngƣời, chiếm 59,29%; dân số khu vực nông thôn có 37.269 ngƣời, chiếm 40,71% (tỷ lệ chung của tỉnh lần lƣợt là 13,08% và 86,92%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố có biến động không ổn định trong những năm qua: Năm 2007 là 0,92%; năm 2008 là 0,95%; năm 2009 là 1,08%, năm 2010 là 0,94%, đến năm 2011 là 1,11%.

Công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố đƣợc phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh thực hiện các công trình trọng điểm (dự án cầu Tình Húc bắc qua sông Lô và h tầng đ th hai bên bờ sông Lô kết nối với các tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 2D, đường Hồ Chí Minh v đường kết nối Tuyên Quang với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai). Thành phố cũng đang thực hiện đầu tƣ xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu dân cƣ: ý Thái Tổ, An Phú, Đông Sơn và khu ẩm thực thành phố tại phƣờng Minh Xuân, hoàn thiện công trình đƣờng giao thông trung tâm hành chính thành phố.

Công tác quy hoạch, quản lý đô thị: Phê duyệt, điều chỉnh 25 quy hoạch trên địa bàn thành phố. Tập trung thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 18/01/2017 của an Thƣờng vụ Thành ủy Tuyên Quang về tăng cƣờng thực hiện công tác bảo đảm trật tự văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

nh gi chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và mối tương quan với tài nguyên nước ưới đất: Nhìn chung các yếu tố tự nhiên đều có sự ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên nƣớc dƣới đất. Đặc biệt tình trạng xả nƣớc thải chƣa xử lý vào nguồn nƣớc đang có tác động tiêu cực đến tài nguyên nƣớc nói chung và tài nguyên nƣớc dƣới đất nói riêng.

Ngoài ra, hoạt động kinh tế trong khu vực cũng ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên nƣớc dƣới đất trong khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu khai thác nƣớc dƣới đất tăng lên.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng công tác quản lý, khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi về thời gian: 5/2019-5/2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bản thành phố Tuyên Quang: Nhằm xác định đƣợc hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất (khai thác nƣớc tập trung, phân tán, mạng lƣới cấp nƣớc) tại các xã phía Nam, khu, cụm công nghiệp của thành phố Tuyên Quang. Thực hiện các tuyến lộ trình khảo sát tại các xã trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tập trung tại 4 xã, phƣờng trọng điểm (An Tƣờng, Đội Cấn, ƣỡng Vƣợng, An Khang, Hƣng Thành) và cụm, khu công nghiệp ong ình An.

- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất trên địa bản thành phố Tuyên Quang.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập, phân t ch, xử lý thông tin

Việc thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ngƣời nghiên cứu nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu thu thập đƣợc là cơ sở ban đầu định hƣớng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.

Các tài liệu thu thập bao gồm: Tài liệu khí tƣợng thủy văn, tài liệu địa tầng, tài liệu hút nƣớc thí nghiệm, tài liệu quan trắc mực nƣớc của các lỗ khoan khai thác nƣớc của công trình cấp nƣớc cho thành phố Tuyên Quang; tài liệu đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn, tài liệu địa tầng, tài liệu về các lỗ khoan địa chất thủy văn trong vùng nghiên cứu của áo cáo thăm dò nƣớc dƣới đất vùng thị xã Tuyên Quang và áo cáo điều tra địa chất đô thị - vùng đô thị Tuyên Quang. Cụ thể nhƣ sau:

- Tài liệu bãi giếng của Công ty Cổ phần cấp thoát nƣớc Tuyên Quang; + Địa tầng lỗ khoan, trong đó mô tả chi tiết về thành phần thạch học các lớp đất đá khoan qua;

+ áo cáo địa chất vùng đô thị Tuyên Quang năm 2003;

+ Dữ liệu chất lƣợng nƣớc định kỳ tại bãi giếng phân tích theo QCVN09- MT 2015/BTNMT;

+ Dữ liệu quan trắc mực nƣớc định kỳ tại bãi giếng;

- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008; Thông tƣ số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng;

- Bản đồ địa chất tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ 1:200.000;

- Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ 1:200.000;

- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - ên ình, năm 1997; - Bản đồ địa hình khu vực thành phố Tuyên Quang tỷ lệ 1:50.000;

- Báo cáo kết quả thăm dò nƣớc dƣới đất vùng thị xã Tuyên Quang năm 1991; - áo cáo thăm dò, đánh giá tài nguyên nƣớc dƣới đất, xây dựng bản đồ địa chất thủy văn tại xã ăng Quán, Tứ Quận, Thắng Quân, huyện ên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

- Báo cáo điều tra, đánh giá tai biến địa chất, sụt lở đất tại xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang và xã Kim Phú, huyện ên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

- Quy hoạch tài nguyên nƣớc tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

- áo cáo Điều tra khoanh định, công bố vùng phải đăng ký khai thác nƣớc dƣới đất, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

- áo cáo Đề tài nguyên cứu khoa học cấp Bộ: “ uận chứng, tính toán địa chất thủy văn để xác định ranh giới mỏ nƣớc khoáng và phân chia đới phòng hộ vệ sinh các công trình khai thác nƣớc khoáng”;

- Giáo trình quản lý và bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất;

- Hồ sơ cấp phép khai thác nƣớc dƣới đất các giếng khoan từ N1 đến N11 và Báo cáo hiện trạng khai thác tài nguyên nƣớc các năm 2015, 2016, 2017 của Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Tuyên Quang.

Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập đƣợc, học viên tiến hành xử lí, phân tích, so sánh, đối chiếu để có đƣợc những tài liệu đáng tin cậy nhất, làm cơ sở để đánh giá và đƣa ra các giải pháp quản lý chất lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất trên địa bản thành phố Tuyên Quang. Đề tài sử dụng các chỉ tiêu môi trƣờng để đánh giá. Trong quá trình đánh giá, học viên kết hợp giữa so sánh định tính và so sánh định lƣợng để đƣa ra kết luận chính xác và khoa học.

2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Trong quá trình làm luận văn, học viên đã cùng với đoàn khảo sát của Dự án “Điều tra khoanh định, công bố vùng phải đăng ký khai thác nƣớc dƣới đất, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang kết hợp với Trung tâm Tƣ vấn và Bảo vệ môi trƣờng tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và xả nƣớc thải xung quanh khu vực bãi giếng đi thực địa khảo sát để thu thập thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng và tác động của việc khai thác, công tác quản lý nguồn nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Để hoàn thành luận văn, học viên xin ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng – Trƣờng đại học Khoa học, các anh chị đồng nghiệp trong Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang và Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Tuyên Quang. Từ đó, học viên có những tƣ vấn khoa học trong việc đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất cũng nhƣ hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nƣớc ngầm hiện nay trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Việc tham vấn ý kiến các chuyên gia cũng giúp học viên đề xuất nhƣng giải pháp quản lý công tác khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất tại khi vực nghiên cứu một cách hợp lý, khả thi, khoa học hơn.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng khai thác nƣớc dƣới đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm ngu n nước dưới đất tại thành phố Tuyên Quang

Nguồn nƣớc dƣới đất tại thành phố Tuyên Quang khá dồi dào, tập trung tại các tầng chứa nƣớc chính sau:

* Tầng ch a nước l hổng trong các trầm tích bở rời Holocen (qh)

Tầng chứa nƣớc Holocen (qh) bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông - lũ (apQ23

, aQ23b, aQ23a, aQ21-2) phân bố chủ yếu ở trung tâm khu vực nghiên cứu, trong các thung lũng trƣớc núi, giữa núi, chiếm diện tích khoảng 32 km2. Đất đá chứa nƣớc là sét, cát, cuội, sỏi, bột lẫn đá dăm tảng. Chiều dày tầng chứa nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nước dưới đất thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)